Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

CHÚNG TÔI ĐI DU LỊCH

 Chúng tôi là những người đã kinh qua công tác quản lý trường THPT ở Nam-Sách ,nay là hội viên CLB NHỮNG NHÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THPT TỈNH HẢI DƯƠNG được mời tham gia chuyến-du-lịch-không-phải-góp-tiền tại 2 điểm ở tỉnh THÁI BÌNH và tỉnh NAM ĐỊNH.Xin lưu niêm chuyến đi.qua một số hình ảnh sau đây :

EM HÒA UV BAN CHỦ NHIỆM CHÚC ĐOÀN ĐI MẠNH KHỎE,VUI VẺ
MỘT GÓC ĐỀN TRẦN-NƠI THỜ 14 VUA TRẦN
SAU KHI VÀO ĐỀN TRẦN
NGUYỄN TRUNG KIÊN TRÊN ĐƯỜNG RA BIỂN QUẤT-LÂM THÁI-BÌNH
LÂM DỰ KIÊN Ở CỔNG NHÀ NGHỈ MINH-HỒNG 3
LÂM TOÀN TẠI BIỂN QUẤT-LÂM

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012


HOA BỐN MÙA YÊU

Như bông Mai-tứ-quý
Trải bốn keo thay màu
Xanh non,vàng,đỏ,tím
Hoa bốn-mùa-yêu-nhau !

Làng Hóp 22-4-2012 TD

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012


ĐỒNG TIỀN CON TẶNG
(gửi con trai út - kỹ sư công trình thủy lợi)

Năm trăm ngàn con tặng
Từ tiền tháng lương đầu
Tay cha cầm thấy nặng
Một nỗi niềm vui sâu

Đồng tiền con kiếm được
Ở những đâu,những đâu
Trên cánh đồng Thanh-Hóa
Hay Khánh-Hòa, Cà-Mau?...

Đồng tiền có mùi mặn
Của gió biển,mồ hôi
Của phèn chua,đá rắn
Những vùng,miền xa xôi !...

Ôi con tôi đã lớn
Ôi con mình đã khôn
Biết cần cù lao động
Biết nói lời cảm ơn !

Làng Hóp 11h35’ ngày 14-4-2012 TD

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

CÔNG ĐỨC NHÀ TRÂU

Đi cày từ thuở khẩn hoang
Thân trâu đã trải muôn vàn khổ đau

Bây giờ đồng cạn,đồng sâu
Có thằng trâu sắt hát câu đổi đời!...

Vẫn còn món "thịt trâu tươi"
Món"da bưng trống"cho vui hội làng !

 

BÀ VÀ CHÁU


Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

HỌA SĨ TÀI BA VỚI TÁC PHẨM NUY SỬNG SỐT

Họa sĩ tài ba Craig Tracy đã dùng những tấm thân trần để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật đẹp sửng sốt. Đố bạn nhìn ra cô gái khỏa thân trong các bức tranh.

>> BNHV 2012: Minh Béo giải cứu ‘công chúa Siu Black’
>> Thanh Thảo, Kiến Huy, Thụy Anh được gì sau scandal
>> Angela Phương Trinh quá gợi cảm

Nhiều người thường nói, hình thể của người phụ nữ chính là một tác phẩm nghệ thuật và với một họa sĩ thì điều không …Nhiều người thường nói, hình thể của người phụ nữ chính là một tác phẩm nghệ thuật và với một họa sĩ thì điều không thể đúng hơn khi mà tấm toan ưa thích của anh ta là cơ thể một phụ nữ.

Thoạt nhìn, những bức ảnh phong cảnh đẹp tuyệt dưới đây giống như một bức vẽ sơn dầu được vẽ trên toan. Tuy nhiên, …Thoạt nhìn, những bức ảnh phong cảnh đẹp tuyệt dưới đây giống như một bức vẽ sơn dầu được vẽ trên toan. Tuy nhiên, khi xem xét chăm chú, người xem có thể phát hiện được những quả đồi trập trùng thực chất được vẽ trên cơ thể một phụ nữ khỏa thân, tạo nên nghệ thuật sống đặc biệt.

Họa sĩ tài ba Craig Tracy đã dành nhiều giờ để tô vẽ các đường cong trên cơ thể người phụ nữ để hoàn thành kiệt tác của mình và tạo ra những ảo giác gây ấn tượng sâu sắc.

