Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

TƯỞNG TƯỢNG


TƯỞNG TƯỢNG
(tặng K.Th – tác giả NM&NC)



Em giống như con hổ
dũng mãnh mà bao dung
Nên một mình chịu khổ
trả nợ đời lao lung !

Khi nào mà khổ tận
ắt có ngày cam lai
Đông tàn cùng Nước mắt
Nở Nụ cười giêng hai !

Làng Hóp 28-8-2013 T.D

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

CA SỸ VIỆT HIỆN ĐẠI TRONG MẮT NHẠC SỸ NGUYỄN ÁNH 9

TẢN MẠN: ÔI, CA SỸ! (*)


(Ca Sỹ "tóc ngắn" Mỹ Linh)



NHẠC SỸ NGUYỄN ÁNH 9 "MỔ XẺ" CÁC CA SỸ 

THANH LAM - ĐÀM VĨNH HƯNG - HỒ NGỌC HÀ ...


(VTC News) – Với sự am hiểu sâu sắc, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 không ngần ngại ‘mổ xẻ’ các gương mặt đình đám nhất làng nhạc Việt như Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà ...


- Có thâm niên 60 năm trong nghề, ông đánh giá thế nào về thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay?



Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Bây giờ, nhạc để xem nhiều hơn là để nghe. Người ta làm giải trí kiếm tiền, coi qua rồi bỏ chứ hiếm người tâm huyết làm nghệ thuật. Điều này khiến tôi buồn lắm vì con đường nghệ thuật của mình không có những người chung chí hướng để làm tốt vai trò nghệ sỹ.
- So với thế hệ trước như ông, giới ca - nhạc sỹ Việt hiện nay có gì khác biệt đáng nói?
Hồi xưa, người nhạc sỹ viết ca khúc từ những cảm xúc thật của họ, họ viết ra để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cho mọi người chứ họ không viết nhạc để bán. Còn bây giờ, nhạc sỹ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác.
Ca sỹ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa. Nhưng ít chú trọng đến xúc cảm âm nhạc, không để tâm hồn vào bài hát.
(Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9) 
Hồi xưa, có những giọng ca còn để tiếng đến bây giờ như Lệ Thu, Thanh Thúy, Thái Thanh… nhưng bây giờ những ca sỹ hát giọng tốt đếm trên đầu ngón tay, đã vậy lại bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc.
Tôi nói có lẽ sẽ đụng chạm đến những người học thanh nhạc. Người ca sỹ học thanh nhạc hát phải phát âm cho tròn chữ, và cố gắng đưa giọng mình cho tròn trịa, giọng ngân cao vút… nhưng quá mải lo kỹ thuật nên hát không có cảm xúc. Thanh Lam hát Cô đơn còn thua ca sỹ nghiệp dư!
- Những ca sỹ được phong hàng diva như Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Trần Thu Hà có bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc?
Thanh Lam, Mỹ Linh giọng hát rất đẹp, cái gì cũng tốt nhưng đều bị vướng kỹ thuật thanh nhạc nên nhiều lúc nhạc cảm không có, tâm hồn bài hát không có. Hồng Nhung hát tốt hơn Mỹ Linh, Mỹ Linh tốt hơn Thanh Lam.  
Đơn cử, nghe Thanh Lam hát bài Cô đơn của tôi buồn lắm! Nó không ra cái cô đơn, thua một ca sỹ nghiệp dư hát vì hát không có hồn dù giọng đẹp thiệt! Thanh Lam hát những bài sâu lắng nhiều khi đóng kịch nhiều hơn là hát. 
Mà đóng kịch phải như người diễn viên, người ta nhập hồn vào vai diễn đó, ví dụ Kim Cương trong Lá sầu riêng, cô là nhân vật cô gái đau khổ tên Tâm chứ không phải là nghệ sỹ Kim Cương, phải quên Kim Cương đi! Ca sỹ cũng phải hát 'nhập vai' như vậy mới ra ca sỹ.
