Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

BẢO TỒN TÔN TẠO KHU DI TÍCH LS TRUÔNG BỒN ĐÔ LƯƠNG NGHỆ AN

Chủ tịch Quốc hội dự lễ xây dựng Khu di tích Truông Bồn

(VOV) - Dự án Xây dựng công trình bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn được mức đầu tư 175,4 tỷ đồng.
 
Sáng 27/10, tại xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Giao thông vận tải, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ khởi công Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 15A và Xây dựng Đền thờ - Nhà trưng bày – Đài tưởng niệm Khu di tích lịch sử Truông Bồn.
Đến dự có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành ở Trung ương, tỉnh Nghệ An; các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các cựu thanh niên xung phong tiêu biểu.
Truông Bồn nằm trên tuyến đường 15A, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là nơi duy nhất nối các huyết mạch giao thông, như mốc số 0, Quốc lộ 1A, đường 7, đường 34 để chi viện nhân tài, vật lực của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến miền Nam.

Từ đầu năm 1968, không quân Mỹ đã tập trung đánh phá ác liệt trọng điểm này, có những ngày đêm phải chịu trên 100 lần oanh tạc của máy bay địch, hàng trăm ngàn tấn bom đạn các loại trút xuống để hủy diệt Truông Bồn hòng cắt đứt huyết mạch giao thông chi viện cho chiến trường.

Tại Truông Bồn đã xuất hiện nhiều tấm gương hy sinh oanh liệt, góp phần làm nên huyền thoại Truông Bồn. Tiêu biểu trong số đó là sự hy sinh cùng lúc của 13 chiến sỹ Thanh niên xung phong thuộc Đại đội 317, Tổng đội TNXP Nghệ An trong khi đang làm nhiệm vụ san lấp những hố bom, những mét đường cuối cùng, làm cọc tiêu sống cho những chuyến xe vượt ra tiền tuyến. Họ hy sinh khi mà chỉ còn ít giờ nữa máy bay Mỹ ngừng ném bom miền Bắc.

Truông Bồn đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca về quyết tâm sắt đá “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “Vì độc lập tự do thống nhất Tổ quốc”, “Vì nghĩa vụ quốc tế cao cả”, trở thành hồn thiêng sông núi, là địa chỉ đỏ hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Nghệ An và đồng bào cả nước.
Việc khởi công Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 15A và Xây dựng Đền thờ - Nhà trưng bày – Đài tưởng niệm Khu di tích lịch sử Truông Bồn là việc làm có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự tri ân, quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Nghệ An, cùng các tổ chức, cá nhân, đồng bào cả nước, các nhà tài trợ đối với Khu di tích lịch sử Truông Bồn.

Dự án Xây dựng công trình bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt với tổng mức đầu tư 175,4 tỷ đồng, từ nguồn đóng góp của ngân sách nhà nước và của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 15A có tổng mức đầu tư trên 757,7 tỷ đồng, ngoài ý nghĩa lịch sử quan trọng còn góp phần hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng; cũng là công trình thí điểm của Bộ Giao thông vận tải về xây dựng kết cấu mặt đường bằng bê tông xi măng ở Việt Nam./.

    Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

    ĐIỀU BÍ ẨN TRONG TRANH PICASSO


    Dưới "Cô thợ giặt" của Picasso là... một người đàn ông

    (Dân trí)– Chưa bao giờ thế giới hết kinh ngạc về tài năng của Picasso. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã "bàng hoàng" khi phát hiện ra phía dưới bức tranh "Cô thợ giặt" nổi tiếng là... một người đàn ông!

    Nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh của danh hoạ Pablo Picasso (25/10/1881-25/10/2012), các nhà nghiên cứu của viện bảo tàng Guggenheim đã có một phát hiện thú vị về bức “Woman Ironing”: Dưới bức tranh này là một bức tranh khác.
     
