Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

NỖI NHỚ MÙA THU



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiRVKfV005l6tJaXtCQZzwrz1Dr7iAfZF0Uh0vihmbo0ACyGwCKdrNrx80Aby0u-obe0OKoAe8J1jgzF2bdxjoyLRu2uX1py99-WF2P6TMNSLcwE6linG6QXhNtzaRbb54On-83TC-mFW0J/s1600/130908044934c730073b17.gif

Một mình bên tách cà phê 
bên trời thương nhớ tái tê thu vàng
Chàng ơi có biết chăng chàng
Người đi để những bẽ bàng cho ai ? 
 
Thơ TD . Photo Hoa Trinh Nữ

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

DU LỊCH TRÀNG AN QUA BÀI PHÓNG SỰ CỦA SAO MAI

Tràng An - Bái Đính



      Đến Tràng An vào Chủ Nhật mùa lễ hội, chắc hẳn không ít người cảm thấy sung sướng vì vẫn còn được sống sót trở về, như tôi. 
      Tôi đặt bước chân đầu tiên trên đất Tràng An với thật nhiều cảm xúc lãng mạn, yên bình của miền mênh mang sông nước núi non. Bỗng giật thót vì tiếng gào thét của một bác trong ban quản lý lễ hội. Một tay bác cầm loa, một tay bác chém không khí, và luôn miệng quát tháo khách du lịch.


     Vé được bán thoải mái nhưng đoạn hành lang  đến bến đò thì như một nút cổ chai. Chúng tôi 6 người xếp một hàng, bám áo nhau để khỏi lạc trong đám đông ấy. Vừa nhập vào hàng tôi đã bị đẩy đi, cứ bị đẩy lên hai bước lại bị đẩy xuống một bước. Trẻ con khóc thét vì sợ hãi, những cô trung tuổi khóc vì không thở được, còn những người mẹ thì khóc vì lo cho con. Nếu tôi nhớ không nhầm có 7 cây cột cần phải vượt qua, và chúng tôi vừa cố chống tay để thở vừa đếm từng cây cột mình vừa bị đẩy qua.
       Tôi nhớ đến thảm họa trong đêm hội nước ở Campuchia, rồi nghĩ dại: Giờ mà có ai hô câu gì thì chắc sẽ có nhiều người chết. Tôi sợ hãi và cô đơn kinh khủng, ân hận vì không rủ anh cùng đi. Bạn tôi bị ép vào hàng rào sắt thét lên, may mà chồng chị kịp vòng tay giữ chị trong lòng. Phía ngoài, ban tổ chức đang vội vã hàn thêm những hàng rào sắt mới để chia đường thành nhiều lối chống tắc nghẽn. Họ vội là phải, sắp hết mùa lễ hội rồi còn gì.
      Chỉ lác đác vài con đò vào bến đợi, càng làm khách du lịch nóng lòng hơn. Có cô bước vội quá rơi tõm xuống nước. May có mớ tóc dài nổi trên mặt nước, cô đứng cạnh túm vội lôi bạn lên. Những người đàn ông đang bận chờ đò, chẳng ai hơi đâu mà lo cho người lạ.
       Một lát có con đò tiến vào gần, ai cũng giơ tay vẫy gọi. Tôi hét lên: "Chị ơi em có 6 người". Thế là chúng tôi được xuống. May quá lúc nãy mấy chị em rủ nhau bám đuôi để đi cùng một đò. Hỗn loạn thế này tìm đủ 6 người cùng đoàn để được ưu tiên xuống đò khó lắm.
      Bỏ xa đám đông, một Tràng An thanh bình ve vuốt hồn tôi. Tôi thấy rất lạ lùng là tại sao những núi đá kia cứ sừng sững được bao năm nay. Nếu đó là những người đàn ông, chắc hẳn phải mềm nhũn ra bởi những ấp ôm của sóng nước trong mát. Tôi lùa nhẹ ngón tay xuống nước, thấy lòng tôi dịu dàng hơn bao nhiêu. Tôi nhắm mắt cho gió mơn man, thấy mình đang được yêu thương chiều chuộng.
       Lại giật thót vì tiếng một anh Ban quản lý, Anh ấy giỏi thật, chèo đò bằng hai chân. Anh ưỡn mình, dạng hai chân khua khua trước mặt, một tay anh cầm loa, một tay anh chém, miệng anh hét vào những người chèo đò không chịu đi đúng đường. Có người chưa chịu lái đò theo ý anh, anh xông tới giật thẻ của người đó rồi lại ưỡn người dạng chân khua tiếp. Chị lái đò bảo mỗi lần thu thẻ là phạt 100 ngàn, coi như chở một chuyến không công.

