Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

BỘ ĐÔI TÝ HON...


Bộ đôi “tí hon” nhất thế giới lần đầu tiên hội ngộ

(Dân trí) - Mới đây, Chandra Bahadur Dangi - người đàn ông thấp nhất thế giới- và Jyoti Amge - người phụ nữ nhỏ nhất thế giới - đã lần đầu tiên được hội ngộ nhân dịp quảng bá cuốn sách Kỷ lục Guinness thế giới 2013.

Ông Chandra Bahadur Dangi, 72 tuổi, người Nepal, được sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận là người đàn ông nhỏ nhất thế giới với chiều cao 54,6 cm. Trong khi đó, Jyoti Amge, cô gái Ấn Độ bước sang tuổi 18 hôm 16/12 năm ngoái - được ghi danh vào sách Kỷ lục Guinness với chiều cao 62,8cm - là người phụ nữ nhỏ nhất thế giới.

Hai người “tí hon” nhất thế giới lần đầu tiên hội ngộ
Bộ đôi "tí hon" nhất hành tinh lần đầu tiên hội ngộ trong dịp quảng bá cuốn sách Kỷ lục thế giới Guinness


Dù khác biệt lớn về tuổi tác nhưng “cặp đôi” này tỏ ra rất thoải mái khi góp mặt trong buổi chụp hình nhằm quảng bá cho cuốn sách Kỷ lục Guinness Thế giới 2013, dự kiến phát hành vào ngày 13/9 tới đây.

Trong bộ trang phục truyền thống của đất nước mình, Chandra Bahadur Dangi và Jyoti Amge liên tục tươi cười, thậm chí trêu đùa nhau trước ống kính của thành viên tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới.

Hai con người “kỷ lục” này cũng đã cùng nhau tạo nên một “kỷ lục” khác bởi đây là lần đầu tiên, người đàn ông nhỏ nhất thế giới và người phụ nữ nhỏ nhất thế giới “mặt chạm mặt” với nhau.

Hai người “tí hon” nhất thế giới lần đầu tiên hội ngộ


Jyoti Amge, cô gái đến từ Nagpur, miền trung Ấn Độ, mắc một chứng bệnh còi có tên Achondroplasia, khiến cô sẽ mãi “đứng” ở chiều cao 62,8 cm cho tới hết đời. Bất chấp hình dáng “tí hon” của mình, Jyoti là người có nhiều tham vọng lớn và muốn trở thành một ngôi sao điện ảnh. Thực tế là Jyoti đã tham gia một vài bộ phim của Bollywood và có ý định nghiêm túc theo đuổi sự nghiệp trong ngành giải trí.

“Kể từ khi được Sách kỷ lục Guinness thế giới ghi danh, tôi có nhiều cơ hội được đi đến các nước trên thế giới. Du lịch là niềm đam mê của tôi. Tôi đã tới Nhật Bản, một số nước châu Âu và giờ đây, tôi háo hức được khám phá nước Anh nhân dịp quảng bá cho cuốn sách Kỷ lục Guinness mới”, Jyoti hào hứng chia sẻ.

Ông Chandra sinh sống tại một ngôi làng hẻo lánh cách thủ đô Kathmandu 400km về phía Tây. Ông không chỉ là Người đàn ông nhỏ nhất thế giới đang còn sống mà còn là Người đàn ông nhỏ nhất trong lịch sử. Kỷ lục trước đó thuộc về Gul Mohammed (1957–97), người Ấn Độ, cao 57cm, tức là cao hơn ông Chandra 2,4cm.

Ông Chandra (phải) và Jyoti (trái) trong lần đo được ghi danh vào Sách kỷ lục thế giới Guinness
Ông Chandra (phải) và Jyoti (trái) trong lần đo được ghi danh vào Sách kỷ lục thế giới Guinness
 

“Tôi rất vui và hạnh phúc khi được ghi danh trong cuốn sách Kỷ lục Thế giới Guinness. Đó là một điều đáng tự hào đối với gia đình tôi cũng như đất nước Nepal”, ông Chandra nói.