Craig, 44 tuổi ở New Orleans, đã vẽ hàng trăm bức tranh đẹp sửng sốt trên tấm toan là cơ thể người. Craig vẽ hàng …Craig, 44 tuổi ở New Orleans, đã vẽ hàng trăm bức tranh đẹp sửng sốt trên tấm toan là cơ thể người. Craig vẽ hàng loạt con vật và các phong cảnh đẹp. Craig cho hay, anh chưa bao giờ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người mẫu.

Họa sĩ này dùng một loại sơn đặc biệt dành cho da người. Trong suốt sự nghiệp của mình, Craig đã vẽ những bức tranh …Họa sĩ này dùng một loại sơn đặc biệt dành cho da người. Trong suốt sự nghiệp của mình, Craig đã vẽ những bức tranh tuyệt đẹp trên cơ thể 400 người, gồm cả những phụ nữ ở lễ hội carnival Rio de Janeiro.

Craig nói: "Tìm kiếm người mẫu chưa bao giờ là một việc khó với tôi. Tôi vẽ lên cơ thể mọi người và nhiều người …Craig nói: "Tìm kiếm người mẫu chưa bao giờ là một việc khó với tôi. Tôi vẽ lên cơ thể mọi người và nhiều người sẵn lòng để được như vậy. Toàn bộ người mẫu của tôi đều tự nguyện. Tôi chưa bao giờ dùng các công ty hay trang web nào để tìm họ. Thực chất, họ tìm tôi".
   Những tác phẩm nude đẹp sửng sốtNhững tác phẩm nude đẹp sửng sốtNhững tác phẩm nude đẹp sửng sốt Những tác phẩm nude đẹp sửng sốtNhững tác phẩm nude đẹp sửng sốtHoài Linh (Theo DailyMail)

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012


LỜI LÃO QUẠT MO

Ta vốn thân dẻo,sức dai
Một thời oi bức…ai ai cũng cần
Bây giờ thằng ĐỨNG,thằng TRẦN
Thằng ĐIỀU HÒA NHIỆT…thay chân lão rồi

Lão già thì lão nghỉ thôi
Lo khi mất điện...liệu ngồi có yên ?!

Làng Hóp 14h10’ 05-4-2012 T.D

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

TRÒN 12 NĂM NGÀY TRỊNH ĐI XA (01-4-2001 -- 01-4-2012)

Tháng Tư rồi, nhớ TRỊNH CÔNG SƠN


[Vào lúc : 20:34 - 01/04/2012 | Chuyện mục : Ngã bảy nghệ thuật]
Cách đây cũng khá lâu rồi, có phóng viên hỏi tôi: Việt Nam có cần ngày Mồng Một Tháng Tư không? Tôi nói vui rằng, ngày Mồng Một Tháng Tư là ngày nói dối. Suốt bảy năm sống ở nước ngoài, ngày ấy năm nào tôi cũng bị lừa, dù mình đã có ý thức đề phòng mà vẫn không thể tránh nổi. Ta chả nên “nhập khẩu” ngày nói dối làm gì. Nếu ta có ngày Mồng Một Tháng Tư thì cũng nên chuyển thành ngày Nói Thật. Làm sao ngày ấy, chúng ta có thể trải lòng mình mà không bị bạn bè dị nghị. Đối với tôi, ngày Mồng Một Tháng Tư là ngày đau buồn. Đau buồn một cách nghiêm túc. Vì đó là ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.





                   THÁNG TƯ RỒI, NHỚ TRỊNH CÔNG SƠN
                       
                            TRẦN ĐĂNG KHOA


Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ có nhiều người hâm mộ nhất. Đi đến đâu, tôi cũng thấy người ta hát ca khúc của anh. Nhạc Trịnh không chỉ ngự trị khắp mọi xó xỉnh của xứ Việt này mà còn len lỏi đến tận những ngóc ngách sâu thẳm nhất trong cõi tinh thần của người Việt ở Hải ngoại. Dường như ở đâu, Trịnh Công Sơn cũng có người yêu mến. Nhưng có lẽ cho đến tận lúc giã biệt cõi đời này, nhạc sĩ cũng không biết anh có một khán giả ngoại quốc còn say anh cuồng nhiệt hơn bất cứ người hâm mộ nào. Đó là vị Giáo sư trẻ người Đức Frank Gerke.