        Mỗi chuyến đò 6 người ban quản lý thu được 600k, trả cho lái đò 100k. Ồ, một ngày ban quản lý thu rất nhiều tiền, chỉ cần nhân nhanh với 400 đò, mà những ngày đông thế này chị ấy bảo chở được hai chuyến. Nhưng người lái đò thì vất vả lắm, mỗi chuyến đi hết các động phải mất khoảng 5 tiếng.    
      Chị ấy bảo: "Bên trong tắc động, vào đấy 6 tiếng mới ra được, hay chỉ đi động chính rồi ra thôi". Chúng tôi hơi hoang mang, các đò cạnh gọi nhau bảo đi mỗi động chính rồi ra, vào tắc động tối mới ra được. Nhưng tôi thấy nhiều đò từ phía trong đi ra đều đều, tôi bắt đầu nghi ngờ điều chị nói. Tôi cười cười bảo: "Em chen tí chết mới vào được đây, phải đi hết em mới ra. Chị cho đi nhanh em ra nhanh, đi chậm em ra chậm". Đò của anh Khoa phía sau cũng theo đò tôi đi vào. 
     Đò chúng tôi đi vào gặp đò sếp tôi đi ra, chắc là sếp cũng bị lái đò lừa rồi (hiii). Khoảng một tiếng sau, khi chúng tôi qua động thứ tư, thì mọi người gọi điện bảo ra nhanh mọi người đang chờ, còn 3 đò chưa ra thôi. Vậy là hơn 2/3 đoàn của tôi bị lừa lên bờ ngồi. Lái đò muốn trả khách nhanh mới đón được hai chuyến trong ngày. 
    Đò san sát nhau nên dù di chuyển rất chậm vẫn đụng nhau lục khục. Mỗi lần như thế, các anh các chị lái đò mắng nhau, chửi nhau. Mà toàn các chị bắt nạt các anh thôi. Có lẽ chèo đò vất vả quá nên các anh chị dễ bực mình. Có lúc bực quá văng cả những thứ mà phụ nữ thường phải giấu kỹ nhất, chỉ có mấy cô người mẫu mới dám khoe ra nhưng là vì những mục đích cao cả như: Bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ biển hay thậm chí là bảo vệ động vật hoang dã. 
     
    Gần giờ trưa, nắng bắt đầu gắt gỏng như các chị lái đò. Thật may, sau mỗi đoạn nắng gắt con đò lại chui vào động, mát lạnh và huyền bí, chỉ có những vách đá và tiếng mái chèo khua nước khe khẽ.
  
      
      Qua động thứ 6, thứ 7 gì đó thì tôi thực sự muốn nhanh chóng lên bờ. Phần vì mọi người trên bờ giục quá, phần vì chán cảnh cãi vã của các chị lái đò. Chị bảo chị chèo mệt lắm bồi dưỡng cho chị. Tôi có ý đó từ lúc vào nhưng định cuối hành trình mới đưa. Đoạn đường ra còn khoảng một tiếng, giờ chị không chuyện trò nữa mà gắt gỏng với chúng tôi. Ngồi lệch thuyền hay đung đưa người là chị mắng. Đã thế con Nhung thỉnh thoảng lại khùa tay xuống nước. Chị bảo: "Đã không bồi dưỡng lại còn cản". Chúng tôi nhìn nhau. Mấy đứa trẻ bực bội, còn người lớn như tôi thì im lặng. Cũng vì chị vất vả quá mà thế!
                                                                          Thấy ba đò của chúng tôi lên mọi người mừng ra mặt, chờ mấy tiếng đồng hồ rồi còn gì. Hóa ra đò của tôi may mắn vì gặp chị lái đò hiền. Đò của anh Khoa phải trả 100k trước chị ấy mới cho đi vào động. Còn đò của chị Phương thì phải dọa báo ban quản lý mới được đi.
     Trước lúc lên xe, chúng tôi bắt tay nhau không bao giờ quay lại Tràng An nữa. 
     Trẻ con thế thôi! Chứ trong chúng tôi hẳn nhiều người còn lưu lại những xúc cảm tuyệt vời về một miền non nước mênh mang. Riêng tôi, không bao giờ quên những cảm giác ấy. Bỏ qua tất cả những bon chen, đời thực một phần do hoàn cảnh mà nên, Tràng An thật tuyệt vời với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng.

