Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

CÂY MAI TẾT GIÁ 150 TRIỆU ĐỒNG

Mai “khủng” giá 150 triệu đồng

(Dân trí) - Hoa từ các nhà vườn ở Quy Nhơn, Hội An… bắt đầu đổ về TP Đà Nẵng phục vụ thị trường Tết. Chợ hoa "gây sốc" bằng những cây mai có giá hàng trăm triệu đồng.

Mới đưa vài chục chậu mai từ xe tải xuống, ông H. (một chủ vườn mai lớn ở Bình Định) hét giá gốc mai giá 150 triệu đồng, nhiều chậu khác cũng có giá từ 100-130 triệu đồng. Ông cho biết nếu ngày cuối cùng không bán được, ông sẽ cho thuê với giá từ 40-60 triệu đồng.
 
 
Chậu mai được ông chủ hét giá 150 triệu đồng
Chậu mai được ông chủ hét giá 150 triệu đồng
 
Ông H. cũng cho biết, năm nay mai Tết không nhiều vì thời tiết quá khắc nghiệt đối với loại hoa này, vì thế mức giá “khủng” mà ông đưa ra vẫn là... rẻ. Ông hy vọng có người mê chơi mai sẽ móc hầu bao mua chậu mai của ông.
Còn ông Quang - một chủ vườn cây cảnh ở Bình Định - là người có thâm niên hơn 10 năm phục vụ hoa tết cho người dân TP Đà Nẵng cho hay, năm nay ông chở ra đây hơn 500 chậu mai với linh sâm, giá dao động từ 500 ngàn đến hơn 3 triệu đồng một chậu. Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng ông hy vọng vẫn bán hết hàng.
Đối với quất Hội An, giá năm nay cũng không biến động nhiều so với năm ngoái là bao nhiêu. Anh Đoàn Văn Bảo, một chủ vườn quất ở làng Thanh Hà (Hội An) cho biết, giá một chậu quất cao từ 0,8 đến 1 mét thì dao động từ 200- 400 ngàn đồng; chậu cao từ 1, 2- 1,5 mét thì có giá dao động trên dưới 1 triệu đồng/chậu; còn loại quất to cao trên 2 mét, phải ba đến bốn người khiêng thì có giá trên 2 triệu đồng/chậu.
 
Vận chuyển quất từ vườn ra chợ hoa tết Đà Nẵng
Vận chuyển quất từ vườn ra chợ hoa tết Đà Nẵng
 
Đặc biệt, năm nay các nhà vườn còn cho ra mắt nhiều chậu quất nhỏ giá trên dưới 50 ngàn đồng/chậu phục vụ những khách hàng có thu nhập thấp.
Cúc cũng đang là một lợi thế vì có thể chơi lâu với giá cả hợp lý. “Tuy nhiên cũng có những chậu cúc lớn giá từ 700 ngàn đồng đến 1 triệu, thậm chí là hơn 2 triệu đồng cho một cặp cúc vẫn có”, anh Hải - một hộ dân trồng cúc ở phường Hòa Cường Bắc (Hải Châu) - cho biết.
Một số hình ảnh về chợ hoa tết Đà Nẵng được PV Dân trí ghi nhận sáng 31/1:
Chậu mai với thế thác đổ được ra giá 130 triệu đồng
Chậu mai với thế "thác đổ" được ra giá 130 triệu đồng
Một chậu mai khác được ra giá 100 triệu đồng
Một chậu mai khác được ra giá 100 triệu đồng
Cam quật được sếp ngay ngắn ở chợ hoa
Quất cảnh được xếp ngay ngắn ở chợ hoa
 
Mãn đình hồng và cúc vàng thi nhau khoe sắc.
Mãn đình hồng và cúc vàng thi nhau khoe sắc.


C.Bính - N.Dũng

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

NHẠC SỸ PHẠM DUY VỪA QUA ĐỜI

Chủ nhật, tháng một 27

Nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời chiều nay, 27.1.2013




Nhạc sĩ Phạm Duy - Ảnh: Thiên Hương

Nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời chiều nay, 27.1.2013

 Sau thời gian điều trị các bệnh về tim, gan, gút, nhạc sĩ Phạm Duy đã trút hơi thở cuối cùng vào chiều nay 27.1 tại phòng cấp cứu Bệnh viện 115, TP.HCM, thọ 92 tuổi. Gia đình của nhạc sĩ Phạm Duy đã xác nhận thông tin trên.

Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5.10.1921, tại phố Hàng Cót, Hà Nội.
Ông được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc VN với số lượng nhạc phẩm đồ sộ cũng như đa dạng thể loại (nhạc cách mạng, nhạc quê hương, nhạc tình đôi lứa, trường ca, rong ca, đạo ca, thiền ca, tâm ca...). Cùng với sáng tác, ông còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc VN có giá trị.
Sau năm 1975, Phạm Duy sang sinh sống tại Hoa Kỳ. Đến tháng 5.2005 ông chính thức trở về Việt Nam định cư. Nhiều ca khúc của ông cũng dần được cấp phép phổ biến trở lại như Mùa thu chết, Giọt mưa trên lá, Tạ ơn đời, Tiễn em, Đi đâu cho thiếp theo cùng (đến nay khoảng 60 bài)…
Mới đây nhất là 8 ca khúc trong 10 bài của tập Đạo ca vừa được cấp phép biểu diễn. Song, tâm nguyện cuối đời của ông, từng được ông chia sẻ trên giường bệnh, là "phát hành cuốn phim tài liệu Phạm Duy - nhạc và đời" đến nay vẫn chưa thành...
Cha của nhạc sĩ Phạm Duy là nhà văn Phạm Duy Tốn. Vợ của ông là ca sĩ Thái Hằng nhưng bà đã qua đời vào năm 1999. Các con của ông cũng là những ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như con trưởng là ca sĩ Duy Quang (vừa qua đời vào tháng 12.2012), ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo, nhạc sĩ hòa âm Duy Cường...

Nhạc sĩ Phạm Duy giao lưu trong chương trình Tạ ơn đời mừng sinh nhật ông vào ngày 5.10.2012 
- Ảnh: Thiên Hương
Đến cuối đời vẫn miệt mài sáng tác
Cách đây không lâu, khi tìm gặp nhạc sĩ Phạm Duy vào đúng dịp sinh nhật của ông (ngày 5.10.2012), vị nhạc sĩ lão làng này khiến chúng tôi khá bất ngờ vì sức khỏe dẻo dai và sự minh mẫn của ông.
Nhạc sĩ cho biết 30 năm ở ngoại quốc tưởng chừng đã khiến ông cạn kiệt nguồn cảm hứng. Thế nhưng từ khi trở về Việt Nam, ông “như sống lại” với những ý tưởng và cảm hứng dào dạt để cho “ra lò” gần 40 tác phẩm mới.
Ông khoe đã hoàn thành 10 bài Hương ca, 10 bài phổ nhạc từ thơ Bích Khê mang tên Dị khúc đồng thời hoàn tất Truyện Kiều với 37 khúc, dài gần 3 tiếng đồng hồ. Những tác phẩm này đều đang trong quá trình xin cấp phép để phát hành rộng rãi.
Ngoài ra, khi đó nhạc sĩ Phạm Duy cũng cho biết đang thực hiện một quyển sách tập hợp các kinh nghiệm mà ông học hỏi được trong suốt 30 năm ở xứ người, cũng như toàn bộ những tinh hoa ông chắt lọc được trong hành trình đến với âm nhạc.
Đồng thời, ông còn dự định phát hành quyển sách mang tên Vang vọng một thời viết về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của các ca khúc.
“Tôi mắc bệnh… nghiện làm việc dù sức khỏe đã không còn được như xưa. Lúc trước tôi ngồi 5 tiếng trước máy vi tính, giờ thì chỉ 2 tiếng thì phải nghỉ tí rồi mới làm tiếp được”, nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự khi gặp chúng tôi vào dịp sinh nhật của ông năm vừa rồi.
Vào khoảng tháng 11.2012, nhiều nguồn tin cho biết sức khỏe nhạc sĩ Phạm Duy đã suy giảm rất nhiều. Khi đó, Thanh Niên Online đã lập tức liên lạc với ông. Qua điện thoại, người nhạc sĩ già vẫn tỉnh táo và trả lời rành rọt rằng: “Tôi bị bệnh tim tái phát, nằm viện được gần một tuần thì xin bác sĩ về nhà vì nằm viện tốn kém quá…”.
Khi ấy chỉ vừa xuất viện được ít ngày, vẫn phải nhờ đến xe lăn để di chuyển nhưng nhạc sĩ Phạm Duy đã liền bắt tay vào công việc soạn nhạc. Trong mail gửi cho bạn bè thân hữu, ông viết: “Moa đã ra viện. Lại làm việc như thường”.
Từng “hỏi gở” nhạc sĩ Phạm Duy về sự ra đi, khi ấy ông cười bảo: “Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện tôi sẽ chết vì tôi sẽ không bao giờ chết được cả. Tôi có chết đi chăng nữa thì nhạc của tôi vẫn sẽ hiện hồn trên môi những người ca hát. Vậy thì làm sao tôi chết được? Còn cái chết xác thịt thì ai cũng phải chết thôi. Tôi sống đến giờ cũng hơi lâu rồi...”.