Trần Thu Hà thì khôn hơn, biết cách lợi dụng kỹ thuật để áp dụng. Nhưng mấy người được như Trần Thu Hà? Người nào cũng phô trương, tôi phải hát giọng cao tới nốt đó tôi mới là ca sỹ, còn hát chưa tới thì chưa phải là ca sỹ. Cái đó là sai lầm tai hại vô cùng và không ai chấp nhận.
- Hai nữ ca sỹ đang nổi tiếng nhất trên thị trường hiện nay là Mỹ Tâm và Hồ Ngọc Hà, ông đánh giá tài năng của họ ra sao?
Mỹ Tâm chỉ hát nhạc Pop bình thường thôi, nhưng được cái là sáng sân khấu, xử lý bài hát chính xác. Mỹ Tâm cũng có những ca khúc hát không tới, gặp bài nào hát tới mới hay, như Cây đàn sinh viên, Ước gì... 
Mỹ Tâm hát chỉ hợp với tuổi trẻ. Về tính nghệ thuật thì Hồng Nhung, Trần Thu Hà hát xong có để lại ấn tượng, còn Mỹ Tâm chỉ nghe vui mắt, vui tai, nghe qua xong rồi thì thôi, không để lại ấn tượng gì hết.
Mỹ Tâm được cái là may mắn rơi vào đúng thời điểm không có ai cạnh tranh, từ đó nổi tiếng và khi nổi tiếng rồi thì rất khôn khéo đầu tư vào hát, múa, sắc đẹp để giữ vị trí. 
(Hồ Ngọc Hà và Mỹ Tâm) 
Hồ Ngọc Hà hát chỉ nghe chơi thôi! Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm, khều khào không à! Hồ Ngọc Hà đẹp, có vóc dáng sân khấu, chịu khó múa… cái gì cũng đẹp nhưng giọng hát thì lại không được. 
Khi diễn tả nội tâm, Hồ Ngọc Hà diễn kịch tính nhưng đóng kịch chứ không thật. Ca sỹ hát phải biến mình thành nhân vật trong ca khúc mới hiểu nỗi đau làm sao. Không lẽ, ngoài đời mình buồn là phải hét, gào thét? Đâu phải vậy! 
- Với các giọng ca nam đang nổi tiếng như Bằng Kiều, Đàm Vĩnh Hưng, Quang Dũng… ông đánh giá thế nào?
Bằng Kiều cũng giọng tốt như Trần Thu Hà nhưng sau này khoe giọng quá, cố hát lên cao vút để không ai bắt chước được. Thành ra, Bằng Kiều hát bài Buồn ơi chào mi của tôi khiến khán giả ở dưới sững sờ luôn! Tính lại thì hiệu quả sân khấu có nhưng tôi mở băng ra nghe thì phải nghe Tuấn Ngọc hay Xuân Phú, Trọng Bắc hát.
Quang Dũng hát được vài bài của Trịnh Công Sơn chứ không phải là tất cả. Còn Đàm Vĩnh Hưng chỉ được bề nổi vậy thôi, tôi không cho là ca sỹ đúng nghĩa. Tôi chỉ cho Đàm Vĩnh Hưng là một người hát. Đàm Vĩnh Hưng cố hát nhạc xưa, nhạc vàng mà hát có ra đâu! 
( Đàm Vĩnh Hưng)
Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 không thích Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc của ông 
Đàm Vĩnh Hưng hát bài Ai đưa em về của tôi, tôi bảo ‘con đừng hát bài của bố nữa, tội nghiệp bố lắm’. Tôi không thích, tôi nói thẳng luôn. Đàm Vĩnh Hưng nói‘nhưng con thích hát nhạc bố…’, tôi nói ‘nhưng con không nên hát nhạc của bố thì hay hơn’. 
Thật ra, giọng Đàm Vĩnh Hưng nửa Nam nửa Bắc, cách thức hát cũng không có và lối hát cũng vậy. Hồi xưa, Đàm Vĩnh Hưng mà đi hát thì chỉ xứng là ca sỹ loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sỹ chính của phòng trà đâu! 
- Ngoài danh ca Tuấn Ngọc thì những giọng ca nào khiến ông hài lòng nhất?
