Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

RẤT NHIỀU NGƯỜI VIỆT HAM TIỀN,VÔ CẢM,HÈN NHÁT

Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát

nguyen_lan_dung_nguoi_viet_xau_xi_giaoduc.net.vn_copyPGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều VIỆT tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng: Người Việt hiện đại xấu nhất là thói hám danh, chuộng lạ, sính ngoại, sính hình thức,… còn với GS Nguyễn Lân Dũng thì: “Tự nhiên biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội (cái gọi là chủ nghĩa mackeno) – Tôi cho đó là cái xấu nhất đang kìm hãm sự phát triển của xã hội ta, cản trở việc phát huy các thành tựu của sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng. 
Báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi trao đổi với GS.Nguyễn Lân Dũng xung quanh vấn đề này.
Tự biến mình thành hèn hạ
-  Là một Giáo sư – Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân rất gần gũi với người Việt Nam, theo ông, người Việt có  tính xấu nào cần phải thay đổi trong thế giới hiện đại?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Không có tính xấu nào là của mọi người Việt, nhưng có thể có những tính xấu của một bộ phận không nhỏ người Việt. Trong thế giới hiện đại mọi người đều tiếp nhận được không ít những nét đẹp văn hóa do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đem lại. Chẳng hạn như thói quen thường xuyên theo dõi tin tức trong và ngoài nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền thanh, truyền hình. Với giới trẻ là thông qua internet, điện thoại trực tuyến…
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường bên cạnh các ưu việt rõ rệt so với nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, nhưng do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ mà còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội. Cái chính là việc chạy theo đồng tiền bằng mọi giá.
Trước đây trong các cuộc kháng chiến, mọi người sống giản dị, thân thiện với nhau, khoảng cách giàu nghèo thu hẹp, cán bộ gần gũi với dân và tôn trọng dân. Ngày này, bộ phận nhẽ ra phải là ưu tú nhất trong xã hội là cán bộ, đảng viên nhưng như nhận xét của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 4 thì: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”.
Chúng ta từng có khẩu hiệu “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Nay một bộ phận không nhỏ Đảng
viên suy thoái, biến chất thì tránh sao khỏi sự suy thoái, biến chất của quần chúng? Người ta coi chuyện chạy chọt bằng phong bì là chuyện bình thường và thường được gọi là văn hóa phong bì. Từ vị trí  chủ nhân ông của đất nước người dân mặc nhiên hạ thấp vị trí của mình xuống, việc gì cũng phải xin xỏ, cầu cạnh, không dám công khai tố cáo các hành động sai trái của những người có chức có quyền (một phần do pháp luật quy định người đưa hối lộ cũng có tội). Tự nhiên biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội.
Tôi cho đó là cái xấu nhất đang kìm hãm sự phát triển của xã hội ta, cản trở việc phát huy các thành tựu của sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng.