“Hoàng Cầm dạy cho tôi tình yêu quê hương đất nước. Tôi còn học được ở Hoàng Cầm một tinh thần vững vàng, dù cuộc đời người thi sĩ ấy nhiều lắm những trắc trở và khổ cực”. (Phạm Duy). Trong ảnh: Nhà thơ Hoàng Cầm và nhạc sĩ Phạm Duy - Ảnh: nhân vật cung cấp
Theo  TNO
Mời  các tác giả, độc giả  nhắp chuột vào LINK  để đọc: 

  QUY ƯỚC GỬI BÀI CỘNG TÁC VÀ GÓP Ý trên Tạp chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG.trước khi gởi bài/comment  trên  tạp chí để tránh những rắc rối không đáng có và tạo điều kiện cho BBT chỉnh sửa bài, lên trang.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

BƯỞI DIỄN DIỄN VÀ BƯỞI DIỄN KỊCH

LỀU VĂN THĂNG SẮC là trang blog của NHÀ NGOẠI GIAO NGUYỄN CHIẾN THẮNG HÀ-NỘI .Tôi đã liên kết với trang này để được quyền "CHÔM" bài HAY về làm giàu cho nhà mình .Xin giới thiệu địa chỉ trang này cùng BẠN ĐỌC : ngchienthang47@gmail.com.

Bưởi Diễn Diễn và bưởi Diễn “kịch”

Thăng Sắc



Bưởi Diễn Diễn là bưởi được trồng ở thôn Phú Diễn thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đây là một loại quả đặc sản của Hà Nội xưa và nay, vị ngọt mát, thơm quyến rũ. Các loại hoa quả để lâu thì dễ bị hỏng  trong khi bưởi Diễn thứ thiệt để càng lâu càng thơm, vị càng ngọt.
 Muốn có bưởi Diễn xịn phải vào tận vườn.

Bưởi Diễn “kịch” là bưởi Diễn “nhái”, nó được trồng ở những vùng đất khác quanh Hà Nội. Quả to, da vàng, trông tốt mã, nhưng không thơm, ruột gan bên trong nhạt thếch. Bưởi Diễn “kịch” bây giờ nhiều, nó được bày bán khắp nơi, thậm chí trà trộn ven đường ngay cạnh thôn Phú Diễn, nhưng chỉ diễn kịch được với người qua đường thôi. Người Hà Nội tinh lắm, chẳng qua được mắt họ.

Ngẫm thấy bưởi cũng như người, có người thứ thiệt, có người “kịch”.  Người ta thứ thiệt ở chỗ tử tế, chân thành. Người ta “kịch” ở chỗ dối trá, lừa lọc. Có vẻ như người “kịch” bây giờ nhiều lắm, có thể thấy ở khắp nơi, kể từ công đường đến chợ búa. Tuy vậy, cũng như người Hà Nội với bưởi Diễn thứ thiệt, người thiên hạ cũng tinh lắm, với họ không khó để phân biệt sự tử tế thứ thiệt với sự tử tế “diễn kịch”.

Bưởi Diễn “kịch” vẫn bán được vì vẫn có người ham rẻ mà mua. Người “diễn kịch” vẫn diễn được vì vẫn có người ham rẻ mà xem. Than ôi, giữa người xem và người diễn luôn có mối liên hệ khăng khít : người xem nào thì kịch diễn ấy, chẳng trách ai được.

Luyên thuyên chuyện quả bưởi Diễn lại xọ sang chuyện người, đúng là dây cà ra dây muống.