Tôi biết Frank Gerke cũng rất tình cờ. Dịp tôi qua Đức, anh là người phiên dịch cho tôi. Theo sự bố trí của bạn, Frank Gerke sẽ cùng tôi đến thăm một số thành phố. Còn một tuần đầu, người dịch cho tôi là chị Grit Seidel, một cô gái trẻ, là nữ phiên dịch tiếng Nga ở Bộ ngoại giao Đức. Grit Seidel nói tiếng Nga như một người Nga. Chúng tôi đến thăm nhà Gớt, thăm Trung tâm xuất bản sách báo Frank Fuork, rồi gặp gỡ các Tổng biên tập của mấy tờ báo tư nhân. Buổi chiều cuối cùng ở thành phố này, chúng tôi xem phim rồi Grit Seidel bàn giao công việc cho Frank Gerke. Theo đúng lịch trình, 5 giờ chiều, tôi và Frank Gerke lên tầu đi Weima. Nhưng 4 giờ vẫn chưa liên lạc được với F. Gerke. Grit Seidel bắt đầu thấy lo lắng: "Tôi đã điện cho Trung tâm báo chí, rồi điện về Trường Đại học Bonn. Chẳng ai biết F. Gerke ở đâu cả. Hay anh ấy bị tai nạn rồi...".
Người Đức làm việc rất chuẩn xác. Nếu đã nỡ hẹn mà không báo lại thì chỉ có bị tai nạn. F. Gerke không hề lỡ hẹn. Anh đã chờ chúng tôi từ 3 rưỡi chiều ở khách sạn. Đó là một người đàn ông cao lớn, trắng trẻo, tóc đen mướt, vai đeo chiếc ba lô to xù. Tay lại xách theo cây đàn ghi ta. Trên ngực áo đen là mảnh băng đen. Mảnh băng khâu thẳng vào áo. Hoá ra nhà anh mới có tang. Tôi muốn nói với anh mấy lời chia buồn...
- Tôi để tang anh Sơn đấy. Tôi là em của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!
F. Gerke bắt đầu câu chuyện bằng một giọng trầm trầm. Tôi kinh ngạc khi thấy anh nói tiếng Việt rất chuẩn, lại kinh ngạc hơn khi biết Trịnh Công Sơn có người nhà ở bên này...
- Không, anh Sơn chẳng có họ hàng gì với tôi cả. Anh ấy không chắc đã nhớ được tôi. Nhưng tôi thì rất yêu anh ấy và lúc nào cũng nhớ anh ấy...

Con tầu đã rời ga Frank Four từ lúc nào rồi. Bồng bềnh hai bên cửa sổ là những ngôi nhà và những v¬ườn cây, những cánh đồng lúa mì xanh ngăn ngắt. Thiên nhiên Đức đang tự vẽ ra những bức tranh tuyệt vời của Lêvitan. Nhưng Frank Gerke dường nh¬ư không quan tâm lắm đến phong cảnh thiên nhiên trải ra suốt hai bên cửa sổ toa tàu. 
- Khi đ¬ược tin anh Sơn mất, tôi đang dạy Lịch sử Việt Nam ở tr-ường Đại học Bonn. Vợ tôi báo cho tôi qua điện thoại. Nhưng tôi không tin. Vì đó là Ngày Cá Tháng Tư. Ai tin được cái điều vô lý như thế? Tôi điện về Việt Nam. Hoá ra anh Sơn đi thật. Thế là tôi bỏ dạy, về nhà. Tôi ốm lơ ốm lửng một tuần liền. Người sút đến ba ký...
- Rất cám ơn anh đã hết lòng yêu mến một nhạc sĩ tài năng của chúng tôi. Tôi cũng yêu nhạc Trịnh Công Sơn lắm. Nhưng rất tiếc là chưa có dịp nào được tiếp xúc với anh ấy...
- Thế thì đó là một thiệt thòi của anh - F. Gerke khẳng định - Khi biết anh sang đây, tôi định điện cho ông Nguyễn Quang Sáng, hỏi xem anh là một người như thế nào. Nhưng rồi thôi. Tôi muốn tự tìm hiểu, khám phá. Anh yêu nhạc Trịnh Công Sơn, như thế có nghĩa anh là người tử tế...
F. Gerke lại cười. Còn tôi thì kinh ngạc. Tôi chưa thấy ai lại mang nhạc Trịnh ra làm thước đo, đánh giá phẩm chất đức độ một con người.
- Anh gặp ông Sơn trong tr¬ường hợp nào?
- Lâu rồi. Khi ấy, tôi còn ở Tây Nguyên, làm phiên dịch cho một công ty Cà phê của Đức đặt văn phòng ở Ban mê thuột. Tôi nghe nhạc anh Sơn và thấy mê. Nhạc anh Sơn rất đặc biệt. Anh có để ý không? Bài nào cũng chỉ phất phơ có mấy nét thôi, cứ như là nhạc của trẻ con ấy. Nhưng nghe là nhớ ngay. Trịnh Công Sơn đã đạt được đến độ cao nhất của nghệ thuật. Đó là sự giản dị. Tôi yêu nhạc anh Sơn, rồi tìm đến thăm anh ấy. Thế rồi anh em biết nhau. Đơn giản thế thôi mà...