    Viện bảo tàng Solomon Guggenheim trong quá trình thực hiện công tác phục chế cho tác phẩm Woman Ironing (Cô thợ giặt là) của danh họa Picasso đã chụp lại được rõ ràng bức chân dung một người đàn ông vẽ chìm dưới lớp màu phủ ra ngoài của bức Woman Ironing. Đây quả là một phát hiện mới thú vị.
    Woman Ironing là một bức hoạ được vẽ trên vải bạt, hiện đang trưng bày trong triển lãm mang tên Picasso Black and White (Picasso – Đen và trắng) của viện bảo tàng Guggenheim. Woman Ironing hóa ra không đơn giản chỉ là một bức chân dung giản dị của cô thợ giặt người Pari như người ta vốn tưởng.
    Công tác chăm sóc bức tranh mới đây đã giúp các nhà nghiên cứu có một cơ hội hiếm có - được chiêm ngưỡng một bức tranh thứ hai vô cùng bí ẩn nằm phía dưới. Chủ thể thứ hai phía sau cô thợ giặt đã nằm âm thầm giấu mình trong suốt hơn một thế kỷ qua.
    Nghiên cứu năm 1989 đã khẳng định rằng dưới bức Woman Ironing được vẽ năm 1904 của Pablo Picasso là một bức chân dung của một người đàn ông. Nhưng khi đó do kỹ thuật phục chế và chiếu chụp tranh vẫn còn hạn chế nên các nhà nghiên cứu không thể chiêm ngưỡng bức chân dung nằm bên dưới cho tới gần đây, kỹ thuật phục dựng hình ảnh công nghệ cao đã cho phép họ được chiêm ngưỡng hình ảnh người đàn ông một cách rõ ràng.
     
    Dưới bức chân dung người thợ giặt là
    Dưới bức chân dung Cô thợ giặt…
     
    … là một bức chân dung thứ hai
    … là một bức chân dung thứ hai
     
    … của một người đàn ông!

    … của một người đàn ông!
     
     
    Những nghiên cứu về các bức chân dung thời kỳ đầu sáng tác của Picasso luôn đem lại những bất ngờ thú vị, kết hợp giữa kỹ thuật vẽ tranh đỉnh cao và các hiểu biết hóa học thiên tài của người họa sĩ. Đằng sau các bức chân dung này còn có những ẩn dụ, ý nghĩa lịch sử mà càng nghiên cứu người ta càng kinh ngạc về tài năng của Picasso.
    Phát hiện mới đây là một bước tiến mới trong công tác nghiên cứu tranh Picasso. Trong quá trình phục chế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra kỹ thuật đưa cọ siêu phàm của Picasso cũng như kỹ thuật hòa trộn màu sắc được tính toán kỹ lưỡng không khác gì một nhà khoa học.
    Tuy bức tranh chỉ có hai màu chủ đạo là đen và trắng nhưng sự pha trộn để tạo ra các cung màu xám khiến người xem vô cùng ấn tượng. Bức tranh đã phải trải qua sự thử thách lâu dài của thời gian - hơn một thế kỷ, tuy vậy, công tác phục chế đã giúp nó gần như trở về trạng thái ban đầu. Giờ đây, Woman Ironing đẹp và rõ nét hơn bao giờ hết. 
     
     
    Bích Ngọc
    Theo Nytimes

    Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

    XƯỚNG HỌA THƠ ĐƯỜNG LUẬT


    binhnguyen
    • binhnguyen
    • 08:30 22 thg 10 2012
    • CHÁN CHỒNG LÀ NHÀ THƠ
    • (họa bài "Nhà thơ & sự ngẩn ngơ"
    • của chú Thanh Dạ)

    Tâm hồn sao cứ mãi lơ ngơ
    Rõ thực người ơi đừng mãi thơ
    Đói khát lang thang mà ...chửa tỉnh
    Ấm no sung sướng lại.... hoài mơ
    Cửa nhà trống trải không lo dựng
    Con cái leo nheo chẳng chịu vơ
    Suốt tháng quanh năm toàn mộng ảo
    Ngó trăng với nguyệt giống...Ông khờ !


    Binhnguyen



     NHÀ THƠ & SỰ NGẨN NGƠ
    (bài xướng của Thanh Dạ)


    Hễ cứ u sầu hóa ngẩn ngơ ?
    Tôi thèm ngơ ngẩn của nhà thơ !
    Ngẩn ngơ trước cảnh nhiều cơ cực
    Đau khổ cho ai thiếu ước mơ
    Bức xúc nhìn người lo bị cướp
    Bó tay trước kẻ vẫn ham vơ…
    Nhà thơ “lực bất tòng tâm” vậy
    Chưa hiểu,chưa hay tưởng dại khờ !