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

TRUYỆN CÓP CỦA HÀNG XÓM

Rượu tết của người đẹp

11677670Đàn bà không biết uống rượu thì thôi đã uống được rượu thì uống rất ghê, đàn ông ít ai bì kịp. Người đẹp xứ Huế cùng chung cư 24 Lê Lợi với mình là một ví dụ, để mình kể  trận  say vì rượu tết của người đẹp.  Nhưng trước hết phải nói qua chung cư nơi mình sống thì mọi người mới tin chuyện mình  sắp kể.
 Chung cư này vốn là biệt thự cũ thời Pháp, hình như chủ nhà là quan to hay đại gia chi đó đã bỏ chạy từ năm 1975. Người ta ngăn lại thành vài chục  phòng, mỗi phòng hơn chục mét vuông cho cán bộ sở văn hóa Bình Trị Thiên, mọi người cứ gọi phứa đi là căn hộ cho oách,  mình cũng được phân một căn hộ kiểu vậy.
Chung cư kiểu này có đầy ở thời bao cấp, cả chung cư chung nhau một vòi nước một nhà vệ sinh, lấy nước phải sắp hàng, đi vệ sinh cũng phải sắp hàng. Vào mùa mưa thật gian nan, mưa Huế dai dẳng từ sáng tới tối, mỗi lần đi vệ sinh thật gian khổ vô cùng. Nhà vệ sinh bị dột, ngồi trong cũng như ngồi ngoài trời. Ai đã từng đội áo mưa đi vệ sinh mới hiểu cái cảnh  người ngồi trong lom khom áo mưa nón lá, hai ba người đứng ngoài chờ nón lá áo mưa. Rõ cám cảnh Mưa lâm thâm ướt dầm lá hẹ/ Anh thương nàng đi ẻ trời mưa.
Vì thế mỗi nhà nghĩ ra một sáng kiến riêng giải quyết bế tắc. Anh Bính Văn, họa sĩ chuyên vẽ bìa sách và câu đối, ở độc thân vợ con không có, tính lại nhác, không muốn sắp hàng đứng đợi giữa trời mưa. Anh lấy cái thùng đựng gạo làm nơi giải quyết bế tắc, cứ tương vào đấy, đậy kín nắp khi đầy mới đem đi đổ. Anh Đình Nô, họa sĩ chuyên vẽ tranh cổ động, ba lần ăn giải về tranh cổ động về tuyên truyền vệ sinh công cộng, lại có sáng kiến khác. Phòng anh ở sát vườn nhà bên cạnh. Anh đục tường tuồn cái ống nước qua đấy rồi lắp cái phễu đầu ống, khi mót tiểu cứ tương vào phễu, thế là xong, rất tiện.
Nhà mình ở khu trên, căn phòng có 4 mét vuông, về sau mở rộng hơn chục mét vuông, kẹp sát với ba phòng, chung nhau cái sảnh khoảng 6 mét vuông, dùng làm nơi nấu nướng và để xe đạp của cả ba nhà. Cái sảnh thật bi thương, chỉ 6 mét vuông thôi phải chứa 3 cái bếp, 3 cái chạn, ba đống củi, 6 chiếc xe đạp của cả ba nhà. Cửa sổ của ba phòng đều hướng ra sảnh, mỗi lần 3 cái bếp “ nổi lửa lên em” là ba phòng chẳng khác gì ba cái hang chuột bị hun khói. Phòng nào cũng chỉ mỗi cửa sổ, trời nóng quạt cóc chạy gật gù nếu đóng cửa sổ coi như bị thui luôn. Cửa sổ mở toang, nhà này làm gì nhà kia đều biết cả, đứng ở sảnh thấy cả ba nhà không sót một thứ gì. Chuyện vợ chồng phải nhịn đến tận khuya nhưng cũng không thoát được bị “ đột kích”. Thôi thì kệ mẹ, ai làm cứ làm ai nhìn cứ nhìn, chẳng biết làm thế nào.
Một lần mình dậy sớm ra ga đón người nhà, ra sảnh nhìn vào nhà anh Hoành thấy anh đang nằm trên bụng vợ. Anh đang ngậm ti chợt nhìn thấy mình, miệng vẫn ngậm ti không chịu nhả anh hất mặt lên mắt nháy nháy ý bảo biến đi biến đi. Lần khác, nửa đêm mình đang yêu vợ giai đoạn cuối, ngẩng lên thấy mặt thằng Minh con anh Trung đang áp sát cửa sổ. Nó nhăn răng cười, nói mần chi lâu rứa hè, mau cho cháu mượn bật lửa, thèm thuốc chết được. Hu hu.
Bây giờ mới đến chuyện rượu tết của người đẹp.