    Sau bữa trưa sặc mùi khói xăng ô tô và bụi đường ở nhà hàng có tên Tràng An, chúng tôi lên xe đến chùa Bái Đính. Mệt mỏi và chán chường nhanh chóng tan biến. Từ những bước đầu tiên trên con đường lên chùa, tôi thấy thanh thản và khỏe khoắn hẳn lên.
    Đứng từ trên cao nhìn xuống quần thể chùa Bái Đính, tôi nhớ đến Vịnh Hạ Long.
  
     Tôi đi Bái Đính vài lần rồi, đều đi xuống và ra ngoài bằng cổng chính. Lần này tôi cũng đi như vậy, ai ngờ xuống đến nơi mới biết cổng đóng, phải leo ngược dốc lên gần đỉnh rồi lại đi xuống theo đường ra bến xe. 5h chiều rồi, đói, mệt, mỏi, đau chân nữa. Đi mãi đi mãi mới nhìn thấy bến xe, mặt tôi đỏ phừng phừng, chân đen xì bụi đất. Lúc ấy trông tôi chắc buồn cười lắm!
 

   
  

      Có lẽ cần cân nhắc hơn mỗi khi đi lễ hội, nhưng tôi chưa đủ quyền để quyết định một chuyến đi cho tập thể. 
    Tôi muốn về nhà thật nhanh. Chuyến đi này tôi gặp hai kiếp nạn, cả hai đều ở trên cạn!

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

HS TIỂU HỌC NAM-SÁCH ĐI THAM QUAN 23-3-2013




CHÚNG EM VỀ LĂNG BÁC

CHÚNG EM TỚI MAO-ĐIỀN VĂN MIẾU TỈNH ĐÔNG
D
CHÚNG EM ĐẾN  MAO-ĐIỀN - VĂN MIẾU TỈNH ĐÔNG
QUỐC TỬ GIÁM - NƠI ĐÀO TẠO HIỀN TÀI THUỞ TRƯỚC

 KHUÊ VĂN CÁC - CỔNG VÀO QUỐC TỬ GIÁM



Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

HUẾ TRONG MẮT MỘT HỌA SỸ NHẬT BẢN

Chủ Nhật, 24/03/2013 - 00:31

Xem những khung hình lãng mạn về một thành phố nước ở Việt Nam

(Dân trí) – Triển lãm ảnh nghệ thuật của nghệ sĩ Hasegawa Taro (Nhật Bản) vừa diễn ra ngày 23/3 tại New Space Art Foundation (số 15 đường Lê Lợi, TP Huế) đã đem lại nhiều cảm xúc cho chính ngay những người dân Huế về một thành phố nước lạ lẫm nơi họ đang ở.

Lấy chủ đề “Thành phố nước” (Mizumachi) để đặc tả nhiều góc cạnh của cố đô Huế vốn mát mẻ bình yên với nhiều dòng sông tự nhiên, sông đào bao quanh, nghệ sĩ Nhật Bản với con mắt tinh tế đã đặt cảm xúc tự nhiên qua các khung hình rất lãng mạn và đẹp đến không ngờ.
“Sau những ngày sống ở đây, mỗi ngày tôi đạp xe lang thang, vừa chụp ảnh vừa suy nghĩ làm sao để truyền tải cho mọi người “bầu không khí tràn đầy sức sống” của người dân Huế khi ngắm nhìn những khoảnh khắc sông nước mà tôi đã ghi lại được trong các tác phẩm lần này.
Nghệ sĩ Hasegawa Taro
Nghệ sĩ Hasegawa Taro
Tôi chọn thời gian là đêm khuya và sáng sớm – thời điểm có thể ghi lại được bức hình một cách bình dị nhất. Huế là một thành phố tràn ngập thứ gọi là “hương vị cuộc sống”. Tôi thực sự rung động trước sự mới mẻ và đầy sức sống ở nơi đây” – nghệ sĩ Hasegawa tâm sự về cảm hứng sáng tác bộ ảnh “Thành phố nước”.
Triển lãm cũng nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 40 năm thiết lập ngoại giao chính thức giữa Việt Nam – Nhật Bản, kéo dài từ 23/3-3/4.
Huế trong đêm hiện lên đẹp lung linh với những dòng sông tuyệt đẹp bao quanh
Huế trong đêm hiện lên đẹp lung linh với những dòng sông tuyệt đẹp bao quanh
Huế trong đêm hiện lên đẹp lung linh với những dòng sông tuyệt đẹp bao quanh
Huế trong đêm hiện lên đẹp lung linh với những dòng sông tuyệt đẹp bao quanh
Huế trong đêm hiện lên đẹp lung linh với những dòng sông tuyệt đẹp bao quanh
Trong 1 đêm trăng thanh, đứng ở bãi cỏ bờ bắc sông Hương nhìn qua khu phố Tây đường Lê Lợi
Trong 1 đêm trăng thanh, đứng ở bãi cỏ bờ bắc sông Hương nhìn qua khu phố Tây đường Lê Lợi
Phố cổ
Phố cổ
Phố cổ 
Phố cổ
Phố cổ
Phố cổ
Phố cổ
Phố cổ
Huế đẹp liêu trai, nhạt nhòa với những ánh đèn, ánh nước hắt lên từ sông được nghệ sĩ làm hiệu ứng mờ ảo
Đại Dương