    Làng  Hóp 17h45’  21-10-2012 T.D

    Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

    THƠ XƯỚNG HỌA TRÊN TẠP CHÍ TIẾNG QUÊ HƯƠNG (LÊ THIÊN MINH KHOA)

    Họa (10) "HẠ CA liên khúc" của Lê Thiên Minh Khoa. MÙA CHIA TAY của Thanh Dạ
    00:18 17 thg 10 2012Công khai5 Lượt xem 0


    tạp chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG : Trên TIẾNG QUÊ HƯƠNG có 3  Trang THƠ ĐƯỜNG Việt Nam:       
             1 . THƠ ĐƯỜNG Việt Nam : trang SÁNG TÁC

             2 . THƠ ĐƯỜNG Việt Nam : trang XƯỚNG HỌA
             3. THƠ ĐƯỜNG Việt Nam : trang LÝ LUẬN _THÔNG TIN
             TIẾNG QUÊ HƯƠNG sẽ đăng tải những  tác phẩm  về mọi đề tài  ,  mọi quan niệm về nhân sinh và văn nghệ cũng như cảm thức sáng tác khác nhau của  quí thi hữu lên 3 trang nầy , miễn là  tác phẩm  hay, tuân thủ phép  tắc Đường thi  và  không trái với  chủ trương DÂN TỘC _ NHÂN BẢN _ KHAI PHÓNG của TIẾNG QUÊ HƯƠNG . 
            Thư từ bài vở cộng tác với ba Trang THƠ ĐƯỜNG Việt Nam , xin quí thi hữu gởi trực tiếp về chủ biên TQH theo địa chỉ Email sau :
      Email : lethienminhkhoa@yahoo.com  _  Blog : blog.yahoo.com/TIENGQUEHUONG _ Tel : 0908.274494
    ***
    Họa (10) "HẠ CA liên khúc"(*)  của Lê Thiên Minh Khoa.
                                      MÙA CHIA TAY của  Thanh Dạ
     
                        


    lethienminhkhoa: Bài thơ "Hạ ca" trên TQH được nhà thơ Thanh Dạ ở Hải Dương lên trang mời họa trên các blog/web của anh. Xin giới thiệu với độc giả thêm một  bài họa của nhà thơ Thanh Dạ mà các blog nầy vừa đăng.


    Thanh Dạ



    MÙA CHIA TAY

    1.
    Nước mắt phượng rơi đỏ cuối đường
    Mà lời tâm huyết chửa khơi thương
    Thẹn thùng bối rối ngày chung lớp
    Bẽn lẽn bâng khuâng buổi mãn trường
    Cuối hạ lá cành xanh níu đỏ
    Đầu thu hoa nụ tím xen hường
    Tay trong tay ấm tình lưu luyến
    Mắt tiễn người đi dạ vấn vương
    2.
    Còn bao mùa phượng nở trên đường
    Đưa tiễn là chia nỗi nhớ thương
    Kẻ ở trông hoài nơi viễn xứ
    Người đi nhớ vọng chốn ân trường
    Ôi tình Chức Nữ như trời  thắm
    Ôi nghĩa Ngưu Lang tựa đóa hường
    Liệu có duyên trời cho tái hợp
    Sao lòng giăng mắc nỗi tơ vương

    (*) Xướng:

      LÊ THIÊN MINH KHOA                 

      
      HẠ CA
     


              I .                    
    Chưa biết bờ môi ngọt lịm đường
    Học trò đâu dám ngỏ lời thương
    Ngại ngần ánh mất hôm tìm lớp
    Run rẩy bàn tay buổi bãi trường
    Câu chữ nhập nhòa tình với bạn
    Phấn son bối rối đỏ hay hường
    Chỉ  khe khẻ chạm vào dư ảnh
    Lơ lửng một đời mái tóc vương... 
                               
               II .
    Còn không em hỡi những con đường
    Hai đứa đếm hoài bước bước thương
    Xao xuyến phượng hồng chiều xóm nhỏ
    Ngẩn ngơ áo trắng buổi tan trường
    Thư xanh đã ngả sang màu thẩm
    Kỷ niệm còn nguyên vẹn sắc hường
    Em có đi về trên phố cũ
    Lặng nhìn phượng nở để sầu vương? 