Tết nào chung cư cũng vắng hoe, người ta đua nhau về quê ăn tết chỉ còn lại dăm ba nhà. Tết năm 1987 vợ mới sinh nhà mình phải ở lại ăn tết ở chung cư. Sáng mồng 1 thắp hương bàn thờ, húp bát cháo gà giao thừa còn sót lại rồi ngồi ngoảnh mặt ra cửa sổ chờ khách. Thoáng thấy cô gái cực xinh đi vào phòng chị Hòa, cô tự mở khóa vào phòng, biết là em gái chị Hòa về đây coi phòng cho chị về quê ăn tết. Cô tên Hương hay Phương chi đó làm ở công ty du lịch. Thời này ai làm ở công ty du lịch coi như chuột sa chĩnh gạo, muốn đói nghèo cũng chả được. Cô bé ăn mặc đúng mốt chải chuốt đúng điệu nhìn mãi không chán. Từ khi cô vào phòng mình không rời mắt khỏi cửa sổ nhà cô, bây giờ mới phát hiện trên bàn cô có chục chai rượu Nàng Hương và một đóng quà tết chưa kịp dọn. Mình lác mắt luôn, rượu Nàng Hương lúc đó giống rượu Chivas 18 bây giờ, dân nghèo như mình đến tết mới có một chai để bàn thờ, cô có cả chục chai, nể! Đang nghĩ cô này con gái độc thân sao sắm rượu nhiều thế không biết thì cô tụt váy thay đồ. Sáng mồng một được show khỏa thân không mất tiền thật đã.
 Xong show khỏa thân mình tót sang phòng Đình Nô, thấy Bính Văn đã ngồi sẵn đấy rồi. Anh Nô pha trà, nói uống trà cho ấm bụng, sáng ra uống rượu hại gan lắm. Anh Bính Văn lườm Đình Nô, nói thôi đi mi, có chai rượu để bàn thờ sáng mồng một chưa dám lấy xuống uống thì nói cha cho rồi, hại gan hại ghéo. Đình Nô cười khì, nói thằng Lập sắm được mấy chai, thừa chai mô không? Mình nói em có một chai đang để bàn thờ, lấy xuống bây giờ vợ nó xé xác. Bính Văn thở hắt chép miệng, nói tụi bay còn khá, tao có mỗi xị rượu sắn mua chịu mụ Phước để bàn thờ. Cả ba thằng ngồi im nhìn mặt nhau. Đình Nô thở dài, nói ba thằng mình nổi tiếng như ri tết không có chén rượu, nhục rứa bay. Mình vỗ vai Đình Nô, nói chỉ có đi chúc tết hàng xóm mới kiếm được rượu ngon. Em phát hiện nhà chị Hòa có cả chục chai Nàng Hương. Đình Nô Bính Văn mắt sáng như sao, nhổm đít đi liền.
Ba thằng vào phòng, Đình Nô tính làm màn giới thiệu thật hoành tráng chẳng dè cô bé biết tên tuổi ca ba, rối rít chào mời rất quí trọng,  mừng húm. Cô bé bóc chai rượu rót hết ra hai li cối đầy, nói em có chút việc phải đi. Em uống với các anh mỗi người li chúc mừng năm mới rồi các anh cứ ngồi đây thoải mái khui rượu uống, đừng ngại. Cô bé đưa li cối cho Bính Văn, anh trợn mắt lên, nói một hơi hết li cối này a? Cô bé cười, nói chứ sao. Bính Văn nhắm mắt uống ba hơi mới hết, cô bé uống nhẹ nhàng như không, như uống nước chè vậy. Mình và Đình Nô trợn mắt nhìn nhau, phen này không chết cũng bị thương. Cô bé bóc chai khác uống với Đình Nô, bóc chai khác uống với mình. Từ bé đến giờ chưa bao giờ mình nốc một hơi cạn li cối như vậy, sợ quá.
Uống xong ba li cối hơn một lít rượu cô bé vẫn tỉnh như sáo, thong dong cắp nón dắt xe ra đi trong khi ba thằng đã ngà ngà say, ngật ngà ngật ngưởng. Rựợu càng ngấm càng say, càng say càng tham uống, ba thằng khui tiếp hai chai nữa uống cho đến khi say bí tí, ôm nhau khóc cười như ba thằng điên. Mình còn bò được về phòng, Bính Văn Đình Nô chết ngay tại trận, ngủ lăn trên sàn nhà. Khi say như mê sảng chỉ làm theo thói quen, Bính Văn mót tiểu loạng quạng bò dậy mở nắp thùng gạo trút hết vào đấy. Đình Nô  mắt nhắm mắt mở tìm được cái phễu cắm trên can nước mắm dí ngay vào bắn hết vào can nước mắm ba lít. Kinh.
Ba giờ chiều ba thằng mới tỉnh rượu, cô bé vẫn chưa về. Mình sang phòng chị Hòa, nói các anh về đi, để em khóa cửa cho. Chợt mình phát hiện thùng gạo và can nước mắm của chị Hòa đã bị Bính Văn Đình Nô hủy diệt. Hai anh nhìn nhau mặt mày tái nhợt. Cần phải phi tang khẩn cấp trước khi cô bé về. Có bao nhiêu  gạo, nước mắm của nhà hai anh trút hết sang nhà chị Hòa. Xong rồi ngồi đực mặt nhìn nhau. Đình Nô gãi đầu bứt tai, nói biết lấy chi ăn cho qua ba ngày tết đây bay ơi. Bính Văn cười cái hậc, nói ráng uống nước tiểu qua ngày chớ răng nữa. Họ nhìn nhau cười nhăn nhó.
Hi hi đến chết mình cũng không quên hai cái mặt đực như ngỗng ỉa đang nhăn nhó cười của hai họa sĩ trứ danh xứ Huế sáng mồng một tết 25 năm về trước.
 NQL