Nói rồi, F. Gerke ôm đàn hát. Anh hát hay lạ lùng. Đến nỗi, tôi cứ tưởng là Trịnh Công Sơn đang hát.
- Tôi có cái băng của Trịnh Công Sơn. Chính anh Sơn đã dạy tôi hát đấy. Tôi hát theo băng mà - F. Gerke nói - Anh bảo chỉ có Khánh Ly hát mới ra Trịnh Công Sơn ư? Anh nhầm đấy. Người hát hay nhất nhạc Trịnh chính là Trịnh Công Sơn. Sau Trịnh mới đến Khánh Ly. Sau Khánh Ly là không còn ai nữa. Hồng Nhung chỉ hát tàm tạm được một đôi bài. Còn các ca sĩ khác thì không thể chấp nhận được. Trịnh Công Sơn có một chùm ca khúc viết tặng Hồng Nhung. Nhưng ngay chính chùm ca khúc giành cho riêng mình ấy, Hồng Nhung hát vẫn không bằng được Khánh Ly. Thế mới đau chứ. Còn Thanh Lam thì... vứt. Dù Giọng Thanh Lam rất tuyệt. Có thể nói đó là giọng hay nhất của Việt Nam. Nhưng cô ấy hay hú hét lắm. Mang Trịnh Công Sơn ra hú là giết anh ấy rồi...

Frank Gerke quay ra cửa sổ. Nhưng hình như anh chẳng còn nhìn thấy gì.
- Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam. Mặc dù nhạc Cách mạng của các anh rất hay. Hầu nh¬ư bài nào cũng hay. Khoẻ khoắn, hùng tráng. Nhưng đó là nhạc hội hè, nhạc vui. Nhạc cho tất cả mọi người. Hầu hết nhạc sĩ các anh đều viết cho đám đông. Người ta hát khi vui, hát ở chỗ đông người. Còn nhạc anh Sơn là nhạc chỉ dành cho một người. Khi nào buồn, khi nào cô đơn đến tuyệt vọng mà không còn biết bấu víu vào đâu nữa, ngư¬ời ta tìm về với Trịnh. Trịnh sẽ đón họ, nâng đỡ an ủi họ. “Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng. Em hoàng hôn rồi em sẽ bình minh”… “Hai mươi năm, đàn con đi lính. Đi rồi không về… Ngủ đi con, thịt da của mẹ”…Trịnh Công Sơn là thế đấy. Nhiều người đã vịn vào câu hát của Trịnh mà sống, mà vượt qua những khoảnh khắc tuyệt vọng nhất, cay đắng nhất của đời mình. Vì thế, tôi mới bảo Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam. Nếu chỉ có Trịnh Công Sơn thì âm nhạc Việt Nam cũng có gì như còn méo mó và ốm yếu. Nhưng nếu chỉ có âm nhạc hùng tráng mà thiếu Trịnh Công Sơn thì nền âm nhạc các anh vẫn không thể gọi là hoàn thiện được, vì nó vẫn thiếu một mảng rất cần thiết cho đời sống riêng tư của mỗi con ng¬ười. Thực ra Trịnh Công Sơn cũng có thể viết được và viết rất hay những ca khúc cho đám đông. Thì anh ấy cũng đã từng có  Nối vòng tay lớn, Huế - Sài gòn - Hà nội…Nhưng anh ấy biết đấy là sở trường quen thuộc của rất nhiều đồng nghiệp, nên anh ấy đã quay về với chính mình, làm người bạn đường của những kiếp người mong manh, bất hạnh. Và chính cái vẻ đẹp mong manh của của những kiếp người bất hạnh đã làm nên một Trịnh Công Sơn. Nhạc Trịnh hay lắm. Hay một cách thấm thía. Lời ca của anh ấy rất đẹp. Đẹp như thơ...
- Còn hơn thơ ấy chứ - Tôi góp thêm - Thậm chí có những lời ca của anh ấy, bọn thi sĩ chúng tôi không viết nổi đâu...
-  Nhưng cũng không nên vì thế mà lại bảo anh ấy là một nhà thơ lớn. Không biết ông nào nói như thế nhỉ? Hình như anh à? Anh hay ai nhỉ? Nói thế là nói liều đấy. Ca từ của Trịnh chỉ đẹp khi nó nằm trong giai điệu của Trịnh thôi, tách ra khỏi nhạc Trịnh, để nó đứng độc lập như một bài thơ thì nó đâu có phải thơ. Trịnh Công Sơn có làm thơ đâu. Anh ấy viết nhạc đấy chứ. Tôi rất yêu nhạc Trịnh. Yêu như một tín đồ của anh ấy. Nhưng cũng phải thành thật mà nói rằng, nhạc Trịnh nghe lẻ từng bài thì  hay. Nhưng nghe cả một cuộn băng thì lại thấy mệt vì đơn điệu. Ông Văn Cao của các anh đa dạng hơn nhiều, phong phú hơn nhiều, mặc dù so với Trịnh Công Sơn, ông  ấy viết rất ít...