VỀ LÊ THIÊN MINH KHOA


Thứ bảy, tháng ba 23

Lê Thiên Minh Khoa: Thơ và đời. Phỏng vấn của BRT_ Đài Truyền hình Bà Rịa_ Vũng Tàu, 15-03-2013. HẢI HÀ (thực hiện)


Nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa

Khác với vẻ ngoài..., thơ của Lê Thiên Minh Khoa nhẹ nhàng, tình cảm và rất đời thường. Gần 40 năm qua, Lê Thiên Minh Khoa đã gắn bó cuộc đời mình với thơ và mảnh đất Bà Rịa – Vũng Tàu như là thứ duyên nợ khó dứt. Nhiều bài thơ của anh như Thị trấn tôi, Ngọn đèn dầu, Trong quán cà phê, Trước mồ một liệt sĩ trẻ… không chỉ được những người yêu thơ truyền nhau đọc mà còn được đưa vào trong các chương trình giảng dạy văn học địa phương và cả trong âm nhạc. Phóng viên brt.vn đã có cuộc trò chuyện thú vị với nhà thơ.




Lê Thiên Minh Khoa: Thơ và đời.
Phỏng vấn của BRT_ Đài Truyền hình Bà Rịa_ Vũng Tàu, 15-03-2013. 
                                               HẢI HÀ (thực hiện)