- GS Văn hóa nổi tiếng Trần Lâm Biền đã từng ví: Lòng tham như một chất ma túy, phá hoại nhân cách con người và có sức cám dỗ ghê ghớm. Theo ông, lòng tham khiến người Việt xấu xí và suy yếu thế nào trong quan hệ cộng đồng và thế giới?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Lòng tham đẩy lùi nhân cách sống giản dị, vị tha, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách… những đức tính quý giá vốn là truyền thống của nhân dân ta. Lòng tham khiến mất đi sự quý trọng vốn có của nhân dân với  những người cán bộ,  nhẽ ra phải là công bộc của dân như lời dạy của Bác Hồ.
Lòng tham khiến mất đi sự chung thủy của không ít vợ chồng, kể cả những cặp vợ chồng trẻ biểu hiện qua tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng. Lòng tham khiến láng quê vốn yên lành nay trở nên náo loạn vì chuyện tịch thu bờ xôi ruộng mật một cách bừa bãi, thiếu cơ sở khoa học và pháp lý, còn vì cắt tóc thư giãn, karaoke, nhà nghỉ, game online… đã len lỏi tới tận các vùng quê.
Lòng tham khiến bố mẹ nhắm mắt chạy theo đồng tiền để các quý tử tự do phá phách, bỏ học, trở thành những anh hùng xa lộ hoặc những tên Đông Gioăng (Don Juan) chuyên hại đời các cô gái mới lớn…
Đạo lý đang bị thách thức, đơn từ khiếu nại, tố cáo xếp đầy các tủ hồ sơ mà không kịp giải quyết thỏa đáng. Hãy để mắt đến các trang mạng xã hội, trong đó có không ít những tiếng nói trung thực, thẳng thắn, chứ đâu phải toàn là những điều bị chụp mũ là “diễn biến hòa bình” hay bị lôi kéo bởi các thế lực thù địch.
Gần đây vang lên bài thơ thật buồn của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị phụ tách văn hóa- tư tưởng của Đảng ta:
“Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giàu, người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve vừa lột xác
Sao mình thức?
Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành?
Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác?
Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người
Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi?
Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuất và người sống hôm nay …”
Ai có thể suy diễn nhà thơ – chiến sĩ này đang bị suy thoái chính trị, suy thoái đạo đức?
“Vĩ cuồng vì chút địa vị của mình thật là vô kể”
- Thói tham danh, bệnh sùng bái danh hiệu, chức vụ… trong giới trí thức đã được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc xem như một quốc nạn. Còn Giáo sư Cao Xuân Hạo trong một bài viết ở cuốn Tâm lý người Việt nhìn từ nhiều góc độ gọi là bệnh vĩ cuồng (me’ganomanie). Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn bảo đó là căn bệnh nan y khó chữa. Theo ông, thói háo danh của người Việt hiện nay đã ở mức báo động ra sao?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Danh lợi có nghĩa là cái danh hiện nay đi liền với cái lợi. Hầu như ai có chút quyền hành gì đều cố hết sức tận dụng cái uy quyền ấy để làm giàu một cách bất chính. Vì vậy dân gian mới có câu “Nhà mặt phố, bố làm quan”. Cũng còn có những ông quan thanh liêm, nhưng số đó quả không nhiều.
Vĩ cuồng vì chút địa vị của mình thật là vô kể. Chuyện mãi lộ của Cảnh sát giao thông ai cũng biết mà có lẽ không có cách gì khắc phục nổi. Một lái xe taxi nói với tôi đưa bệnh nhân đến cổng bệnh viện, vì không được đỗ (?) nên đã cẩn thận hỏi anh CSGT là phải đỗ chỗ nào? Anh ấy trả lời là lên quá chỗ cầu vượt kia. Làm đúng như vậy thì lại đã có anh CSGT khác xông ra đòi phạt với số tiền cao ngất ngưởng. Đành phải đưa một nửa số tiền ấy mà không lấy biên bản (!).