Giọng nữ thì tôi thích Ngọc Anh, Hồng Nhung, Ánh Tuyết, Trần Thu Hà… Nguyên Thảo nếu tiếp tục hát như ngày xưa thì rất hay. Ngày xưa, Nguyên Thảo hát cho thỏa đam mê còn sau này, bị gò bó vào kỹ thuật như Mỹ Linh để khoe giọng và vô tình giết chết tình cảm. 
Vừa rồi làm đĩa than của tôi có 2 bài Nguyên Thảo hát. Cách đây 6 năm, Nguyên Thảo hát Buồn ơi chào mi xuất thần luôn, nhưng giờ Nguyên Thảo để tâm đến kỹ thuật nhiều nên tình cảm không còn, so ra khác hẳn.
Giọng nam thì ngoài Tuấn Ngọc còn có Trọng Bắc, Lê Hiếu… Tuấn Hiệp lúc trước hát tốt, tôi thích nhưng giờ chạy theo hát nhạc vàng bị mất chất.
- Nhưng rõ ràng trên thị trường, những giọng ca này không phải nổi tiếng nhất, được khán giả ưu ái nhất. Theo ông vì sao có nghịch lý này?
Nhiều ca sỹ hát hay nhưng chưa nổi được, tại vì bây giờ còn phụ thuộc vào công nghệ lăng xê. Khán giả cũng bị ảnh hưởng bởi phim ảnh Hàn Quốc nhiều quá, 10 cái clip của Hàn Quốc thì 11 cái có nhảy rồi! Cái đó gọi là âm nhạc giải trí, nghe qua rồi bỏ, khác xa với nghệ thuật.
Tôi thấy giới trẻ bây giờ nghe nhạc vô tội vạ, nghe theo phong trào, chạy theo lai căng ngoại quốc nhiều quá nên không còn bản chất. Mong có nhiều nghệ sỹ ‘tử tế’ và người nghe ‘tử tế’
- Với những đánh giá này, phải chăng gu thưởng thức âm nhạc bây giờ của khán giả quá khác với ông, bởi đơn cử, Đàm Vĩnh Hưng đang được phong là ‘ông hoàng nhạc Việt’?
Không phải! Nếu đem so sánh Tuấn Ngọc với Đàm Vĩnh Hưng, người ta vẫn thích nghe Tuấn Ngọc hát nhiều hơn, đúng không? 
Nghe Tuấn Ngọc hát thấy nó khác liền, hát ra là cảm xúc đến với người nghe chứ không phải gắng gượng. Tại vì Tuấn Ngọc đã sống trong bài hát đó, khi hát Tuấn Ngọc để tâm trạng vào bài hát, nói lên tâm trạng của nhiều người. Ví dụ khi mình bị người yêu bỏ, nghe Tuấn Ngọc hát Buồn ơi chào mi, nghe nó đã lắm! 
Tuấn Ngọc vẫn là giọng ca số một dù tuổi tác, thời gian làm cho giọng của Tuấn Ngọc không còn được đẹp như ngày xưa nữa, nhưng cái xúc cảm vẫn là Tuấn Ngọc và xúc cảm càng ngày càng sâu hơn.
- Vậy theo ông, thị trường nhạc Việt sẽ đi về đâu?
Đây là vấn đề lớn, cả một thế hệ chứ không phải đơn giản, ăn thua là cách giáo dục của gia đình với con em làm sao. Nếu trong một gia đình chỉ có tối ngày đi kiếm tiền thì tinh thần nghệ thuật của họ chết rồi, bị tiền bạc chi phối hết. 
Thành ra, họ cũng không chăm sóc con cái, cứ cho tiền là xong. Họ cũng ỷ lại tiền, đưa con vào trường này trường kia, mặc con muốn làm gì thì làm. 
Theo tôi, thị trường nhạc Việt vẫn đang nằm yên. Rồi từ từ, nhạc thị trường sẽ rớt dần và tới một giai đoạn nào đó, nghệ thuật sẽ lên ngôi. Nhạc thị trường tự động phát sinh rồi sẽ tự động chết bởi những gì không hay sẽ không tồn tại. Tôi tin tưởng như vậy. Đời tôi không thấy nhưng đời con, đời cháu của tôi sẽ thấy điều này.
- Sau 60 năm cống hiến cho nghệ thuật, điều ông mong muốn nhất là gì?
Tôi chỉ mong muốn duy nhất là có nhiều nghệ sỹ tử tế và người nghe nhạc tử tế. Tất cả những gì cứ để thử lửa đi, đốt cách mấy thì vàng cũng vẫn là vàng. Mình hãnh diện là người Việt Nam không thua ai hết!
- Xin cảm ơn ông!
P/s: (*) tựa bài viết do Mộc đặt.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