           Lê Thiên Minh Khoa
     






    • LƯU Ý:
      Mời  các tác giả, độc giả  nhắp chuột vào LINK  để đọc:   QUY ƯỚC GỬI BÀI CỘNG TÁC VÀ GÓP Ý trên Tạp chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG   trước khi gởi bài/comment  trên  tạp chí để tránh những rắc rối không đáng có và tạo điều kiện cho BBT chỉnh sửa bài, lên trang.
      TRÍCH DỊCH , ĐĂNG TẢI TÁC PHẨM  trên  tạp chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG , XIN GHI RÕ NGUỒN :
      http://blog.yahoo.com/TIENGQUEHUONG

    Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

    CHÂN DUNG MỘT SỐ HỘI VIÊN XÓM ẢO TRI ÂN CUỘC ĐỜI

    NGUYỄN MINH TƯ
    ĐỖ ĐÌNH TUÂN
    NGUYỄN KHẮC NGUYỆT
    ĐẠI PHONG (ĐẠI VŨ)
    BÙI THẾ SỬ
    NGUYỄN VĂN THẾ (LAN)
    TẠ ANH NGÔI
    VĂN NHÃ
    
    
    
    LỚP KẾ CẬN

    Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

    VỀ TÁC GIẢ BÀI THƠ "KHÔNG ĐI KHÔNG BIẾT ĐỒ-SƠN..."

    Chủ Nhật, 14/10/2012 - 15:32

    Hé lộ tác giả bài thơ “Không đi không biết Đồ Sơn…”

    Nhiều người tưởng bài thơ trên là thơ… dân gian, khuyết danh. Kỳ thực, tác giả của bài thơ nổi tiếng này là nhạc sĩ, nhà giáo Hà Giang.

     Nhạc sĩ Hà Giang
    Nhạc sĩ Hà Giang

    Bài thơ “Không đi không biết Đồ Sơn” chỉ có bốn câu lục bát:

    “Không đi, không biết Đồ Sơn,

    Đi thì mới thấy không hơn...
    đồ nhà!

    Đồ nhà tuy có hơi già,

    Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”.

    * *

    Bài thơ nôm na mà ý vị ấy ra đời đến nay đã hai mươi mấy năm. Đây là bài thơ hay, được rất nhiều người ưa thích. Hay, vì nó độc đáo, dí dỏm, lại nồng ấm nghĩa tình.

    Hà Giang tên thật là Phạm Tiến Giang, quê thôn Đẩu Sơn, xã Bắc Hà thị xã Kiến An tỉnh Kiến An (cũ); hiện nay gia đình ở phường Phù Liễn, quận Kiến An, TP. Hải Phòng.

    Anh là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội viên Hội Văn học - nghệ thuật Hải Phòng từ những năm 70 của thế kỷ trước, là giáo viên âm nhạc Trường Sư phạm 10 + 3 Hải Phòng, tiền thân của Trường Đại học Hải Phòng (công lập) ngày nay - nơi tôi giảng dạy suốt 32 năm.

    Khoá Sư phạm 1972 - 1975, tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp C. Văn - Sử, Ban Giám hiệu nhà trường phân công anh Hà Giang làm phó chủ nhiệm lớp của tôi. Anh hơn tôi đến chục tuổi. Hà Giang là đảng viên lớp Hồ Chí Minh đầu tiên (sau khi Bác Hồ từ trần, 1969).

    Anh dạy nhạc rất hay, lúc nào cũng nồng nhiệt, cuốn hút, ca hát rất say sưa, lại sáng tác được nhiều bài hát cho quê hương và cho nhà trường, được mọi người yêu thích.

    Nhiều bài hát của anh được phổ biến trên Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh - truyền hình Hải Phòng.

    Tập thể giáo viên và giáo sinh trường tôi rất quý mến, kính trọng anh, vì anh tận tuỵ công tác, sống giản dị, chân thành, giầu tình cảm với mọi người.

    Trong khi anh bị nhiều căn bệnh hiểm nghèo như áp xe gan, áp xe thành bụng, phải đại phẫu tới 7- 8 lần mà vẫn sống lạc quan; và trong điều kiện gia cảnh anh rất nghèo, vợ làm nông nghiệp, anh chị lại đông con.
     