Được biết, đây là ấn bản thứ 57 của cuốn Sách kỷ lục Thế giới Guinness. Tính đến nay, cuốn sách này đã bán được 120 triệu cuốn. Mỗi tuần, tổ chức Kỷ lục Thế giới nhận được hơn 1000 đơn đăng ký ghi danh và tổ chức này có một đội ngũ đặc biệt gồm các nhà quản lý và làm luật am hiểu nhiều thứ tiếng đi khắp thế giới để ghi nhận các kỷ lục.
 
 
Đoạn video clip về "bộ đôi tí hon" trong buổi hội ngộ để quảng bá cuốn Sách kỷ lục Thế giới Guinness
(Nguồn: Youtube)

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

HOA HẬU VN 2012






HOA HẬU MÙA THU
(tặng Thu Thảo – Hoa Hậu VN 2012)

Em là ngọn-cỏ-mùa-thu
Nở bông Hoa Hậu hát ru nhân tình
Nhìn em rạng rỡ,tươi xinh
Thấy hồn đất Việt,thấy hình miền Nam* !

Làng Hóp  19-8-2012 T.D
*Quê Thu Thảo ở Bạc Liêu - thuộc miền tây Nam Bộ

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

LẠI HỌA THƠ VŨ THỊ QUỲ







BÀI XƯỚNG CỦA VŨ THỊ QUỲ:


Thôi nhé ! Ai ơi loại chữ "tình"
Nhớ thương vo lại cõi tâm linh
Từ trời Tứ đất vô thiên lủng
Chẳng ngại quán xiêu với đổ đình ...


BÀI HỌA CỦA THANH DẠ:

Em đẹp,em xinh,lại rất tình
Anh còn chết mệt – huống thần linh
Mắt em liếc dọc như giông bão
Quán đổ,nhà xiêu,tốc miếu đình !...





HOA CỎ MÙA THU

(tặng Thu Thảo – Hoa hậu VN 2012)

Cỏ-mùa-thu nay thành hoa hậu
Giữa mùa thu hai ngàn mười hai
 “biết yêu thương và luôn phấn đấu”*
Đã nở Hoa nhân hậu,trang đài !

Thanhdalanghop  24h00 25-8-2012 T.D
*đại ý lời dạy của bố mẹ đối với Thu Thảo

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

THƠ SƯU TẦM GÓP VUI

ĐỪNG BẮT EM GỌI ANH BẰNG CHÚ!
16:18 21 thg 8 2012Công khai180 Lượt xem 46





Này anh!
Đừng bắt em phải gọi anh bằng chú
Lứa tuổi nào cũng khờ dại khi yêu
Anh bảo già.... thế anh đã bao nhiêu?
Bao nhiêu cũng chả nên làm chú!

Anh cứ là anh thôi nhé chú!
Vì trong thơ không phân biệt trẻ già
Vì rung cảm không phân chia trang lứa
Chú là gì trong ngôn ngữ thi ca?

Đừng bắt em phải gọi anh bằng chú
Trong thơ anh chiều nay khóc thất tình
Thi tứ ẩn bóng hình em trong đó
Em hiểu mà! sao gọi chú được anh?????

Đừng bắt em phải gọi anh bằng chú
Nếu chia  ra hai thế hệ rõ ràng
Em giận dỗi không làm nàng thơ nữa
Anh ......
xuống dòng..
  ..............không viết nổi
......chấm than!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!t

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012




  


THU THÁN

Thu rồi vẫn lắm bão giông
Hẳn là thời tiết đã không bình thường
Những ai làm bẩn môi trường
Là gieo tai họa thảm thương cho đời!

02h15’ 22-8-2012  T.D

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012




TRÁCH TRỜI

Nhà tôi lại lụt nữa rồi
Nước lên cả chỗ tôi ngồi làm thơ

Chân dầm nước, đầu bỗng mơ
Đưa cơn mưa đến bãi bờ hạn khô

Trách trời thật cũng hồ đồ
Chỗ thiếu không cấp ; Chỗ thừa lại thêm !...