Chuyện này tôi đã nói ở Diễn đàn Quốc hội nhiều lần mà hầu như chả có chuyển biến gì. Sao ta không học hỏi cảnh sát nước ngoài – Xe đỗ sai quy định họ gài giấy phạt lên cái gạt nước mưa, lái xe cứ việc nhanh chóng chuyển tiền qua ngân hàng, càng chậm số tiền phạt càng tăng. Đấy chỉ là một ví dụ trong muôn vàn ví dụ.
Một nữ doanh nhân rất thành đạt đã trả lời khi tôi hỏi sao không thấy xuất hiện trên TV trong các lần được lãnh đạo đeo cho vòng hoa và cổ: “Chú tưởng ngon lành thế à? Nộp nhiều tiền lắm đấy chú ạ!”. Thật ngoài trí tưởng tượng của tôi!
Tham lam còn dẫn đến mất uy tín quốc tế. Nào là tôm bị trả lại vì có đinh đóng vào đầu tôm cho tăng cân (!), nào cà phê thì hái lẫn lộn cả quả xanh (vì nếu để chín hết sẽ mất trộm!), nào giầy vải lẫn cả loại vải có lẫn formalin (do nhập ẩu nguyên liệu rẻ), nào phạt gây ô nhiễm chỉ nắm “anh có tóc” trong khi hàng chục cơ sở cùng gây ô nhiễm tại cùng chỗ đó…
Ai cũng có thể kể ra hàng trăm ví dụ về việc lạm dụng chức quyền để gây tác hại cho xã hội. Học hàm, học vị là chuyện nghiêm túc với các quy định hết sức chặt chẽ. Vậy mà vẫn có những người có bằng Tiến sĩ nước ngoài trong khi tiếng Anh chỉ đủ ở mức biết vài câu chào hỏi (!). May mà báo chí chưa sờ đến hay không dám sờ đến đấy. Học hàm Giáo sư, Phó giáo sư trên toàn thế giới là chuyện chỉ dành riêng cho các trường Đại học và thường chỉ cần do Hiệu trưởng Đại học quyết định. Hơn nữa cần ghi rõ là Giáo sư của trường nào? Làm gì có chuyện dành cho vô số vụ trưởng, thứ trưởng, sĩ quan quân đội, công an… như ở nước ta?
Chuyện xưng danh Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học New York cũng thực nực cười. Chữ Academy còn có nghĩa là Học viện, Trường phái, Hội đoàn… Member chỉ có nghĩa là Thành viên, còn Academician mới là Viện sĩ!
Chuyện háo danh còn ở mức Nhà nước. Quốc hội đã từng thảo luận về việc đã nên thành lập Viện Hàn lâm chưa, ý kiến chung là “chưa”. Vậy mà bỗng nhiên xuất hiện hai Viện hàn lâm trong khi không có Viện sĩ nào (?). Ai tham mưu làm chuyện này, phải chăng xuất phát từ việc có ba Viện từ lâu đã tự tiện đặt tên nước ngoài là Academy (?). Có lẽ ai cũng nên tìm xem trên YouTube sự hùng biện tài hoa và khá có lý trong trên 1 giờ liền của một học sinh lớp 12 với nhan đề “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng”.
Tôi cảm thấy nó có tính thuyết phục hơn nhiều tham luận của không ít học giả về những tồn tạo kéo dài của nền giáo dục nước nhà. Nên chăng cần viết lại bài độc diễn này dưới dạng văn bản để nhiều người, nhất là những người chịu trách nhiệm, có điều kiện tham khảo. Trong các tồn tại được cậu học sinh này thẳng thắn nêu lên thì chính là bệnh thành tích và một chương trình học tập vừa nặng, vừa thấp (!) so với thế giới, hơn nữa khá xa lạ với nhu cầu của đời sống (!).
Coi nặng tiền tài hơn giáo dục