SỐNG TRONG ỐNG CỐNG,KIẾM TIỀN NUÔI CON ĂN HỌC

Bố thủ khoa sống trong ống cống kiếm tiền nuôi con

- Hơn 10 năm nay, để kiếm tiền nuôi con, chú Nguyễn Hữu Định, bố bạn Nguyễn Hữu Tiến (một trong 17 thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội) đã sống tạm bợ khắp vỉa hè, lều bạt ở Thủ đô. Chú chưa một lần thuê nhà trọ, thậm chí nhiều lúc còn ở trong ống cống bỏ hoang.
BẤM ĐỂ XEM CLIP
“Ở trọ trần gian” là câu nói đùa chú Nguyễn Hữu Định mô tả về cuộc sống mưu sinh của mình suốt 10 năm ở trung tâm thủ đô Hà Nội.
 “Nhà trọ” của chú đơn giản lắm, nay xin ở công trường xây dựng tạm bợ, mai phiêu dạt ra nằm ở các bốt điện thoại, cây rút tiền tự động. Có khi mệt quá, chú kiếm tạm mái hiên của một ngôi nhà nằm hơi khuất với mặt phố để ngủ tạm.
thủ khoa, ĐH Y
Vì con, chú Định không ngại vất vả khó khăn thậm chí ở ngoài đường hay ống cống. (Ảnh: Văn Chung)
Vợ chồng chú Định ở quê thôn Động Phí, xã Phú Túc, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, có làm thêm mấy sào ruộng.
Nhưng chừng đó không thể nuôi nổi 4 người con ăn học. Gia đình phải đi vay mượn khắp nơi, thậm chí vay lãi ngày để lo cho chuyện học hành cho các con. Số tiền giờ đã gần 100 triệu đồng.
Ngày tôi tới thăm căn nhà nhỏ của cô chú ở thôn Động Phí, người đến chúc mừng Tiến nhiều mà người tới đòi nợ lãi cũng chẳng ít. Bà ngoại em Đặng Thị Vót, đã ngoài 80 tuổi vẫn phải giúp các cháu bằng những bát gạo, củ khoai ông bà có.
Cô Hoàng Thị Thanh, vợ chú hết đi phụ hồ, làm thuê, giờ ở nhà đi vặt lông vịt buổi đêm kiếm tiền. Còn chú, từ đi bốc vác, phụ hồ,…nay “ổn định” với hòm đồ nghề sửa xe đạp và một cái chai nhỏ bán xăng trên đường Lê Văn Lương kéo dài.
Người cha với đôi bàn tay chai sạn, gương mặt đăm chiêu: “Mỗi ngày tiền kiếm được vài chục, ngày nhiều thì hơn 100.000 đồng tôi chẳng dám thuê nhà trọ, ở lang thang bên ngoài, điện đóm cũng không có”.
Sau nhiều lần di chuyển, giờ chú mới chuyển ra ở trong ống cống bỏ hoang trên đường Lê Văn Lương kéo dài.
Chiếc cống được che đậy bằng tấm gỗ công trường bỏ đi, chú mang về chắp vá thành cửa che nắng, che mưa. Vì sợ nửa đêm ngủ ai đó vào đánh hay trấn lột lấy đồ nghề nên chú cẩn thận gửi hòm nghề, xe đạp bên cổng bảo vệ của khu đô thị đối diện “nhà” của chú, bên kia đường.
thủ khoa, ĐH Y
Chú Tiến với công việc sửa, vá xe đạp xe máy trên đường Lê Văn Lương kéo dài. (Ảnh: Văn Chung)
Nhớ về 10 năm phiêu dạt trên đất thủ đô, chú chẳng thể quên những năm làm sửa xe từ Cầu Giấy, đường Láng rồi đến đường Lê Văn Lương. Nhiều lần không có chỗ ngủ, gặp trận mưa to phải ngủ nhờ phòng để đồ của nhà vệ sinh công cộng có hơn 1 mét vuông mà hai người nằm, chân co lại không thể chuyển mình.
Hay nỗi vất vả của những lần ngủ vỉa hè, chú phải chờ đến  9 - 10 giờ tối mới dám ngủ, đến 4h sáng dậy vì sợ người ta đi lại nhiều và “ngại” nữa.
Niềm vui, hạnh phúc và là động lực lớn nhất để chú Định và vợ cố gắng làm ăn chính là những đứa con chăm ngoan học giỏi.
Nguyễn Hữu Tiến vừa đỗ thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội với 29,5 điểm.
Người em sinh đôi Nguyễn Hữu Tiền cũng đỗ Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội với số điểm 26.
Trước Tiến, còn có 1 người chị đang học năm cuối Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn; người chị thứ 2 học năm thứ 3 CĐ Xây dựng trên Hà Nội. Hai người chị được bố mẹ xin cho ở kí túc xá của trường để tiết kiệm chi tiêu.
thủ khoa, ĐH Y
Chú Định ở trong ống cống bỏ hoang, ngày ngày sửa xe kiếm tiền nuôi con ăn học. (Ảnh: Văn Chung)
 “Biết bố nó khổ lắm. Nhiều khi tôi với các con cũng khuyên thuê nhà ở nhưng chú lại gạt đi, bảo để dành tiền nuôi con” – cô Thanh tâm sự.
Còn chú Định phân trần: “Nhiều khi các con cũng khuyên về ở với chúng nó, nhưng tôi gạt đi, nói con phải gắng học hành. Bố còn sức khỏe sẽ lo cho con ăn học”.
“Em biết bố mẹ vất vả nên chỉ biết cố gắng thôi. Nếu sau này xin được dạy thêm em sẽ nói với bố để hai bố con về ở cùng với nhau” – Tiến nghẹn ngào.
Chú Đặng Văn Giao (người thôn Nội Xa, xã Vạn Thái, Ứng Hòa, Hà Nội) hiện ở gần “nhà” của chú Định cho biết: “Cậu ấy về khu này ở đã hơn 2 năm. Vừa rồi dựng tạm túp lều để ở nhưng vừa bị người ta kéo xuống. Chú ấy kéo tạm được mấy thanh gỗ, thêm cái chiếu ở trong ống cống ngay sau căn lều của tôi. Thật khâm phục khi vợ chồng chú ấy có những người con giỏi giang, ngoan ngoãn”.
  • Văn Chung