Làng Hóp 23h ngày 17-8-2012 T.D

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

THƠ CỦA BẠN THƠ : LÊ THIÊN MINH KHOA

  Xem Vuthanhhoa.net  giới thiệu chùm lục bát cực ngắn của LÊ THIÊN MINH KHOA cử nhân văn khoa,cử nhân báo chí,hội viên HỘI VHNT BÀ RỊA-VŨNG TÀU,cũng là BẠN THƠ của tôi.Thấy hay hay,lạ lạ,bèn copy về đây cho bạn khác của tôi cùng thưởng thức. XIN CÁM ƠN VUTHANHHOA.NET & LÊ THIÊN MINH KHOA nha !

1. Chân dung tự họa


(I)
NHÀ THƠ LÊ THIÊN MINH KHOA
sáng mai hết rượu
hôm qua thơ rượu Tơ-
Tình
Sáng mai hết rượu
thấy mình mất thơ
(II)
hôm qua thơ rượu Tơ-
Tình
sáng mai hoang đãng
thấy mình mất tiêu…
(III)
hôm qua thơ rượu Tơ-
Tình
sáng mai mất trí
thấy mình mất luôn…
 (IV)

sáng mai thấy ta vẫn còn
buồn năm phút tại Diêm vương nuốt lời
ta không là kẻ chán đời
mà ta chán ngán làm người
như ta .
2. RƯNG RƯNG

rưng rưng rượu đến mềm môi
rưng rưng tôi nhớ cái người tôi thương
men trong tám hướng bốn phương
rưng rưng tiễn biệt người thương tôi về…

3. LÀ AI

Là ai tâm Phật thân Ma
Nhập nhoà một bóng chợt xa , chợt gần
Chợt phong vân, chợt phù vân
Thương đời , đời loạn, thương thân, thân nhàu! …


4. Khóc bạn

Thế mà bốn chín rồi sao
Theo vòng cát bụi lẫn vào hư vô
Bọt bèo về với nguyên sơ
Cái đi đi khuất
cái chưa chưa rời
Nhang tàn , lửa tắt , người ơi!..

5. NHẬP NHẰNG

Nhập nhằng giữa rượu và thơ
Còn thơ không nữa hay là không thơ ?
Nhập nhằng giữa rượu và ta
Còn ta không nữa hay là không ta ?

6. CHO CÔ GÁI BỤI ĐỜI Ở CÔNG VIÊN CHỢ ĐÀ LẠT

Bỏ nhà lăn lóc công viên
Nát nhàu thân xác giữa triền miên mưa
Trong em còn nét ngọc xưa
Trong tôi còn chút thẫn thờ
mà đau!…


7. ĐI – VỀ.
           Tặng Mặc Phương Tử
         
Người đi am bặt kệ kinh
Nhãn lồng chín rụng lặng thinh hương chờ
Người về bồ- tát làm thơ
Khói tòa sen nhập nhòa bờ sắc – không

8. Ngập ngừng


Ngập ngừng để kịp chiều rơi
Ngập ngừng để kịp tỉnh rồi mới say
Ngập ngừng thương mướn khóc vay
Ngập ngừng vài một mà say vô vàn…

9. MỘT NỬA
       
Tặng Trịnh  Sơn

   
Có người nửa Phật nửa  Ma
Nửa Thần  nửa Chúa nửa ta nửa  đời
Nửa không nửa có nửa  người
Nửa là một
nửa là mười thành không!  

10. ĐÔI KHI

Đôi khi bỏ bể về rừng
ngó anh cọp ốm , chợt lòng từ tâm
nửa chừng sương rớt lâm râm
một,  hai, ba, bốn,  năm châm giọt buồn !...