- Trong cuộc sống, nếu phải kể tên ra 5 tính xấu đáng sợ nhất của người Việt thì ông “dị ứng” nhất với những loại tham nào? Muốn thay đổi nó, người Việt phải làm gì?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Tôi nghĩ không nên nói của người Việt Nam mà nên nói của không ít người Việt Nam: Nếu cần chọn ra 5 điều thì tôi chọn là:
- Ham tiền
– Hiếu danh
– Coi thường danh dự
– Vô cảm và hèn nhát
– Coi nhẹ ý nghĩa “đồng bào”
- Theo ông, căn nguyên của những tính xấu mà ông kể trên là gì?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Thứ nhất, tôi cho là do chưa hiểu đúng mặt tích cực của kinh tế thị trường, nhưng lại chịu những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường. Thứ hai là tính thiếu dân chủ trong đời sống xã hội, nhất là trên phương tiện truyền thông, khiến cái xấu không được chỉ đích danh, kể cả trong lĩnh vực khoa học như anh Dương Trung Quốc đã phải thốt lên là: một kiểu Lịch sử học vô nhân xưng.
Chính vì vậy mà không ít người đọc đã quay lưng lại với báo viết mà quay sang báo mạng (bên cạnh nhiều trang tốt còn có cả những trang xấu của một số ít người có ác ý).
Thứ ba là do thiếu duy trì truyền thống gia giáo, coi nặng tiền tài hơn giáo dục, chăm sóc con cái.
Thứ tư là sự thiếu gương mẫu của các quan phụ mẫu các cấp, những người coi chức vụ là cần câu cơm (đúng hơn là cần câu vàng bạc, ngoại tệ).
Và thứ năm là tình trạng thiếu tin tưởng và ít trọng dụng người tài, không có lý do gì mọi chức vụ từ cấp thôn xóm trở lên đều phải là đảng viên (trong khi tỷ lệ đảng viên chỉ là 3 triệu trong 90 triệu dân số).
- Nhà văn Vương Trí Nhàn đã từng viết rất nhiều sách về tính xấu của người Việt, và trao đổi với báo GDVN, vị này cũng nói: Người Việt chẳng có tính tốt nào. Với GS.Nguyễn Lân Dũng thì sao? Người Việt có thể tự hào về điều gì?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Tôi nghĩ chẳng có ai muốn “vơ đũa cả nắm” như vậy! Chúng ta cần tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Nếu không có những truyền thống tốt đẹp ấy thì làm sao giữ vững được nền độc lập quốc gia, làm sao có được những tiến bộ trông thấy trong đời sống kinh tế-xã hội, làm sao có được những bước bứt phá về Tổng thu nhập quốc nội (GDP) mà quốc tế cũng phải thừa nhận, làm sao có vị trí ngày càng được tôn trọng trên thế giới….
Hãy tiếp xúc với các cựu chiến binh, với lớp người cao tuổi, với đa số bà con ở nông thôn, ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa… Ta sẽ gặp biết bao những tấm gương tuy còn nghèo khổ nhưng vẫn nêu cao sự trong sáng về đạo đức, về lòng nhân ái và sự hy sinh  hết mình dành cho việc học hành của con cái cũng như cho sự đóng góp theo quy định của Nhà nước (kể cả những quy định tuy tôi đã chất vấn nhiều lần tại Quốc hội mà đến nay nay tôi và rất nhiều người vẫn chưa thông được – chẳng hạn như chuyện phải bắt buộc trích đóng góp từ quỹ lương cho Công đoàn , chứ không phải cho Hội Nông dân, trong khi chưa chắc nơi nào cần hơn?).
Bản thân người Việt chúng ta có sẵn một truyền thống đạo đức tốt đẹp. Chỉ cần khắc phục những bất cập trong quản lý Nhà nước, trước hết hãy thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XI, để loại hết mọi con sâu, dù là một đàn sâu như lời Chủ tịch Nước, thì xã hội sẽ sớm ổn định , điều tốt đẹp sẽ nầy nở và các tính xấu chắc chắn sẽ bị đẩy lùi. Tôi vững tin là như vậy.