    Hà Giang tại bãi biển Đồ Sơn.
    Hà Giang tại bãi biển Đồ Sơn.

    Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, khi anh đã “về hưu non” vì lý do sức khỏe, một lần Hà Giang gặp tôi, anh cười giòn tan và bảo: “Tớ mới làm bài thơ như thế này, cậu nghe có được không nhé”.

    Rồi anh vừa cười như nắc nẻ, vừa đọc rất hồn nhiên: “Không đi, không biết Đồ Sơn,/ Đi thì mới thấy không hơn đồ nhà/ Đồ nhà tuy có hơi già/ Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”! Nghe anh đọc xong, tôi cũng cười rũ rượi và ôm chầm lấy anh: “Hay lắm! Tuyệt vời!”.

    Nhưng anh nói thêm: “Tớ hơi lưỡng lự câu cuối: Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn, hay là thay bằng: “Nhưng là đồ thật, không là đồ sơn”. Cậu thấy thế nào”. Tôi nói: “Mỗi câu đều có ý hay riêng. Tùy anh”.

    Anh lại cười, bảo: “Thôi cứ để câu cuối “Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”, xem ra nó thật hơn và có vẻ đấu tranh tư tưởng đấy chứ nhỉ”. Từ đấy, trong những câu chuyện vui với bạn bè, Hà Giang lại đọc cho họ nghe bài thơ ấy.

    Tôi cũng thuộc loại “tội đồ” truyền miệng bài thơ của anh. Thế rồi bài thơ cứ được truyền từ người này sang người kia và vượt qua lãnh địa Hải Phòng, lan ra các tỉnh và thành phố từ Bắc đến Nam.

    “Không đi, không biết Đồ Sơn”. Nói thêm, nhà anh Hà Giang chỉ cách Đồ Sơn khoảng 18 km đường nhựa to rộng.

    Đồ Sơn là bãi biển của Hải Phòng, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, đẹp nổi tiếng cả nước; có nhiều rừng thông, bãi tắm cuốn hút du khách thập phương; có những biệt thự, khách sạn to đẹp và nhan nhản các nhà hàng, nhà nghỉ, các quán ăn uống, quán cà phê, nhà vườn ... Đặc biệt, Đồ Sơn là một khu “ăn chơi” lừng danh, vì có rất nhiều món hải sản quý, mà tôi từng viết: “Ăn một lại muốn ăn hai/ Ăn ba ăn bốn lại đòi ăn năm”.

    Nói rộng ra, Đồ Sơn là núi non thơ mộng, là các nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn và không thể thiếu các tiếp viên trẻ trung, xinh đẹp, đầy sức quyến rũ, như đã nói ở trên. Còn “đồ nhà”, là cách nói vui chỉ các bà vợ.

    Nhưng bài thơ nhân văn ở chỗ, vui đâu thì vui, cuối cùng vẫn thấy chẳng chỗ nào đầm ấm, chân thật, tình nghĩa như ở nhà mình.

    Có một điều mà Hà Giang thường “khoe” với chúng tôi: Vợ anh là một người hết sức thương yêu chồng con, giàu đức hy sinh cho gia đình, tạo mọi điều kiện để anh an tâm dạy học và sáng tác, sống rất hiền hòa với bà con xóm phố.

    Lúc nào có bạn bè của chồng đến chơi, chị đều niềm nở, luôn luôn cười vui, khiến không ai biết là kinh tế anh chị rất thiếu thốn. Có được người vợ tần tảo, nhân hậu như thế, với Hà Giang là một niềm hạnh phúc lớn.

    Hà Giang bạn tôi là con người giầu cảm xúc, không kém lãng mạn, nhưng lại rất tỉnh táo và đặc biệt là hết sức yêu thương vợ con, tôn trọng vợ.

    Hà Giang đã khuất núi sau một vài năm anh đọc cho tôi nghe bài thơ độc đáo của mình (anh mất năm 1989, khi mới 53 tuổi dương!); nhưng bài thơ thì vẫn còn đó, vẫn tươi mới, hấp dẫn.