Phóng viên: Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình xếp thơ anh vào trường phái “thơ đời thường”. Anh nghĩ sao về nhận xét này?
- Lê Thiên Minh Khoa: Sau ngày giải phóng, khi biểu hiện bằng thơ những điều mình chiêm nghiệm về những cảnh đời thường xung quanh mình nhưng thời đó những người yêu thích thơ tôi thường chép tay và đọc cho nhau nghe, như là “văn nghệ dân giả”. Đến thời kỳ đổi mới, giữa thập niên 80 những bài thơ tôi viết về “đời thường” mới được đăng công khai. Bài thơ “đời thường” đầu tiên của tôi được phổ biến trên diễn đàn công khai là bài “Trong quán cà phê” đăng trên báo Văn nghệ Đồng Nai. Trong bài thơ này, các nhân vật đều là “nguyên mẫu” có thực quanh tôi “Người bạn vong niên đàn con thơ dại - chiếc quần dài cắt tả lót cho con” là thầy hiệu trưởng Nguyễn Quốc Hùng, có 5 đứa con vào thời bao cấp. “Người bạn nhà thơ như tay già thợ mộc - giấu sự đời sau rối nét hoa văn” là nhà thơ Vũ Xuân Hương, người sống và viết như một “tay già thợ mộc”. Rồi “người họa sĩ vẽ chân dung kiếm sống - những bức tranh úp mặt vào vách - những bức tranh ngửa mặt lên trời…” là họa sĩ Phạm Hoan, chồng của nhà văn Phạm Thị Nguyệt Cầm. Còn: “Nhà giáo chín chắn nói ra điều mình chưa từng suy nghĩ - và có cuộc đời cứ mòn đi, rỉ ra” có lẽ là không ai ngoài tôi đây.
- Trong các sáng tác của anh, nhiều bài thơ được giảng dạy trong chương trình văn học địa phương đặc biệt bài “Ngọn đèn dầu” được hầu hết các trường THCS trong tỉnh đưa vào giảng dạy trong chương trình  ngoại khóa?(*)
.Tôi viết bài thơ “Ngọn đèn dầu” vào năm 1979, nhân chuyến công tác ở xã Ngãi Giao, huyện Châu Thành cũ (nay là huyện Châu Đức, Bà Rịa–Vũng Tàu), nơi có nhiều đồng bào Ch’ro sinh sống. Đây cũng là dịp xã Ngãi Giao được Nhà nước tặng huân chương vì thành tích xóa mù chữ và đã tổ chức đêm lửa trại “Lễ hội xóa mù chữ”. Xã Ngãi Giao bấy giờ rộng lớn và còn hoang sơ lắm, đứng giữa bóng đêm của rừng núi mênh mông, chứng kiến cảnh từng tốp bà con đi học, mỗi người trên tay một ngọn đèn nhỏ, le lói từ những ngã rừng túa ra… tôi có cảm giác như mọi cái lạnh lẽo, u tối của núi rừng rồi sẽ được xóa hết. Bài thơ “Ngọn đèn dầu” tôi viết xuất phát từ tấm lòng của một người thầy giáo đối với những người giáo viên xung kích đang ngày đêm âm thầm miệt mài mang ánh sáng văn hóa đến cho những đồng bào dân tộc ít người ở những vùng xa xôi hẻo lánh và đầy khó khăn trong những năm đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Những người thầy giáo xung kích trong công tác xóa mù lúc bấy giờ không hẳn là những giáo viên được đào tạo bài bản từ trong các trường sư phạm, chữ nghĩa của họ có thể không nhiều nhưng cái tình với người, với đời thì rất sâu.
Dù thơ tôi chưa thật hoàn hảo, nhưng nó đúng là thơ và đích thị là văn học địa phương. Theo tôi, “ tính bản địa” của văn học không chỉ biểu hiện ở chỗ tác phẩm nêu lên tên đất, tên người cụ thể ở địa phương đó mà chủ yếu là tác phẩm phản ánh cuộc sống và đặc biệt biểu hiện được tâm tình của người dân địa phương.
- Thơ của Lê Thiên Minh Khoa không chỉ được nhiều người yêu thích mà còn được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc?
.Nói theo lý luận mỹ học cổ điển thì “thi trung hữu nhạc” - trong thơ có nhạc. Nhưng thực ra, vì tôi chơi thân với nhiều nhạc sĩ, có dịp “bù khú” với nhau, đọc thơ cho nhau nghe, đồng cảm với thơ và đồng cảm với nhau, mến người nên yêu thơ nên họ phổ thơ tôi. Chẳng hạn năm 2003, tôi dự trại sáng tác tại Đà Lạt, trong đoàn chỉ có ba nhạc sĩ nhưng cả ba nhạc sĩ (Hoàng Lương, Bùi Thanh, Trọng Vĩnh) đều phổ nhạc thơ tôi. Hạnh phúc lắm khi có người đồng cảm với mình, với thơ mình. Đặc biệt, bài thơ “Trước mồ một nữ liệt sĩ trẻ” của tôi đã được nhạc sĩ Trọng Vĩnh (hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam) phổ nhạc thành bài hát “Còn mãi tuổi mười lăm” và đạt giải nhất cuộc thi sáng tác ca khúc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2006.
- Cám ơn anh, chúc anh sẽ có thêm nhiều bài thơ hay.
HẢI HÀ (thực hiện)
http://brt.vn/212/67697/Le-Thien-Minh-Khoa-Tho-va-doi.htm

(*) Chính xác   là đưa vào giảng dạy trong chương trình  chính khóa văn học địa phương theo Phân phối hương trình và SGK do Sở Giáo dục- Đào tạo biên soạn. 

Mời  các tác giả, độc giả  nhắp chuột vào LINK  để đọc:  
QUY ƯỚC GỬI BÀI CỘNG TÁC VÀ GÓP Ý trên Tạp chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG. trước khi gởi bài/comment  trên  tạp chí để tránh những rắc rối không đáng có và tạo điều kiện cho BBT chỉnh sửa bài, lên trang.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

NGÔI ĐÌNH LÀNG GIỐNG (CỔ DŨNG HUYỆN KIM THÀNH TỈNH HẢI DƯƠNG)

ÔNG ĐOÀN DUY THÀNH VỀ THĂM CƠ SỞ CM CŨ Ở CỔ DŨNG HUYỆN KIM THÀNH HẢI DƯƠNG
NGÔI ĐÌNH LÀNG GIỐNG (XÃ CỔ-DŨNG) VỪA MỚI KHÁNH THÀNH
ÔNG ĐOÀN DUY THÀNH - NGUYÊN BÍ THƯ CHI BỘ ĐẦU TIÊN CỦA XÃ,NGUYÊN P.CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG - VỀ CUNG TIẾN XÂY DỰNG ĐÌNH LÀNG

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO


Thứ tư, tháng ba 20

NGUYỄN TRỌNG TẠO. NHÂN DÂN


NGUYỄN TRỌNG TẠO


NHÂN DÂN



Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!

Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô

Những oan hồn chỉ còn bộ xương khô
Đi lũ lượt, đi tràn ra đại lộ
Những oan hồn vỡ đầu gãy cổ
Ôm lá cờ rách nát vẫn còn đi

Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
Những oan hồn không sức gì cản nổi
Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời

Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.

Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu!…

10.2012
NGUYỄN TRỌNG TẠO
http://nguyentrongtao.info/
Mời  các tác giả, độc giả  nhắp chuột vào LINK  để đọc:  

THÔNG TIN VỀ ĐỊA CHỈ MỚI của Tạp chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG trên BLOGSPOT. COM và QUY ƯỚC GỬI BÀI CỘNG TÁC VÀ GÓP Ý trên Tạp chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG.trước khi gởi bài/comment  trên  tạp chí để tránh những rắc rối không đáng có và tạo điều kiện cho BBT chỉnh sửa bài, lên trang.

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

K'IẾN TRÚC TRUYỆN KIỀU...


Tìm thấy ý tưởng kiến trúc từ... truyện Kiều

(Dân trí) - Trên thế giới, hiếm có tác phẩm văn học nào nhận được sự “sùng kính” của cả một dân tộc như Truyện Kiều. Đã có những cá nhân được vinh danh là nhà Kiều học, từng có ngành nghiên cứu mang tên Kiều học và những tổ chức xã hội mang tên Hội Kiều học.

Tìm hiểu kiến trúc qua Truyện Kiều

LTS: Đã có một nền văn học nghệ thuật độc đáo ra đời từ Truyện Kiều như vịnh Kiều, lẩy Kiều. Đã từng có cả một cuốn Từ điển Truyện Kiều và đặc biệt, Kiều còn được coi như một tác phẩm tâm linh có thể đoán định số phận con người qua việc bói Kiều.
Có thể nói bằng lịch sử 300 năm của mình, Truyện Kiều không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đơn thuần mà đã trở thành một “công cụ” để phục vụ cuộc sống. Vì vậy, cuộc tranh luận để làm sáng tỏ Kiều - Nguyễn Du là công việc của quá khứ, hiện tại, tương lai và không có hồi kết.

Truyện Kiều đã, đang và sẽ tiếp tục là đề tài tranh luận, tốn nhiều giấy mực, công sức không chỉ của các bậc tao nhân mặc khách mà còn là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Gần đây, các tác giả Phan Tứ Phùng, Hồ Ngọc Minh, Trần Đình Tuấn đã lập ra Tủ sách Trăm năm (lấy 2 chữ đầu trong câu mở đầu của Truyện Kiều - Trăm năm trong cõi người ta…) nhằm tuyển chọn và giới thiệu các bài viết, bài nghiên cứu đặc sắc về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết Truyện Kiều với bản thân trong thiết kế của Cố KTS Nguyễn Ngọc Ngoạn. Đây có thể coi là một trong những cái nhìn độc đáo, ứng dụng Truyện Kiều vào trong kiến trúc Việt Nam.

***

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm: “Giao lưu, trao đổi, tìm hiểu về Truyện Kiều, về Nguyễn Du là giao lưu, trao đổi, tìm hiểu về ngôn ngữ Việt, về văn hóa Việt, một nền văn hóa có truyền thống lâu đời và giàu bản sắc dân tộc. Đó là một hoạt động bổ ích và thiết thực, góp phần nâng cao dân trí trong một xã hội học tập.
Hoan nghênh ý tưởng tốt đẹp của việc thành lập Tủ sách Trăm năm, loại sách chuyên khảo về Truyện Kiều, về Nguyễn Du.
Hy vọng Tủ sách sẽ đóng góp thiết thực cho việc nâng cao hiểu biết của bạn đọc về Truyện Kiều, về Nguyễn Du, về ngôn ngữ, về văn hóa Việt”
Truyện Kiều với bản thân trong thiết kế

Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du không một người Việt Nam nào là không thuộc dăm ba câu ngâm nga trong mọi hoàn cảnh mà các nhà thiết kế chúng ta cũng nhiều khi tay vẽ miệng ngâm se sẽ mấy câu để hỗ trợ cho việc mình làm.