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

BÀI CỦA THANH DẠ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ TIẾNG QUÊ HƯƠNG

THANH DẠ. MỘ GIÓ



Một ngôi mộ gió chiến sĩ Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

THANH DẠ

MỘ GIÓ



Xương cốt không, di vật cũng không luôn

Liệt sĩ hóa thân vào trời biển

Trong mộ chí có tình yêu hiển hiện

Để gió bay đi và gió trở về



Qua vạn năm,bao sinh mệnh tái tê

Cho đất nước yên bề độc lập

Nguyện ôm giữ biển trời và đất

Bất kể khi nào, bất kể nơi đâu



Người sống cam tâm ôm trọn nỗi sầu

Ôm mộ gió – ôm làm sao được gió !

Gió  là không và gió luôn là có

Linh hồn người gắn bó với quê hương



Đất nước ta biết bao độ chiến trường

Những mộ gió ở nơi nào chẳng thấy

Ở nơi nào chẳng có tàn hương cháy

Liệt sĩ bao đời ở đấy giữ non sông !



Làng Hóp đêm Biển Đảo Quê Hương

9h30’ 05/01/2013  
THANH DẠ
 http://nguyenthanhda.blogspot.com/
Những ngôi mộ gió  ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

ẢNH ĐỘNG VẬT ĐẸP

nh đẹp: Đại bàng không chiến

Thứ Bẩy, 12/01/2013, 11:34 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Đại bàng không chiến tranh thức ăn, thiên nga đuổi theo bạn tình, khỉ tuyết cho con bú,... là những hình ảnh động vật đẹp nhất tuần qua.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Ảnh đẹp: Đại bàng không chiến, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, anh dong vat dep, dong vat dep, anh dong vat, dong vat ngo nghinh, the gioi tu nhien, anh ca heo, anh ho, anh chau chau, anh tac ke, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Gấu Bắc cực chơi trong hồ nước tại công viên giải trí Everland ở tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc.
Hai con đại bàng đầu trọc đánh nhau tranh cá trên không. Cảnh tượng được nhiếp ảnh gia Herb Houghton ghi lại trên sông Susquehanna ở Maryland, Mỹ.
Ảnh đẹp: Đại bàng không chiến, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, anh dong vat dep, dong vat dep, anh dong vat, dong vat ngo nghinh, the gioi tu nhien, anh ca heo, anh ho, anh chau chau, anh tac ke, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Một con thiên nga đực đang bơi theo bạn tình trên hồ nước lạnh mùa đông ở Stockton Heath, Warrington, Anh.
Ảnh đẹp: Đại bàng không chiến, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, anh dong vat dep, dong vat dep, anh dong vat, dong vat ngo nghinh, the gioi tu nhien, anh ca heo, anh ho, anh chau chau, anh tac ke, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Cá sấu khổng lồ được phát hiện tại một ngôi nhà ở Castro Valley, California, Mỹ. Chủ của ngôi ngôi đã sử dụng cá sấu để bảo vệ cần sa.
Ảnh đẹp: Đại bàng không chiến, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, anh dong vat dep, dong vat dep, anh dong vat, dong vat ngo nghinh, the gioi tu nhien, anh ca heo, anh ho, anh chau chau, anh tac ke, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Hai mẹ con tê giác trong vườn thú Whipsnade, Anh.
Loài ếch cây Helen (tên khoa học là Rhacophorus helenae) mới được phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam.
Ảnh đẹp: Đại bàng không chiến, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, anh dong vat dep, dong vat dep, anh dong vat, dong vat ngo nghinh, the gioi tu nhien, anh ca heo, anh ho, anh chau chau, anh tac ke, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Cá voi ngoi lên khỏi mặt băng thể thở sau khi chúng bị mắc kẹt ở vịnh Hudson gần Inukjuak, Quebec, Canada.
Ảnh đẹp: Đại bàng không chiến, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, anh dong vat dep, dong vat dep, anh dong vat, dong vat ngo nghinh, the gioi tu nhien, anh ca heo, anh ho, anh chau chau, anh tac ke, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Cuộc đua chó kéo Border Rush được tổ chức ở Vườn quốc gia Giant Mountains ở Jakuszyce, Ba Lan.
Khỉ tuyết Nhật Bản cho con bú sữa trong vườn thú ở Rio de Janeiro, Brazil.
Ảnh đẹp: Đại bàng không chiến, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, anh dong vat dep, dong vat dep, anh dong vat, dong vat ngo nghinh, the gioi tu nhien, anh ca heo, anh ho, anh chau chau, anh tac ke, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Heo vòi thích thú tắm mưa trong vườn thú Taronga, khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 43 độ C ở Sydney, Australia.
Ảnh đẹp: Đại bàng không chiến, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, anh dong vat dep, dong vat dep, anh dong vat, dong vat ngo nghinh, the gioi tu nhien, anh ca heo, anh ho, anh chau chau, anh tac ke, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Một con hổ Siberia bơi dưới hồ nước đầy tảo xanh trong vườn thú ở Duisburg, Đức.
Ảnh đẹp: Đại bàng không chiến, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, anh dong vat dep, dong vat dep, anh dong vat, dong vat ngo nghinh, the gioi tu nhien, anh ca heo, anh ho, anh chau chau, anh tac ke, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Các nhân viên bảo tồn động vật đang chuẩn bị cân kiểm tra trọng lượng của một con trăn trong công viên động vật bò sát ở Somersby, Australia.
Huy Phong (Theo Telegraph) (