    Anh để lại cho đời một tiếng cười vui sảng khoái và hồn hậu, dí dỏm mà sâu sắc nghĩa tình.

    Theo Đào Ngọc Đệ
    Tiền Phong

    Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

    "CÁI MỚI" CỦA ÂM NHẠC HÀN QUỐC

    Nguyên nhân trào lưu cảnh giường chiếu ở K-Pop

    Trào lưu khoe cảnh nóng
    Những cảnh quay nóng bỏng, gợi cảm, thậm chí là cảnh giường chiếu nhạy cảm vốn chỉ được sử dụng trong phim ảnh, giờ đây lại được các nghệ sĩ Hàn tích cực bê vào các sản phẩm âm nhạc của mình. Nếu như trước đây, MV Hàn chỉ dừng lại ở mức sexy, hở trên, thiếu dưới, thì giờ đây các thần tượng xứ củ sâm còn táo bạo hơn khi tự thân đóng vai chính trong các cảnh phòng the, mà người xem nhìn qua cũng phải “tái mày tái mặt”.
    Cảnh nóng ngập tràn các MV K-pop
     Nguyên nhân trào lưu cảnhgiường chiếu ở K-Pop

    Có thể thấy những MV nhạy cảm, gẫn gũi thể xác đang ngập tràn làng nhạc Hàn Quốc, chẳng hạn như Bo peep bo peep của Tara, Bloom của Gain, My man của Davichi, Change của Hyun A… Những MV này thực sự gây sốc và choáng váng đối với khán giả. Dù Hàn Quốc là một đất nước phương Đông nổi tiếng với lối sống quy cách và nghiêm khắc, đồng thời các bộ văn hóa, bình đẳng giới luôn hoạt động hết công suất, để ngăn chặn hiện tượng sex, bạo lực… trong âm nhạc nước nhà, nhưng nhiều sản phẩm chứa các cảnh “khó coi” vẫn tìm được cách “lách luật” và truyền tay với tốc độ tên lửa.

    Nguyên nhân ở đâu?

    Có thể thấy nghệ sĩ Hàn rất năng “cóp nhặt” những xu hướng mới từ làng nhạc thế giới để làm mới âm nhạ̣c của bản thân. Ngoài vũ đạo và sử dụng nhạc điện tử, trào lưu khoe cảnh nóng cũng từ con đường này mà du nhập vào Hàn Quốc. Các nghệ sĩ Âu Mỹ nổi tiếng thoải mái với những cảnh ân ái nóng bỏng, và trào lưu này cũng phần nào ảnh hưởng đến K-pop.

    Thực tế thì nhiều MV Hàn Quốc đã tận dụng triệt để những thước phim 18+… để làm mồi câu khách, gợi trí tò mò của mộ̣t bộ phận khán giả nghe nhạc. Đặc biệt, khi K-pop đang dần “mất giá” bởi sự lấn át của số lượng nghệ sĩ, thì biện pháp này càng trở nên hữu hiệu hơn trong công tác câu view và gây chú ý của nghệ sĩ Hàn.
     Nguyên nhân trào lưu cảnhgiường chiếu ở K-Pop

    Ngoài ra, chính sự dễ dãi trong thị hiếu âm nhạc của khán giả cũng là chất xúc tác khiến cho nghệ sĩ Hàn lạm dụng cảnh nóng. Có cầu thì ắt có cung, một khi khán giả muốn là họ sẽ đáp ứng mọi xu hướng nhằm thu về lợi nhuận và lấy lòng fan. Điều đó thể hiện rõ ở mức độ thành công của các MV nhạy cảm này. Bloom, Bo peep bo peep, Change dù bị lên án tới tấp vì những cảnh quay nóng bỏng, nhưng vẫn leo thang ầm ầm trên các bảng xếp hạng, đồng thời có lượng người xem cao ngất ngưởng.

    Hơn nữa, sự sơ hở trong công tác quản lý văn hóa của các ủy ban và nhà đài cũng tạo điều kiện để những “món hàng” “gai mắt” này được “bày bán” rộng rãi. Đặc biệt ở thời đại intertnet phát triển mạnh mẽ như hiện nay, chỉ cần mộ̣t cú click chuột là hàng loạt MV “cởi” và “hở” sẽ trưng đầy trước mắt khiến trào lưu “khoe hàng” ngày càng phát triển mạnh mẽ.