F. Gerke đã thực sự hiện nguyên hình một con ma xó. Anh ứng tác thơ lục bát bằng tiếng Việt. Rồi anh hát chèo, hát dân ca Quan họ và ca cải lương, ca bài chòi. Thật khó mà hình dung F. Gerke lại là một người Đức. Nếu cứ nhắm mắt nghe anh nói thì ta có thể lầm tưởng mình đang nhậu với một anh Hai, anh Ba nào đó của Sài Gòn...
- Anh biết tôi học tiếng Việt ở đâu không?  F. Gerke hỏi - Học ở quán Mộc Tồn đấy. Cánh bợm nhậu dạy tôi. Rồi tôi nói tùm lum tà la. Nhà thơ Lữ Huy Nguyên tặng tôi một bài thơ rất ấn tượng: Cái thằng cha Tây kều/ Nó như con ma xó? Học tiếng Việt ở đâu? Học tại quán Thịt chó...

Hôm cuối cùng tôi ở nước Đức, bạn bè người Việt ở Nhà văn hoá Việt Nam tổ chức cuộc chia tay bằng một bũa thịt dê. Thịt dê "đánh" từ Việt Nam sang. Tưng bừng chả kém gì Hà Nội. Trong men rượu ngà ngà, Frank Gerke đề nghị mỗi người góp một câu thơ theo giọng Bút Tre để "Chào mừng nhà thơ Trần Đăng Khoa" rồi anh hào hứng mở đầu:
- Yêu nhau, góp tí máu dê - Mừng anh Văn Khoả từ quê sang đầy... Văn Khoả nghĩa là Trần Đăng Khoa đấy...
Thế rồi Phạm Kỳ Đăng, Nguyễn Văn Thọ, vợ chồng Tôn Nữ Nguyệt Minh, Trương Hồng Quang, Phạm Thị Hoài..., nói như F. Gerke, mỗi người góp một tí "máu dê", thành một bài thơ khá dài, rồi F. Gerke kết thúc:
- Ra về hãy nhớ lời thề - Yêu nhau cứ phải thịt dê tương gừng -Em phừng phừng, tớ phừng phừng - Bố thằng nào dám lẫy lừng vào đây...- F. Gerke cười khục khục - Tôi cứ kết hợp cụ Đồ Chiểu với thi sĩ Nguyễn Duy ông anh tôi cho có tính dân tộc.

Lúc tiễn tôi ra sân bay về nước, F. Gerke nhờ tôi chuyển lời thăm của anh tới nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhà thơ Nguyễn Duy và nhạc sĩ Bảo Phúc. Rồi anh đọc câu thơ của thi sĩ  Bùi Giáng mà anh rất khoái:  "Sài Gòn Chợ Lớn dong chơi - Đi lên đi xuống đã đời du côn". Anh thấy tôi có "du côn" không, anh Khoa? - F. Gerke quay lại hỏi tôi bằng một giọng đặc sệt Sài Gòn - Anh Sơn bảo ở trong tôi có đến 99% là dòng máu Việt, còn Đức chỉ có 1% thôi. Tôi thì ngờ, hình như trong tôi không có đủ 1% dòng máu Đức - F. Gerke cười hô hố - Tôi sẽ phấn đấu trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Về già, tôi sẽ đưa vợ con sang Việt Nam ở. Chúng tôi sẽ mua một căn nhà lá nào đó ở một miệt vườn, rồi làm một ông già Nam Bộ. Thật đấy: "Qua ngẫm chán, sống nghĩa là xả láng - Ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu - Nhà lá bung biêng che lá dừa lá mía - Nón lá qua loa nhưng nhậu phải đều đều..."