Lê Thiên Minh Khoa

Chùm lục bát ngắn  Lê Thiên Minh Khoa trên các  diễn đàn văn nghệ(*)


Nhà thơ  VŨ THANH HOA : Lê Thiên Minh Khoa là Hội viên kỳ cựu của Hội VHNT Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, với hình dáng đậm chất “nghệ sĩ” và phong cách thơ tưng tửng, vẻ như ma mị mà có khi lại tỉnh đến rờn rợn. Vuthanhhoa.net  giới thiệu chùm lục bát cực ngắn của anh:


Lê Thiên Minh Khoa 

 11. VÀ EM

Và em

Và tôi.
Và thơ.
Và lung linh rượu
Và chờ đêm qua.
·
Và Không
Và Phật.
Và Ma.
Hội nhau trong cõi ta – bà
Rong chơi…
·
Và em
Và tôi
Và ai …
Và trăm năm
Vẫn nhớ hoài ngàn năm
·
Và ngàn năm
nhớ xa xăm
Và xa xăm nhớ lầm
than kiếp người!…
·
Và em
Và tôi
Và ai …

 12. VÀ ANH…

Và anh rượu uống bây giờ

là trăm năm rớt bên bờ tử sinh

Và anh rượu uống một mình

là anh uống với bóng hình em thôi

Và anh chén rượu mồ côi

là tôi cộng lại với tôi hai người


Và anh chén rượu em mời
là em cộng với tôi rồi bằng không
***
Và anh ngó em tắm rằm
xiêm y rớt xuống, bóng trăng say mèm


13 .TÌM NHAU.

Cả đời phiêu bạt lênh đênh

Bạc đầu mới biết rằng em lỡ làng
Ngày cùng , tháng tận , năm tàn
Xa xôi mấy cũng lên đàng tìm nhau.

14. Nửa Đời

Nửa đời

mình gặp được nhau
Nửa đời
má nhợt
tóc nhầu
môi phai


Nửa đời
nắng xế
mưa mai
Nửa đời còn lại
cho ai.
Nửa đời…

15. Còn lại
(Tặng Nguyễn Trọng Tạo)

Rồi Tiên cũng bỏ Ta bà

phòng văn còn một Ta và Ma thôi
đầu hè một Quĩ lơi bơi
Phật vỗ vai Vai Chúa trốn đời chơi hoang

16. VỀ XƯA

Thế rồi mưa nắng dâng cao

Hình như còn đó ngọt ngào xa xưa
Ngoảnh nhìn lối cũ đong đưa
Tóc mây mấy lọn ngẩn ngơ em về


13. ĐI – VỀ.

Người đi am bặt kệ kinh

Nhãn lồng chín rụng lặng thinh hương chờ
Người về bồ- tát làm thơ
Khói tòa sen tỏa nhập nhòa sắc – khơng

17. Ngập ngừng

 Ngập ngừng để kịp chiều rơi

Ngập ngừng để kịp tỉnh rồi mới say
Ngập ngừng thương mướn khóc vay
Ngập ngừng vài một mà say vô vàn…

18. RA PHỐ LA LÀNG.
Tặng Trịnh Minh Thông

Ta ra giữa phố la làng

Từ trên hoang phế lạc đàng xuống đây…
Đi từ cõi giữa bao vây
Trở về như thể ngây ngây tà tà …

19.  THÌ ĐÙA VỚi BẠN
            Tặng Nguyễn Ngọc Minh


          Bạn bè còn lại mấy thằng
Thằng đầu xì-trét , thằng chân xì-gà
          Thằng tu Phật lại thành Ma
Thằng viết tiểu thuyết hóa ra ... nhật trình!

20.  THÌ...
     
        Ta đây uống rượu thì liều
Uống ít thì khát uống nhiều thì say
        Ở đời trả được thì vay
Thánh thần thì chạy
                                thì say là vừa!
             



Lê Thiên Minh Khoa


(*) Chùm thơ đã đăng  trên các diễn đàn :
_ http://vuthanhhoa.net/luc-bat-le-thien-minh-khoa.xml
_ nguyentrong tao.org
_ Tri Âm Các
_ http://lucbat.com/index.php?tab=news&id=6637

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012



NGẪU HỨNG PHONG NHA

Xương máu đá triệu triệu năm tích tụ
Đến hôm nay thành Vú* để nuôi đời
Bốn bể năm châu,góc biển chân trời
Vẫn khao khát được no tình nhũ đá

Mỗi quê hương,có bao miền lạ
Bao thiên đường tạc đá của thiên nhiên
Đây Phong Nha – đây châu báu bạc tiền
Vốn thừa kế của bao đời để lại

Ta là lũ cháu con thời hiện đại
Nhìn THỜI GIAN mê mải tạc nơi này
Thấy tâm hồn giầu có nỗi yêu say
Với đất nước hôm nay và MÃI MÃI !...