    Rõ ràng, việc các nghệ sĩ lợi dụng cảnh nóng để biến tấu nghệ thuật như thời gian gần đây sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức của một thế hệ tương lai, làm mất đi giá trị vốn có của nghệ thuật.

    Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

    LUẬN THỦY CHUNG





    LUẬN THỦY CHUNG
    (thơ gây sự thách họa với đời)

    Người bảo ta rằng có thủy chung
    Ta rằng cũng có ; Có mà không
    Trời xui hoa lá muôn phương gọi
    Đất bảo quê mùa một đức trông
    Bẩy vợ,đàn ông cho một túi
    Mười chàng các mụ thả chung lồng
    Đồng sàng,dị mộng luôn hiện hữu
    Thủy đầu,chung cuối,giữa lông bông !

    Làng Hóp   04h25’  09-10-2012 T.D

    Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

    TÌM LẠI NGÀY XƯA

    
    CẦU MÁT TRÊN SÔNG ĐỒNG-NAI SAU GIẢI PHÓNG 1975
    

    NGƯỜI VỀ TÌM LẠI NGÀY XƯA . TRÔNG VỜI DẤU VẾT NẮNG MƯA, CÓ BUỒN ? !

    THƠ XÓM TRI ÂN SANG SÂN NHÀ BẠN

    Họa(6) "HẠ CA liên khúc" của Lê Thiên Minh Khoa. THU LY BIỆT của Vũ Thị Song Thu
    22:26 7 thg 10 2012Công khai1 Lượt xem 0




    tạp
    chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG : Trên TIẾNG QUÊ HƯƠNG có 3  Trang THƠ ĐƯỜNG Việt Nam :
          
      1 . THƠ ĐƯỜNG Việt Nam : trang SÁNG TÁC
             2 . THƠ ĐƯỜNG Việt Nam : trang XƯỚNG HỌA
             3. THƠ ĐƯỜNG Việt Nam : trang LÝ LUẬN _THÔNG TIN
             TIẾNG QUÊ HƯƠNG sẽ đăng tải những  tác phẩm  về mọi đề tài  ,  mọi quan niệm về nhân sinh và văn nghệ cũng như cảm thức sáng tác khác nhau của  quí thi hữu lên 3 trang nầy , miễn là  tác phẩm  hay, tuân thủ phép  tắc Đường thi  và  không trái với  chủ trương DÂN TỘC _ NHÂN BẢN _ KHAI PHÓNG của TIẾNG QUÊ HƯƠNG . 
            Thư từ bài vở cộng tác với ba Trang THƠ ĐƯỜNG Việt Nam , xin quí thi hữu gởi trực tiếp về chủ biên TQH theo địa chỉ Email sau :
      Email : lethienminhkhoa@yahoo.com  _  Blog : blog.yahoo.com/TIENGQUEHUONG _ Tel : 0908.274494
    ***
    Họa(6)  "HẠ CA liên khúc của Lê Thiên Minh Khoa.

    THU LY BIỆT của Vũ Thị Song Thu


    lethienminhkhoa: Bài thơ "Cảm hoài" trên TQH được nhà thơ Thanh Dạ ở Hải Dương lên trang mời họa trên các blog/web của anh. Xin giới thiệu với độc giả thêm một  bài họa nữa mà các blog nầy vừa đăng.


    Họa 6:

    Vũ Thị Song Thu

    THU LY BIỆT

    (Hoạ nguyên vận)

    I.


    Lớp lớp lá rơi kín mặt đường
    Nhớ hoài ngày ấy biệt người thương
    Em ôm cặp sách vào trong lớp
    Anh khoác ba lô tới chiến trường
    Mòn mỏi đợi chờ phai sắc thắm
    Mênh mông xa cách bợt thư hường
    Rồi đi, đi mãi không về nữa
    Để nỗi lòng ai những vấn vương

    II.