hà nhi thực hiện

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

10 NGÔI NHÀ ĐẮT NHẤT THẾ GIỚI

10 ngôi nhà đắt giá nhất thế giới

Tòa cung điện Antilia 27 tầng của tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani là ngôi nhà đắt nhất hiện nay với giá trị lên tới 1 tỷ USD.

>> Fabregas là cầu thủ kiếm tiền số 1 thế giới

>> Đừng để "mục tiêu" xem bạn là Gay

>> Đàn ông Việt cợt nhả và thiếu chung thủy

>> Đàn ông tử tế không thích lấy vợ đẹp

>> Da đẹp thách thức gió biển

>> Qúy ông lịch lãm với tông trắng đen

Ngôi nhà đắt nhất thế giới năm 2013 thuộc về tòa cung điện Antilia nằm ở Mumbai, Ấn Độ và thuộc quyền sở hữu của nhà tài phiệt Mukesh Ambani. Ngôi nhà 27 tầng của người đàn ông giàu có nhất Ấn Độ trị giá 1 tỷ USD.
Trị giá 506 triệu USD, Villa Leopolda là ngôi nhà đắt thứ hai trên thế giới và là tòa biệt thự đắt giá nhất khu vực châu Âu. Tòa biệt thự nằm ở nước Pháp được xây dựng từ năm 1902 và nay thuộc sở hữu của tỷ phú người Nga Mikhail Prokhorov.
Với thiết kế nhìn ra toàn cảnh trung tâm London, Penthouse of Hyde Park ở nước Anh được xem là căn hộ đắt nhất thế giới với giá trị ước tính khoảng 200 triệu USD.
Fairfield Pond là một trong 10 căn nhà đắt nhất ở Mỹ, do doanh nhân Ira Leon Rennert làm chủ. Khu biệt thự nằm ở Hamptons, New York có giá 198 triệu USD.
Hearst Mansion là tòa biệt thự xa hoa trị giá 165 triệu USD, nằm ở San Simeon, California, Mỹ với lối thiết kế lộng lẫy, sang trọng.
Tọa lạc ở London, vương quốc Anh, Franchuk Villa trị giá 161 triệu USD và do nữ doanh nhân người Ukraina, Elena Franchuk làm chủ.
The Pinnacle nằm ở Motana và là một trong 10 ngôi nhà đắt nhất nước Mỹ với giá trị là 155 triệu USD.
Khu biệt thự the Manor ở California, nước Mỹ thuộc sở hữu của Petra Ecclestone, con gái của ông trùm F1 nổi tiếng Bernie Ecclestone. The Manor trị giá 150 triệu USD.
Biệt thự The Updown Court trị giá 139 triệu USD nằm ở huyện Windlesham thuộc Surrey, nước Anh.
Được biết đến với tên gọi "Lâu đài của quỷ", Bran Castle nằm ở vùng giáp ranh Wallachia và Transylvania của Romania. Lâu đài trị giá 135 triệu USD.
Suri Phan

>> Bầu Đức đút túi gần 280 tỷ đồng chỉ sau vài giờ

>> CEO Alibaba thoái vị vì 'quá già đề điều hành công ty Internet'

>> Doanh nhân Việt Nam đầu tiên được Nikkei vinh danh

>> Phóng viên là công việc tệ nhất nước Mỹ

>> Real Madrid: Trò “bẩn” của Mourinho

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG THỂ BỎ QUA Ở VĨNH PHÚC

Những địa danh không nên bỏ qua ở Vĩnh Phúc
THÁP BÌNH SƠN 2
Những địa danh không nên bỏ qua ở Vĩnh Phúc
THÁP BÌNH SƠN
Những địa danh không nên bỏ qua ở Vĩnh Phúc
TỪ THÁNG 12 ĐẾN THÁNG 5 LÀ LÚC HOA ĐẸP RỘ

Những địa danh không nên bỏ qua ở Vĩnh Phúc
LÀNG HOA MÊ-LINH
Những địa danh không nên bỏ qua ở Vĩnh Phúc
NƠI CHUYÊN LÀM CHUM VẠI
Những địa danh không nên bỏ qua ở Vĩnh Phúc
LÀNG GỐM HƯƠNG CANH
Những địa danh không nên bỏ qua ở Vĩnh Phúc
NÚI THẰN LẰN
Những địa danh không nên bỏ qua ở Vĩnh PhúcNhững địa danh không nên bỏ qua ở Vĩnh Phúc
TAM ĐẢO & SU SU ĐẶC SẢN
Những địa danh không nên bỏ qua ở Vĩnh Phúc
3 NGỌN NÚI CỦA TAM ĐẢO MÙ SƯƠNG


NHÀ TRE VIỆT NỔI TIẾNG THẾ GIỚI

Những nhà tre triệu đô Việt Nam nổi tiếng thế giới

Trong khi người dân tại nhiều tỉnh nghèo đang thực hiện chương trình xóa nhà tranh tre nứa lá, xây nhà bê tông kiên cố thì ở một khía cạnh khác, lại có những ngôi nhà tre trị giá cả tỷ USD mang hồn Việt ra với thế giới.
Cùng chiêm ngưỡng những ngôi nhà tre bạc tỷ này.

Nhà tre rao bán 1 triệu USD trên báo Mỹ

Ngôi nhà tre nằm ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, cách TP.HCM 48km, từng được rao bán với giá 1 triệu USD (hơn 20 tỷ đồng). Ngôi nhà được thiết kế hài hoà với không gian thiên nhiên xung quanh, giàu thẩm mỹ và đặc biệt mang tính truyền thống của một nếp nhà Việt. Chủ nhân của căn nhà này là một Việt kiều Mỹ từng làm việc cho Apple.