Phong Nha 03-2009
Làng Hóp    8-2012 T.D
*Vú = nhũ

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

CẢM XÚC TRƯƠNG SA - ẢNH VŨ ANH TUẤN

TTO - "Cảm xúc Trường Sa" là tên triển lãm ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Anh Tuấn khai mạc sáng 8-8 tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) với 68 bức ảnh mới về phong cảnh Trường Sa, cuộc sống của các chiến sĩ hải quân.

>> Cuộc sống mới ở Trường Sa
>> Làng giàu nhất TQ khai trương taxi trực thăng

Trong chuyến công tác chỉ hơn 10 ngày ra Trường Sa, tác giả đã kịp ghi lại những hình ảnh chân thực nhất, sinh động nhất và cũng tiêu biểu nhất của biển đảo, con người nơi đầu sóng ngọn gió.
Những tấm hình về những đảo nhỏ kiên cường hay những bãi đá mà chỉ một ngọn cờ cũng cháy lên tình yêu Tổ quốc thiêng liêng; những gương mặt người lính trẻ trung đầy nhiệt huyết... được ông ghi lại đẹp đến kinh ngạc.
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 14-8.

Tĩnh lặng

Bao la biển trời

Tình yêu biển đảo

Chào ngày mới

Ngày lao động bình thường của chiến sĩ

Rèm nước

Rực ánh hoàng hôn

Đảo nhỏ có khách

Duyên lính đảo
NGUYỄN THẮNG

TỪ BLOG YAGOO LÊ THIÊN MINH KHOA

***  Họa đảo vận bài GIỮ...(*)  của Thanh Dạ . Lê Văn Thanh



Lê Văn Thanh


                       GIỮ

       Trường Sa bạch hổ phục trời đông
       Hải đảo tiền tiêu giữ núi sông
       Thế vững đông nam nhân kiệt tụ
       Trấn biên tây bắc núi non chồng
       Hoàng - Trường giai ngẫu còn chia cắt
       Đôi ngả uyên ương thật não lòng
       "Châu chấu thắng xe" khuyên lũ Chệt
       Ngàn năm chiến sử mở mà trông

 
                                        Lê Văn Thanh




Nhà giàn ĐK1
(*) Xướng :

Thanh Dạ

GIỮ ...




Trường Sa nơi ấy cứ vời trông
Trăn trở đêm đêm thổn thức lòng
Anh ở Nhà giàn* thương nhớ vợ
Em trên châu thổ nhớ thương chồng
Đồng quê tiếp sức cho làng biển
Tuổi trẻ mang mình giữ núi sông
Quyết giữ vuông tròn non nước cũ
Giữ chiều tím biếc, giữ hừng đông !
 
 
Làng Hóp Mùa Đông Tân Mão 2011
T.D
*Nhà giàn ĐK1: Nhà gác biển của Hải Quân VN



TRÍCH DỊCH , ĐĂNG TẢI TÁC PHẨM  trên  tạp chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG , XIN GHI RÕ NGUỒN :
http://blog.yahoo.com/TIENGQUEHUONG

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

TẾU TÁO CHO VUI


MIỆNG LƯỠI QUAN THAM

Chẳng có công ty , chẳng cổ phần
Chẳng làm sản xuất , chẳng thương nhân
Sao ngươi giầu thế ? Sao giầu thế?
Mấy khóa tôi làm "đầy tớ" dân !