Riêng tôi, những câu thơ trong Truyện Kiều đã giúp tôi tìm ý trong một số công trình, mà sự việc này đến với tôi một cách thật là ngẫu nhiên.

Khi thiết kế Liên cơ quan (công trình cao 6 tầng ở phố Lê Đại Hành, thường gọi liên cơ quan Vân Hồ, xây dựng xong năm 1962), công trình ở trên một khoảng đất một phần là ao, như vậy đất không đồng đều, nhà phần 4 tầng, phần 6 tầng, vấn đề giải quyết móng là nan giải.

Cơ quan nằm cạnh công viên Thống Nhất và ý đồ thiết kế lúc đó là tạo nên cùng với Bộ Kiến trúc một tấm bình phong sau công viên. Tôi đi trên đường Nam Bộ nhìn qua Hồ Bảy Mẫu để thấy toàn bộ khối kiến trúc.

Đến cổng nhìn thấy cầu vượt làn nước, vắt mình sang hòn đảo tôi chợt nhớ đến "Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu" và ý thiết kế liên cơ quan thể hiện rõ ràng ra trước mắt tôi: làm hai cánh hai bên 4 tầng, và nhà giữa 7 tầng (6 tầng thường, 1 tầng của cầu thang lên mái).

Nối các tường của 3 nhà với nhau bằng các cầu, như vậy các móng nhà đều độc lập, không liên kết với nhau, không sợ sự lún của nhà này ảnh hưởng đến nhà khác. Ý đồ thiết kế được thực hiện và phương án được chấp nhận. Song cơ quan ngày nay khác hẳn mà đó lại là vấn đề khác... (Xem bài giới thiệu Liên cơ quan trong Nội san Kiến trúc của Đoàn Kiến trúc sư).
 
Thiết kế bể bơi, tôi có ý định tạo nên một khung cảnh vui tươi cho các bạn trẻ ưa môn thể thao thể dục này và tôi mường tượng đến cảnh tắm. Đột nhiên câu Thang lan rủ bức trướng huỳnh tắm hoa đến trong ký ức của tôi và kỳ diệu chữ thang đã khiến đầu bút chì của tôi vẽ cẩu thang từ phòng khởi động lên mặt bể bơi hình xoáy trôn ốc và kiến trúc trên bằng một mái tròn như cái lọng che cầu thang.

Hình thù thật khỏe mạnh và khoáng đãng, thể hiện rõ ràng ý và công dụng của cầu thang. Điểm này là diễn đạt nhất theo nhận xét của các huấn luyện viên bơi lội, coi như hoàn hảo, song - bao giờ cũng có chữ song - chưa được thi công... Ý đồ còn đó tôi thiết tha mong rồi đây sẽ được thực hiện.

Truyện Kiều với bản thân trong thiết kế
Cố Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn (1912- 1990)
 
Phòng thu thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam ở phố Quán Sứ là một vấn đề nan giải trên hai mặt: kỹ thuật về âm thanh mà khả năng của bản thân chỉ có hạn, kiến trúc ngôi nhà phải nối liền hai nhà có sẵn đặt không thẳng hàng. Kiến trúc một nhà là mới làm khi hòa bình được lập lại, một ngôi nhà loại biệt thự xây dựng trước đây trên nửa thế kỷ. Nhiệm vụ của kiến trúc gay go: ở trên vị trí khá lắt léo, làm sao nối hai thái cực cũ và mới cho hòa hợp?

Tôi nghĩ phòng thu thanh có tiếng đàn, tiếng hát. Tôi liên tưởng đến chỗ Thúy Kiều gẩy đàn theo yêu cầu của Kim Trọng. Tôi vừa vẽ vừa se sẽ ngâm Khúc đâu Tư mã Phượng cầu. Chữ Phượng tôi ngâm với tất cả lòng trìu mến, với cả một tâm tình đằm thắm. Trước mắt tôi chim phượng bay, chim phượng lượn và vẽ lên nền trời xanh biếc một đường cong tuyệt mỹ... Tay tôi đưa bút chì trên mảnh giấy trắng ngần một đường cong nối liền mặt của hai nhà có sẵn. Đó là hành lang của phòng thu thanh. Đường cong này đã làm mất sự hẫng về hình khối cũng như về kiến trúc, đã là một đầu nối giữa cũ và mới (xem Nội san Kiến trúc).