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

SÓNG HỒNG,XUÂN DIỆU XƯỚNG HỌA

Khi xưa Sóng Hồng viết:
Nếu thi sĩ nghĩa là "ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây", Ðể tâm hồn treo ngược ở cành cây Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu; Nếu thi sĩ nghĩa là nhăn với mếu, Nghĩa là van Thượng đế rủ lòng thương, Hồn bơ vơ lạc lõng ở mười phương, Khóc rả rích như ve sầu tháng hạ; Nếu thi sĩ vùi đầu mài miết tả Cặp "tuyết lê" hồi hộp trước tình yêu, Cho cuộc đời là mộng ái cao siêu, Chìm đắm ở thương hoa và tiếc ngọc; Nếu thi sĩ nghĩa là đem gấm góc Phủ lên trên xã hội đã điêu tàn, Véo von ca cho át tiếng kêu than Của nhân loại cần lao đang giãy giụa; Thì bạn hỡi, một nhà thơ như rứa Là tai ương, chướng họa của nhân quần, Nhọc tơ lòng mà phí cả ngày xuân Ðể ca ngợi bất công và tàn ngược;
 .........
** Là để trả lời bài của Xuân Diệu : 

Cảm xúc - Xuân Diệu
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió, Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây, Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây, Hay chia xẻ bởi trăm tình yêu mến.
Đây là quán tha hồ muôn khách đến; Đây là bình thu hợp trí muôn hương; Đây là vườn chim nhả hạt mười phương Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc...
Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc, Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm; Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm... Của xanh thẳm thấy luôn màu nói sẽ...
Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ, Nghìn trái tim mang trong một trái tim Để hiểu vào giọng suối với lời chim, Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng đọng.
Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng; Đi trong sân mà nhớ chuyện trên giời; Trút thời gian trong một phút chơi vơi; Ngắm phong cảnh giữa hai bè lá cỏ...
Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ, Mà vạn vật là muôn đá nam châm; Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm, Sao lại trách người thơ tình lơi lả ?

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

MỸ TÂM VỚI PHONG CÁCH THỜI TRANG

Hành trình 'lột xác' về phong cách thời trang của Mỹ Tâm

Thời gian gần đây, sự "lột xác" rõ rệt trong phong cách thời trang cũng như vẻ ngoài của nữ ca sĩ đã thực sự gây ấn tượng mạnh trong lòng công chúng.

  Gu thời trang của Mỹ Tâm từ trước đến nay chưa hề được đánh giá cao, bởi "Họa mi tóc nâu" thường xuyên xuất hiện với những bộ cánh theo phong cách rườm rà, lóng lánh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lối ăn vận của người đẹp dường như đã có sự chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt trong thời gian tham gia "bộ 3 quyền lực" của Vietnam's Idol, sự xuất hiện của Mỹ Tâm khiến người ta không khỏi bất ngờ với phong cách sang trọng, quý phái. Cùng nhìn lại hành trình thời trang và sự "lột xác" đáng ghi nhận của Mỹ Tâm.

Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Mỹ Tâm giản dị của những ngày còn đi học.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Năm 2000, khi bắt đầu bước chân vào showbiz, Mỹ Tâm được người ta nhớ đến với mái tóc ngắn cá tính đặc trưng.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Tuy nhiên, trang phục cô lựa chọn thì lại khá đơn giản. Người đẹp thường xuyên lựa chọn những thiết kế rộng rãi và thoải mái.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Hay hơi nam tính và không hề tôn đường cong cơ thể.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Bắt đầu từ năm 2004, Mỹ Tâm "chuyển mình" qua phong cách gợi cảm hơn. Kiểu tóc thẳng mượt cùng những chiếc váy điệu đà giúp người đẹp xây dựng hình ảnh nữ tính hiệu quả.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Cùng với đó là những trang phục bó sát làm nổi bật đường cong cuốn hút. Tuy nhiên, những bộ cánh của Mỹ Tâm thời điểm này lại thường bị nặng về các chi tiết rườm rà, kiểu cách.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Đôi khi còn gam màu chói lọi, không mấy hợp với dáng người cô.
 Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Đến tận năm 2010, phong cách này vẫn theo chân Mỹ Tâm lên sân khấu ca nhạc. Tuy các gam màu nóng như đỏ, hồng, cam... đã được tiết chế, nhưng những chất liệu nặng nề như da bóng hay đính sequin và voan xếp layer vẫn khiến phong cách của Mỹ Tâm hơi diêm dúa
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Năm 2011, tuy đã có tiến bộ trong cách phối màu trung tính dịu nhẹ, nhưng style phối đồ của Mỹ Tâm vẫn còn bị đánh giá thiếu tinh tế, thời trang.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Đặc biệt, trang phục trên sân khấu của người đẹp luôn gắn liền với những chi tiết "truyền thống" như lông vũ, đá màu hay voan tầng tầng lớp lớp.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Những trang phục "lấp lánh" quen thuộc của Mỹ Tâm trên sân khấu.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Gam màu nóng cùng chất liệu bóng, mỏng manh dễ làm lộ khuyết điểm cơ thể của người đẹp.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Thế nhưng, thời điểm cuối năm 2012, phong cách thời trang của Mỹ Tâm đã bắt đầu có sự lột xác ngoạn mục. Mặc dù vẫn sử dụng chi tiết sequin lóng lánh, nhưng nền váy đơn sắc khiến người đẹp trông thật nhã nhặn và trở nên vô cùng quyến rũ.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Chiếc váy ánh kim gam màu tím trầm tôn da mang đến vẻ đẹp cổ điển hoặc bộ đầm ánh kim xẻ ngực sâu táo bạo mà không hề phản cảm đã khiến cô quyến rũ hơn rất nhiều.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Hóa thành nữ giám khảo sang trọng, quyền lực của Vietnam's Idol trong chiếc đầm ôm sát đính sequin đen, và quý phái với váy bodycon họa tiết khoe eo thon.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Mỹ Tâm tự tin khoe đường cong và lưng trần với chiếc váy đỏ cut-out nóng bỏng, còn chiếc váy sequin ánh bạc kết hợp hoàn hảo cùng màu son đỏ và kiểu tóc tết đã làm "Họa mi tóc nâu" thật thanh lịch, cổ điển.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Chiếc váy đỏ cổ ngang giúp Mỹ Tâm tôn da trắng nuột nà. Còn họa tiết hoa cũng được Mỹ Tâm sử dụng khá hài hòa trong những chiếc đầm gợi cảm và nữ tính.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Mỹ Tâm trông phong cách hơn với áo voan lệch vạt nhấn nhá bởi chiếc quần skinny họa tiết bắt mắt. Người đẹp cũng biết làm nổi bật cùng chiếc váy cúp ngực có họa tiết hoa ngọt ngào.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Ngoài sự thay đổi rõ rệt trong phong cách thời trang, người đẹp còn khiến công chúng phải khen ngợi phong cách trang điểm nhẹ nhàng, khiến cô trẻ trung hơn hẳn so với tuổi.
Mỹ Tâm, lột xác, phong cách
Vẻ rạng rỡ, tự nhiên vốn có cộng với sự "lột xác" đáng khen ngợi trong phong cách đã mang tới cho Mỹ Tâm hình ảnh mới cuốn hút, ấn tượng hơn rất nhiều.

Theo Trí Thức Trẻ