Làng Hóp 13h45’ ngày 07-8-2012 T.D


CHỦ & TỚ

Tớ thì làm việc trên lầu
Chủ thì mỏi gối đứng chầu ngoài hiên
Suốt đời hưởng mọi ưu tiên
Bởi luôn được hỏi rẳng :"tiền ông đâu ?"!

phố hóp 13h55' ngày 07-8-2012 T.D

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

VỀ LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI

                               Mạc Đĩnh Chi
                                 (1284?-1236)

            Mạc Đĩnh Chi tự Tiết Phu, người làng Long Động, thuộc huyện Chí Linh, nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Năm 1304, ông đỗ trạng nguyên dưới thời vua Trần Anh Tông. Năm 1308, ông được cử sang sứ Trung Quốc, được vua Nguyên rất phục tài và phong là “Lưỡng quốc trạng nguyên”. Sau ông làm quan đến chức Nhập nội hành khiển, thăng Tả bộc xạ. Ông nổi tiếng là một viên quan thanh liêm. Có giai thoại kể rằng vua Trần Anh Tông thấy Mạc Đĩnh Chi tuy làm quan nhưng nhà vẫn nghèo, cuộc sống thường ngày rất thanh bần đạm bạc, bèn gọi một viên quan đến hỏi:
- Đĩnh Chi sống thiếu thốn, ta muốn trích kho mang tiền đến cho Đĩnh Chi, liệu có nên không?
            Viên quan nọ đáp:
            - Muôn tâu bệ hạ, thần biết rõ Đĩnh Chi vốn thanh liêm, cho người mang tiền đến e Đĩnh Chi không nhận. Giờ chỉ có cách đang đêm cho người lén bỏ vào nhà Đĩnh Chi may ra mới được.
            Nhà vua cho thế là phải, bèn sai người đem mười quan tiền đang đêm bí mật bỏ vào nhà Đĩnh Chi. Sáng hôm sau, Đĩnh Chi thấy tự nhiên có tiền ở trong nhà, ông vội đem tiền đến và tâu với nhà vua rằng:
            - Muôn tâu bệ hạ, thần làm quan đã có lộc nước, nay tự dưng lại thấy có tiền trong nhà, thần xin mang đến nộp kho để dùng vào việc công ích.
            Nhà vua bảo với Đĩnh Chi rằng:
            - Tiền ấy không có chủ, cứ cầm lấy mà dùng.
            Đĩnh Chi đáp :
   - Những đồng tiền này tuy không có chủ, nhưng không phải do thần làm ra, thần không dám nhận.
            Cuối đời khi đã hưu quan, Mạc Đĩnh Chi có mở trường dạy học tại quê nhà. Nơi ông mở trường dạy học, người đời sau suy tôn là cổ tích và gọi là “Trạng nguyên cổ đường” có nghĩa là nhà dạy học cũ của quan trạng nguyên.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số tác phẩm của Mạc Đĩnh Chi:
 
Bài 1
Bài phú sen giếng ngọc1
Khách có kẻ:
Nơi nhà cao tựa ghế
Trưa mùa hạ nắng nồng.
Ao trong ngắm làn nước biếc
Nhạc phủ vịnh khúc phù dung.2
Chợt có người:
Mặc áo quê, đội mũ vàng
Tiên phong đạo cốt
Khác xa trần gian
Hỏi: “ở đâu lại?”
Rằng: “từ Hoa Sơn!” 3
Bèn bắc ghế, bèn mời ngồi
Dưa Đông Lăng đem cắt, quả Dao Trì đem mời 4
Bèn sang sảng nói, bèn ha hả cười.
Đoạn rồi, trông khách mà rằng:
“Anh cũng là người quân tử ưa hoa sen đó chăng?”
Ta có giống lạ trong tay áo này 5
Chẳng phải như đào trần lý tục 6
Chẳng phải như trúc cỗi mai gầy
Câu Kỷ phòng tăng khó sánh
Mẫu đơn đất Lạc nào bì 7
Giậu Đào lệnh cúc sao ví được 8
Vườn Linh quân 9 lan sá kể gì
Âý là giống sen giếng ngọc ở đầu núi Thái Hoa đây.
Khách rằng:
“Ngó như thuyền mà hoa mười trượng
Lạnh như sương mà ngọt như mật” đó ư?
Trước vẫn nghe tiếng, nay mới thấy thật
Đạo sỹ lòng vui hớn hở
Lấy trong tay áo trưng bày
Khách vừa trông thấy, lòng ngậm ngùi thay
Giấy mười thức 10 xếp sẵn
Bút năm sắc thấm(?) ngay 11
Làm bài ca rằng:
Thủy tinh  gác để làm cung
Cửa ngoài lóng lánh bao vòng lưu ly12             