Ngôi nhà có địa thế rất đẹp, được bao quanh bởi những cánh đồng lúa, sông ngòi và rất hoà quyện với cảnh quan. Ngôi nhà có không gian thoáng đãng, cởi mở, giao hoà với thiên nhiên, đặc biệt chất liệu tre và mái rơm rạ rất phù hợp với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều ở một đất nước khí hậu nhiệt đới. Nước mưa sẽ trôi đi rất nhanh và nhà cũng mau ráo nước.

Chính vì thế, chủ nhân ngôi nhà này cho rằng, sống trong nhà tre như thế khác biệt rất lớn với một căn nhà “đóng hộp” bằng bê tông.


Giải thích cho lý do tại sao đưa ra mức giá cao như vậy, ông chủ cho biết, đã bỏ ra hơn 2 tỷ để mua mảnh đất. Quá trình xây dựng cũng đòi hỏi chi phí đắt đỏ không kém gì những công trình bình thường khác, thậm chí còn tốn hơn vì yêu cầu nhân công có chuyên môn, mức độ tỉ mẩn trong xây dựng và lượng thời gian đầu tư cũng cao hơn.

Bamboo Wing


Bamboo Wing được đầu tư là kiến trúc lấy ý tưởng từ cánh chim hạc vút lên từ miền đất Hùng Vương cổ xưa. Chất Việt và tính thân thiện với môi trường biểu hiện rõ ở khung kết cấu tre (tầm vông), ở các liên kết không kim loại, ở mái lợp bằng cây ‘vọt’, ở đồi đất phủ xanh trên các không gian phục vụ.


Đây là công trình kiến trúc duy nhất của Việt Nam được vinh danh cùng 89 công trình kiến trúc quốc tế khác nhận Giải thưởng International Architecture Award (IAA) - giải thưởng được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh những công trình kiến trúc và quy hoạch đô thị xuất sắc nhất thế giới vào ngày 6/7/2011.


Café Gió và Nước

Café Gió và Nước đã đoạt huy chương vàng Giải thưởng Hội Kiến trúc sư châu Á (Arcasia Awards) 2007-2008. Công trình café Gió và Nước đã trở nên nổi tiếng khắp giới kiến trúc, bởi thiết kế độc đáo.

Ý tưởng đặc biệt nhất của công trình là ứng dụng nguyên tắc khí động học. Công trình sử dụng năng lượng gió và khả năng làm mát của nước để tạo thành máy điều hòa tự nhiên, tiết kiệm được chi phí năng lượng.

Giữa không gian sàn uống cà phê là một hồ nước nhân tạo. Thoạt nhìn đáy hồ sâu thăm thẳm, nhưng thực ra hồ chỉ cạn chưa đến gối. Chính cách tận dụng màu sắc đá đen tạc dưới đáy hồ đã mang đến cảm giác rất sâu. Nơi khách ngồi uống cà phê thấp hơn mặt hồ. Theo lý giải của Kiến trúc sư thì cách bố trí mặt bằng như vậy giúp khách tận hưởng được luồng gió nước mát đưa từ mặt hồ sang.

Hill restaurant ở Mexico


Cũng là một tác phẩm của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, nhưng Hill resraurant được xây dựng ở Mexico. Hill restaurant được làm hoàn toàn bằng tre với thiết kế độc đáo và thân thiện với môi trường.

Pavilion Việt Nam ở Thượng Hải Expo

Với yêu cầu thiết kế phải thân thiện với môi trường, đáp ứng được chủ đề của World Expo là "Better City, better life", kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa và các cộng sự đã đưa ra ý tưởng sử dụng những cây tre để tạo nên công trình.