Phòng thu thanh Đài Tiếng nói Việt Nam, theo chủ quan của tôi và cũng theo dư luận của những người đã sử dụng hoặc tham quan, là một thành công tương đối khả quan, chúng ta đều có thể đến tận nơi để đánh giá đúng kết quả.

Nhà giải khát công viên Thống Nhất, nghiên cứu mặt chính phần nối tiếp phòng giải khát trong nhà và sân lộ thiên, sự biến chuyển từ kiến trúc bên này qua bên kia quá đột ngột. Giải quyết ra sao? Tôi hí hoáy vẽ, xóa, tẩy. Mảnh giấy bóng này đặt lên mảnh giấy bóng kia. "Không được" lại "không được" tôi tự nhủ như vậy...

Tiếng chim sẻ ríu rít vọng đến tôi - dù chỉ là chim sẻ - tôi thoáng nhớ đến ngoài song thỏ thẻ oanh vàng rồi liên tưởng đến gương nga chênh chếch nhòm song. Bao nhiêu hình ảnh nên thơ vút đến với tôi và tôi vẽ chỗ chuyển tiếp mấy chiếc song trên đó treo vài cây phong lan... Kiến trúc giải quyết có thể coi là tạm ổn, song phải nhận rằng không sao đẹp bằng lời thơ của Nguyễn Du.

Hồi tưởng lại trước đây trên một phần tư thế kỷ, tôi mới ở trường ra, đã cùng kiến trúc sư Nguyễn Xuân Tùng thiết kế chùa Quán Sứ Hà Nội. Một mớ rối bòng bong của các mâu thuẫn về kỹ thuật, về phong cách, về mỹ quan, về tôn giáo, và về nhiều khía cạnh khác quay cuồng trước mắt chúng tôi quanh các bản thiết kế đã được chọn lọc.

Chùa thấp, dáng dấp, các chùa thông thường, cửu phẩm liên đài vươn lên cao... Chúng tôi nghiêng đầu, ngẹo cổ ngắm... Chúng tôi đến thực địa, đi bên này đường, sang bên kia phố của phần liên đài cao, cao quá, tầm nhìn quá gần lại còn làm chướng mắt chùa. Bỏ đi, chùa thấp, bình thường... không được. Làm ra sao? Chúng tôi băn khoăn, suy nghĩ...

"Chùa đâu trông thấy nẻo xa..." Tôi nghĩ tới câu thơ đó một cách ngẫu nhiên và đặt vấn đề phải làm sao cho trông thấy chùa từ đầu phố... Đưa chùa lên cao: lênh khênh, mất tỷ lệ, vẽ đi vẽ lại không đạt...

"Sẵn Quan Âm Các vườn ta", không hiểu sao chữ "Các" nhắc tôi đến "Khuê Văn Các" ở Văn Miếu. Chúng tôi hình dung ngôi chùa hai tầng...

Táo bạo! Lạ kiểu! Quái gở! Đó là những "tiếng bấc, tiếng chì", chúng tôi kiên trì chịu đựng. Như một gáo nước lạnh dội vào: quan điểm của tôn giáo buộc Phật phải "tọa liền với đất...". Ở đây, chúng tôi vấp phải tất cả những cái gì đã ăn sâu vào con người, đã quen thuộc với các ngôi chùa thấp lè tè với chín, mười một gian chi đó... với ấn tượng hai tầng là các nhà Tây mới được nhập cảng...

Tôi chùng tay... Kiến trúc sư Nguyễn Xuân Tùng động viên "phải kiên trì" và chúng tôi mải miết tiếp tục nghiên cứu... Cuối cùng phương án được chấp nhận. Những ấn tượng ban đầu hình như tiêu tan hết và chùa Quán Sứ hai tầng đã được xây dựng... Chúng tôi những người thiết kế - tự nhủ rằng không biết có quá đáng không - đã dám nghĩ, dám làm, đã viết một dòng nhỏ trong trang sử kiến trúc tôn giáo Việt Nam.
 
Truyện Kiều với bản thân trong thiết kế

Đánh giá đúng mức chùa Quán Sứ phải đặt chùa trong bối cảnh lịch sử của thời đại, trong giai đoạn bao trùm bởi một nền văn hóa nô dịch, trong giai đoạn mà số kiến trúc sư đầu tiên chỉ là đếm trên đầu ngón tay. Còn nó chưa hoàn toàn Việt Nam, nó còn... và còn cái này, cái khác... Thì đó lại là chuyện khác.
 
 
Cố KTS Nguyễn Ngọc Ngoạn