Bùn thời tán bột pha lê
Hạt trai làm móc dầm dề tưới cây
Mùi thơm ngào ngạt lên mây
Ngọc Hoàng nghe cũng rủ đầy tình thương
Lạnh lùng hạt quế không hương
Tố Nga lại nổi ghen tuông bời bời
Bãi sông hái cỏ dạo chơi
Bến Tương luống những trông vời Tương Phi 13
Giữa dòng lơ lửng làm chi
Nhà xưa sao chẳng về đi cho rồi
Há rằng trống rỗng bất tài 14
Thuyền quyên lắm kẻ lỡ thời thương thay
Nếu ta giữ mực thẳng ngay 15
Mưa sa gió táp xưa nay cũng thường
Sợ khi lạt thắm phai hương
Mỹ nhân đến lúc muộn màng hết xuân.
Đạo sĩ nghe mà than rằng:
 “Sao anh lại ai oán như thế?”
Anh không thấy:
Hoa tử vi trên ao Phượng Hoàng 16
Hoa hồng dược trước thềm ngọc đường đó sao?
Địa vị cao cả, danh tiếng vẻ vang.
Triều minh thánh chúng đều là được quý
Cõi tao nhân anh đi mãi sao đang?
Khách bấy giờ:
Nghe lọt mấy lời, đem lòng kính mộ
Ngâm thơ Đình thượng của Thành Trai 17
Họa câu Phong đầu của Hàn Dũ 18
Gõ cửa thiền môn dãi tấc lòng
Kính dâng bài “Ngọc tỉnh liên phú”.
                                           Phan Võ dịch