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

ĐẢO CÒ THANH-MIỆN HẢI-DƯƠNG

Bảo tồn hệ sinh thái Đảo Cò
  01/01/2013 13:58:24 PM
Năm 2012, tỉnh tiến hành nhiều hội thảo bàn về thực trạng và giải pháp bảo tồn hệ sinh thái Đảo Cò với sự tham gia của chuyên gia trong và ngoài nước...



Từ TP Hải Dương di chuyển dọc theo Quốc lộ 39B tới thị trấn Thanh Miện, đi khoảng 10km nữa, chúng tôi đến xã Chi Lăng Nam, ghé thăm Đảo cò, một trong những khu du lịch có hệ sinh thái phong phú độc đáo nhất khu vực miền Bắc.

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu và nhân dân xã Chi Lăng Nam, Đảo cò hiện nay có khoảng 16.000 con cò và hơn 5.000 con vạc tập trung sinh sống trên ba dải đất nổi giữa lòng hồ. Từ rất lâu, người dân vẫn lưu truyền câu chuyện về nguồn gốc Đảo cò.

Khu dự trữ thiên nhiên đa dạng

Vào thế kỷ 15, những trận đại hồng thủy lớn đã làm vỡ đê sông Luộc, nhấn chìm gò đất cao và ngôi đền giữa cánh đồng trũng An Dương. Từ đó, nước không rút tạo thành một hồ lớn, nơi gò đất cao hình thành một đảo nhỏ. Người dân coi đây là vùng nước thiêng, không bao giờ tát cạn được nên đã sống dạt ra phía ngoài hồ. Theo nhịp thời gian, cò và vạc bắt đầu đến trú ngụ ở đảo mỗi ngày một nhiều và Đảo cò Chi Lăng Nam cũng bắt đầu hình thành.

Ngày nay, Đảo cò được biết đến như một nơi có hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú với hơn 170 loài. Ngoài chín loại cò trắng, cò lửa, cò hương, cò nghênh, cò ngang, cò ruồi, cò diệc, cò bợ, cò đen và ba loại vạc xám, vạc xanh, vạc đen có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, đảo còn là nơi trú ngụ của rất nhiều loại chim khác như diệc xám, chim chả, bói cá, bồng chanh, cuốc, cú mèo…

Vào mùa chim làm tổ, từ tháng Chín năm trước tới tháng Tư năm sau, có thể chứng kiến quang cảnh hàng ngàn con quần tụ kiếm ăn, phủ kín cả mặt hồ. Lòng hồ An Dương cũng là nơi sinh trưởng của rất nhiều loài cá như cá lành canh, cá mòi, cá chép, cá diếc, trắm đen, trắm cỏ, cá măng, cá mương, cá thiểu, cá trôi, cá măng kìm… có con nặng đến hơn 30kg.

Ngoài ra còn nhiều loại thủy sản khác như tôm, cua, ốc, ếch, ba ba sông, ba ba gai, thậm chí một số loài còn có tên trong sách đỏ Việt Nam như tổ đỉa, rái cá. Thực vật quanh hồ chủ yếu là các cây trồng cho bóng mát và là nơi đỗ của cò, vạc, tiêu biểu là tre gai, chuối, nhãn, vải, xoan, ổi; các cây hoang dứa dại, mào gà, rau ngổ, mọc thành bụi quanh bờ phía Nam, phía Đông và các loài rong rêu, thực vật thủy sinh.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Khang, nguyên Trưởng khoa Sinh hóa, Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, người đầu tiên phát hiện giá trị sinh thái của Đảo cò, đây là khu dự trữ thiên nhiên có mức độ đa dạng sinh học lớn và được bảo tồn gần như nguyên vẹn duy nhất ở khu vực miền Bắc.