Lê Nguyễn Email
02/04/2012 18:15
Sẽ sống mãi với thời gian những dòng nhạc đẹp như mơ của người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh:“ôi trái  tim phiền muộn, đã vui lại một giờ, như bờ xa nước cạn, đã chìm vào cơn mưa…”“từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ, ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa…” (Tình xa)“Anh nằm xuống, như một lần đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này….Bạn bè rồi quên, người tình rồi xa, những dấu chân người cũng bụi mờ…” (Cho một người vừa nằm  xuống)Xin được bày tỏ sự ngưỡng mộ với Frank Gerke, khi anh dám nhận định một cách “cực đoan” rằng  “sau Khánh Ly là không còn ai nữa” ….Có nghe Khánh Ly hát “Cho một người vừa nằm xuống” của Trịnh mới cảm nhận được hết cái đáng ngưỡng mộ trong nhận định của Gerke, tiếc rằng bản nhạc với giai điệu thật đẹp này đã không còn đất sống trong điều kiện xã hội ngày nay.
THANH DẠ Email
02/04/2012 16:01
NHỚ TRỊNH
Cứ bâng khuâng về Một Cõi Đi VỀ
Hồn lưu luyến với tình Mây nghĩa Nước
Vía sỏi đá cũng mong cầu hạnh phúc
Lòng ngân hoài âm vực của trần gian !...
Cao Quảng Văn Email
02/04/2012 12:00
Tôi đã có dịp gặp Frank Gerke - Trịnh Công Long - vài năm trước đây tại nhà nhà văn Nguyễn Quang Sáng ở quận 7 tphcm. Nghe tiếng hát, tiếng đàn Của F. Gerke và nghe những câu chuyện kể của Nguyễn Quang Sáng về Trịnh Công Sơn mới thấy... âm nhạc, nhất là nhạc Trịnh , quả là chiếc cầu nối kỳ diệu vô cùng! Trịnh không còn mà vẫn còn mãi trong tâm thức, tâm tưởng của bao người...quanh ta, trong mênh mang Một Cõi Đi Về...mặc kệ bao bể dâu của nhân tình, thế sự!!!
Chú Thảnh Email
02/04/2012 08:42
Ông Khoa lúc nào cũng khéo lắm!
VŨ KỲ LÂN
01/04/2012 22:06
Đây là một trong những bài viết hay nhất và cũng đúng nhứt về TCS mà tui được đọc. Cảm on lão K và nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
HOÀI TỐ HẠNH
01/04/2012 22:05
Trịnh Công Sơn cực kỳ nhạy cảm với những buồn thương khốn cùng của kiếp người mà vận nước thời anh sống như một cái phễu lớn phía trên nổi lên là những gì lớn lao,hào hùng còn chìm dưới đáy là thân phận sóng xô,gió cuốn bé nhỏ,nhàu nhĩ của thập loại chúng sinh mà nhạc Trịnh là đáy phễu hội tụ thăng hoa nỗi đau kiếp người...
Trong cuộc sống có nhiều âm thanh khác nhau như giàn nhạc có nhiều bè chìm nổi.Tâm hồn nghệ sĩ thế nào thì bắt sóng âm thanh tương đồng của cuộc sống thế ấy.Thế nên mới có bè nổi là những ca khúc hoành tráng,thúc dục kháng chiến thành công còn bè chìm là nhạc Trịnh-nỗi đau kiếp người giữa thế thời,thời thế...
Hầu như trong mỗi người,mỗi thời đều có hai bè chìm nổi này.Bè nổi sẽ đi vào sử sách,bè chìm sẽ lưu giữ trong tim mỗi người và có khi cả hai cùng vào sử và vào tim...
LÊ NGUYÊN NGỮ
01/04/2012 22:03
Tôi cũng là ngừoi rất yêu TCS và nghe nhạc anh từ hồi còn ở trong rừng với Nguỹen Minh Triét. Có lần nghe Sáu Phong tâm sự chú K có gặp CTN đè nghị nhà nứoc phong anh hùng cho những nhà ngoại cảm tìm đựoc từ 1000 hài cốt L S trở lên và trao GT Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ TCS. Tôi rất quý chú K vì tấm lòng của chú ấy dù chưa gặp chú ấy bao giờ cả
Phân trang 1/1 Trang đầu 1 Trang cuối