Chú thích
1.Bài này Mạc Đĩnh Chi làm lúc thi đỗ trạng nguyên, nhà vua thấy ông tướng mạo xấu xí, không muốn lấy đỗ, ông dâng bài phú này để tỏ rõ phẩm giá thanh cao của mình. Nhà vua đọc bài phú hiểu rõ phẩm cách và tài năng của ông nên vẫn lấy đỗ.
2.Phù dung có hai nghĩa: một nghĩa chỉ hoa sen, một nghĩa chỉ hoa phù dung.
3.Hoa Sơn: một trong 5 núi lớn ở huyện Hoa âm, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc).
4.Dưa Đông Lăng: Thiệu Bình đời Tần, được phong Đông Lăng hầu, sau mất quan về trồng dưa, dưa ông ngon có tiếng.
5.Quả Dao Trì: chỉ quả bàn đào của Tây Vương mẫu ở Dao Trì. Cây Bàn đào ba nghìn năm mới nở hoa, ba nghìn năm mới kết trái
6.Ưa sen: Chu Đôn Di, hiệu Liêm Khê, người đời Tống, rất thích hoa sen, cho hoa sen có phong cách quân tử, có làm bài “Aí liên thuyết”. Người đời gọi ông là quân tử yêu sen.
7.Đào trần lý tục: Hoa đào, hoa lý đầy núi đều là thứ trần tục, quê mùa, do câu: “Đào lý mãn sơn tổng thô tục”.
8.Câu Kỷ phòng tăng, mẫu đơn đất lạc: Câu kỷ là một thứ cây có hoa dùng để làm thuốc. Lưu Vũ Tích đời Đường vịnh cây câu kỷ có câu: “Tăng phòng dược thụ ỷ hàn tỉnh”, nghĩa là: Cây thuốc của nhà chùa tựa bên giếng lạnh. Còn hoa mẫu đơn ở đất Lạc Dương(TQ) là đẹp hơn cả, người ta thường gọi là Lạc Dương hoa.
9.Giậu Đào Lệnh: Đào Lệnh tức Đào Tiềm, người đời Tấn, làm quan ở Bành Trạch được chưa đầy ba tháng thì xin bỏ quan về nhà dạy học.Thơ Đào Tiềm có câu: “Thái cúc đông ly hạ”(Hái hoa cúc ở nơi Giậu phía đông).
10.Vườn Linh Quân: Khuất Nguyên tên chữ là Linh Quân, viết thiên Ly Tao trong đó có câu: “Dư ký tử lan, chi cửu uyển hề, hựu thu huệ chi bách mẫu”, nghĩa là: Ta tưới tử lan chín uyển ( mỗi uyển=30 mẫu xưa của TQ), lại trồng huệ trăm mẫu.
11.Bút năm sắc: do tích Giang Uyên nằm mộng thấy có người cho cây bút năm mầu, từ đó văn chương nổi tiếng.
12.Cung thủy tinh, cửa lưu ly: Trong bài Hoa sen đình ngọc tỉnh của Dương Thành Trai, có câu: “Cư tiên sơ xuất một, chiếu nhật dĩ do khiếp, quán chi thủy tinh cung, hoàn dĩ lưu ly điệp”, nghĩa là ông tiên trong ao vừa mới lấp ló lên, còn non nên e sợ bóng mặt trời chiếu đến, cho vào ở trong cung thủy tinh, có tường thành bằng lưuly bao bọc.
13. Tương Phi: vợ vua Thuấn
14. Trống rỗng bất tài: Sách Trang Tử viết: quả bầu năm thạch, bổ ra mà làm cái bầu thì trống rỗng không đựng được gì.
15.Mực thẳng ngay: sợi chỉ nhúng mực đen của thợ mộc dùng để bật vẽ đường thẳng trên thân cây gỗ khi cưa xẻ .
16.Hoa tử vi ao Phượng Hoàng: Đời Tấn, đời Đường, tòa Trung thư ở trong cung cấm, gần vua, bên tòa có ao, nên người ta thường gọi tòa Trung thư là ao Phượng Hoàng(ý nói ở địa vị cao quý). Lại vì trong tòa trồng hoa tử vi, cho nên đời Đường còn có tên gọi là tòa Tử Vi.
17.Thành Trai: tức Dương Vạn Lý, người đời Tống, có tập thơ Thành Trai, gồm 130 quyển do con là Trương Nhụ chép, lời thơ hùng tráng
18.Hàn Dũ: tức Hàn Xương Lê đời Đường. Thơ ông có câu:
Thái hoa phong đầu ngọc tỉnh liên,
Hoa khai thập trượng ngẫu như thuyền
Lãnh tỉ tuyết sương cam tỉ mật
Nhất phiến nhập khẩu trầm kha thuyên.
Nghĩa là:
Cây sen ở trong giếng ngọc trên nuí Thái Hoa
Hoa cao mười trượng ngỡ như thuyền
Mát lạnh như tuyết như sương,ngọt như mật
Ăn vào một miếng bệnh nặng cũng khỏi.

Bài 2
晚景
翠浮煙色
春蓝发
墙乌啼洛照
野鴈送歸雲
火前澜見
樵歌隔岸聞
旅人悲冷洛
借酒作为熏
 
Vãn cảnh
Không thúy phù yên sắc.
Xuân lam phát thủy văn.
Tường ô đề lạc chiếu.
Dã nhạn tống quy vân.
Ngư hỏa tiền lan kiến,
Tiều ca cách ngạn văn.
Lữ nhân bi lãnh lạc,
Tá tửu tác vi huân.
 
Dịch nghĩa
Cảnh chiều
Màu khói nổi lên giũa bầu trời biếc.
Gợn sóng lăn tăn trên dòng nước xanh mùa xuân.
Quạ bên tường kêu khi bóng xế.
Nhạn ngoài đồng đưa đám mây về.
Lửa thuyền câu lập lòe vụng trước,
Tiếng ca chú tiều văng vẳng bên kia bờ.
Nét mặt người lữ khách ủ ê khá thương.
Mượn chén rượu ngà ngà cho khuây.
 
Dịch thơ
Trời biếc in sắc khói.
Dòng xanh gợn lăn tăn.
Quạ tường kêu chiều xế.
Nhạn nội tiễn mây ngàn.
Lửa chài nhìn bãi trước,
Ca tiều nghe vũng bên.
Lữ khách buồn chẳng nói,
Mượn rượu giải ưu phiền.
            Đỗ Đình Tuân dịch.
23/7/2012
Đỗ Đình Tuân