Nhiều địa điểm khác cũng có cò về sinh sống như vườn cò Lạng Giang (Bắc Giang), vườn cò Lập Thạch (Vĩnh Phúc), vườn cò Đồng Xuyên (Bắc Ninh)…; nhưng việc bảo tồn luôn gặp rất nhiều khó khăn, Đảo cò Chi Lăng Nam lại được người dân nơi đây tự nguyện bảo vệ nghiêm ngặt. Nhờ đó, hệ sinh thái quanh hồ luôn được giữ ở mức độ ổn định, tạo điều kiện cho các loài sinh vật tiếp tục kéo nhau về làm tổ, bổ sung thêm mức độ đa dạng sinh học vốn đã rất phong phú.

Giá trị sinh học của Đảo cò không chỉ nằm ở những sản phẩm khai thác được như trứng, cá, thịt, các loại rau…, mà chủ yếu ở cảnh quan, môi trường, tái tạo và bảo vệ đất, nguồn nước, phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái.

Cần quy hoạch để bảo tồn

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm khai thác du lịch, hiện hệ sinh thái Đảo cò đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng do thiếu chiến lược phát triển cũng như quy hoạch đồng bộ. Từ tháng 7/2009, huyện Thanh Miện đã tổ chức công bố quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái Đảo cò trên diện tích hơn 67ha, với tổng mức đầu tư hơn 83 tỷ đồng, chia Đảo cò thành ba khu vực chính, gồm: khu bảo tồn sinh thái đàn cò, khu đệm và khu hoạt động du lịch có tính chất động nhằm tạo điều kiện thuận lợi vừa khai thác du lịch phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng vừa tạo khoảng đệm cách ly bảo vệ đàn cò, giữ vững các điều kiện môi trường tự nhiên.

Sau ba năm công bố, quy hoạch trên gần như vẫn chưa đi vào thực hiện do thiếu hụt nguồn kinh phí và chưa tìm được đối tác đầu tư. Do vậy, khai thác du lịch tại đây vẫn diễn ra một cách tự phát, vừa thiếu những hoạt động gây được ấn tượng vừa tác động xấu tới môi trường tự nhiên. Sau khi đưa vào khai thác du lịch, mặt nước lòng hồ dần trở nên ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải sinh hoạt và dầu máy chạy tàu. Việc đánh bẫy cò, vạc của nhân dân địa phương cũng như tổ chức các dịch vụ câu cá, đánh bắt thủy sản không được kiểm soát khiến dự trữ sinh thái ngày một cạn kiệt.

Cơ sở vật chất không được đảm bảo, các bụi tre, cây lớn, là chỗ đậu và nơi làm tổ của cò, vạc đang chết dần do không được chăm sóc và trồng mới. Thêm vào đó là tình trạng sạt lở đất trên các đảo diễn ra một cách nghiêm trọng, mỗi năm diện tích sạt lở lên tới 100m2. Để chống xói mòn, Ban Quản lý đã dùng phên tre và đổ đất, cát đóng thành bao, chăng lưới quây bèo tây xung quanh. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang tính chất giải quyết tình thế, tạm thời, việc sạt lở vẫn diễn ra, nhất là khi mưa bão.

Ông Phạm Sỹ Cẩn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương cho biết trong năm 2012, tỉnh Hải Dương đã tiến hành nhiều hội thảo khoa học bàn về thực trạng và giải pháp bảo tồn hệ sinh thái Đảo cò với sự tham gia của các ban, ngành, tổ chức khoa học trong và ngoài nước.

Qua đó đã đề ra những nhóm giải pháp cấp bách như chống xói mòn, sạt lở đất; tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc xử lý nguồn nước; triển khai các đề tài nghiên cứu về hệ thống sinh thái động thực vật. Từ đó có hướng khai thác bảo tồn hợp lý; kiện toàn mô hình quản lý, kêu gọi đầu tư sớm hoàn tất quy hoạch; phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng các nội dung tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của hệ sinh thái Đảo cò.

Tháng 12-2012, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Dương cũng đã tiến hành triển khai Quyết định số 2552/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng mô hình điểm "Phát triển du lịch cộng đồng ở Đảo cò Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện đến năm 2020," với số kinh phí lên đến trên 15 tỷ đồng.

Với sự quyết tâm thực hiện của các cấp, các ngành, hy vọng trong tương lai không xa, Đảo cò Chi Lăng Nam sẽ trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong cả nước, vừa phát triển du lịch bền vững, bảo vệ được cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học vừa góp phần làm giàu cho quê hương.


Hoàng Ngân (TTXVN)