    Mình ai thơ thẩn bước trên đường
    Tìm lại nơi nào gửi nhớ thương
    Chẳng thấy bằng lăng hồng góc phố
    Còn đâu phượng vĩ đỏ sân trường
    Sấu già cô quạnh không cho quả
    Cúc tím ưu tư chẳng ánh hường
    Vắng bóng người xưa nơi chốn cũ
    Lòng ai dằng dặc nỗi buồn vương
                            6-10-2012
                      Vũ Thị Song Thu


      Xướng:
      LÊ THIÊN MINH KHOA                 

      
      HẠ CA
     

              I .                    
    Chưa biết bờ môi ngọt lịm đường
    Học trò đâu dám ngỏ lời thương
    Ngại ngần ánh mất hôm tìm lớp
    Run rẩy bàn tay buổi bãi trường
    Câu chữ nhập nhòa tình với bạn
    Phấn son bối rối đỏ hay hường
    Chỉ  khe khẻ chạm vào dư ảnh
    Lơ lửng một đời mái tóc vương... 
                               
               II .
    Còn không em hỡi những con đường
    Hai đứa đếm hoài bước bước thương
    Xao xuyến phượng hồng chiều xóm nhỏ
    Ngẩn ngơ áo trắng buổi tan trường
    Thư xanh đã ngả sang màu thẩm
    Kỷ niệm còn nguyên vẹn sắc hường
    Em có đi về trên phố cũ
    Lặng nhìn phượng nở để sầu vương? 
           Lê Thiên Minh Khoa

    Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

    BẢO VẬT QUỐC GIA VN

    next
    Thứ Tư, 03/10/2012 - 06:50

    5 di thư của Bác trở thành bảo vật quốc gia

    (Dân trí) – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia đợt đầu cho 30 hiện vật lịch sử. “Nhật ký trong tù”, bản thảo viết tay “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, bản Di chúc… của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành những bảo vật quốc gia.

    Căn cứ theo các tiêu chí, quy định đề ra trong Luật di sản văn hóa, 30 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia này bao gồm:
    1. Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
    2. Trống đồng Hoàng Hạ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
    3. Thạp đồng Đào Thịnh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
    4. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
    5. Cây đèn đồng hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
    6. Trống đồng Cảnh Thịnh (thời Tây Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
    7. Ấn đồng "Môn Hạ Sảnh ấn" (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
    8. Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga (thời Lê sơ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
     
    Bản Di chúc viết tay của Bác hiện lưu giữ tại Cục lưu trữ Văn phòng TƯ Đảng.
    Bản Di chúc viết tay của Bác hiện lưu giữ tại Cục lưu trữ Văn phòng TƯ Đảng.
    9. Cuốn "Đường Kách mệnh" (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
    10. Tác phẩm "Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
    11. Bản thảo "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" (bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
    12. Bản thảo "Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước" (văn bản Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trên đài Tiếng nói Việt Nam sáng ngày 17/7/1966, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh).
    13. Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (văn bản gốc Bác Hồ viết từ ngày 10/5/1965 - 19/5/1969, hiện lưu giữ tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng).
    14. Tượng Phật Đồng Dương (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
    15. Tượng Nữ Thần Devi (Hương Quế) (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
    16. Tượng Thần Vishnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
    17. Tượng Phật Lợi Mỹ (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
    18. Tượng Thần Surya (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
    19. Tượng Bồ tát Tara (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng).
    20. Đài thờ Mỹ Sơn E1 (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng).
    21. Đài thờ Trà Kiệu (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng).
    22. Tượng Phật A Di Đà (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).
    23. Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung Hưng, hiện lưu giữ tại chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
    24. Bộ Cửu vị thần công (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế).
    25. Bộ Cửu đỉnh (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế)
    26. Pháo cao xạ 37mm (súng phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Phòng không - Không quân).
    27. Máy bay Míc 21 F96, số hiệu 5121 (máy bay chiến đấu của Không quân nhân dân Việt Nam trong trận "Điện Biên Phủ trên không", hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam).
    28. Sổ trực ban "Chiến dịch Hồ Chí Minh" (sổ trực ban chép tay tình hình chiến sự Chiến dịch Hồ Chí Minh từ ngày 25/4 - 1/5/1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quân khu 7).
    29. Xe tăng T54B, số hiệu 843 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam).
    30. Xe tăng T59, số hiệu 390 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tăng thiết giáp).
    Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, Thủ trưởng các bộ, ngành, người đứng đầu tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định pháp luật về di sản văn hóa.
    P.Thảo