Có một điều đặc biệt là Việt Nam được nước chủ nhà Trung Quốc bàn giao mặt bằng để xây dựng Pavilion là một nhà kho cũ với yêu cầu phải giữ nguyên phần khung. Diện tích của nhà kho là 1.000 m2, với kinh phí đầu tư xây dựng 1 triệu USD, bằng 1/150 của Nhật Bản, 1/50 của Singapore và Hàn Quốc.

Công trình được xây dựng từ 5 vạn cây tre. Việc thi công hoàn toàn thủ công, không dùng tới những vật liệu khác như bê tông, thép hay kính... Thời gian thực hiện công trình là 2 tháng và 5 ngày và một điều đáng tiếc là tuổi thọ sẽ chỉ vỏn vẹn trong 6 tháng triển lãm.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

VỀ CA SĨ PHI NHUNG


Phi Nhung: 'Nếu ai yêu tôi, xin hẹn kiếp sau'

Ít ai biết, nữ ca sĩ hải ngoại chuyên hát nhạc dân ca chỉ mới học hết lớp 4, phải nỗ lực rất nhiều chị mới có được thành công như hiện tại. Bên cạnh đó, chị còn là mẹ nuôi của 13 em nhỏ và dành trọn tình yêu dành cho các em mà quên đi hạnh phúc riêng.









Phi Nhung: 'Nếu ai yêu tôi, xin hẹn kiếp sau'
Phi Nhung.   

- Chị được đông đảo công chúng người Việt trong và ngoài nước mến mộ. Chị đã hài lòng với vị trí hiện có của mình trong làng âm nhạc Việt chưa?
- Tôi hơi tham nên chưa bao giờ hài lòng với bản thân. Tôi lúc nào cũng trong trạng thái phải học thêm nữa, thấy mình còn quá nhiều khiếm khuyết. Tôi luôn muốn trau dồi, học hỏi, đem hết khả năng của mình cống hiến cho nghệ thuật, không phụ lòng công chúng đã yêu thương.
Một vị trí nào đó chỉ là cách nghĩ và sự mong muốn của mỗi cá nhân. Với người này, tôi là ngôi sao nhưng với người khác, cô ấy chẳng là gì cả. Hiện tại, tôi hài lòng vì được hát phục vụ khán giả, không phụ thuộc vào “vị trí” hay “thương hiệu”. Được hát với tôi đã là hạnh phúc.
- Chị là ca sĩ rất thành công ở dòng nhạc trữ tình quê hương, mang âm hưởng dân ca Nam Bộ. Duyên cớ nào đưa chị đến với dòng nhạc này để có được thành công như vậy?
 - Dù mang trong người 2 dòng máu (Mỹ - Việt) nhưng tôi luôn tự hào vì được sinh ra ở quê hương Việt Nam. Khi hát những ca khúc mang âm hưởng dân ca, tôi cảm thấy như được gửi trọn tâm tư, tình cảm của mình trong từng lời hát. Tôi có thể hát nhạc nước ngoài hay nhiều ca khúc khác nhưng hát chỉ đơn giản là hát. Còn những ca khúc âm hưởng dân ca, nó như nỗi lòng của mình muốn gửi đến khán giả. tôi thấy mình chỉ hợp với những ca khúc như thế thôi.
- Chị trở thành ca sĩ ngôi sao mà không cần qua một trường lớp chuyên nghiệp nào?
- Ngay từ nhỏ, tôi đã có thể hát được tất cả ca khúc mình yêu thích. Nhiều người nói trời phú cho tôi một giọng ca đặc biệt.Tôi vui lắm và đã tự mình học hỏi thêm rất nhiều mới có được như bây giờ. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là “ngôi sao” nhưng rất tự hào vì là ca sĩ đã cống hiến hết khả năng, tâm huyết của mình phục vụ khán giả.
- Câu chuyện về mẹ của chị đã làm nhiều người rơi nước mắt trong lần chị thi viết thư pháp tặng mẹ trong ngày 8/3 mới đây... Hình như chị có tình cảm đặc biệt với mẹ?
- Dù thời gian tôi được ở gần mẹ rất ít nhưng đó là khoảnh khắc không bao giờ quên được. Tôi nhớ mãi chiếc áo xanh mà mẹ đã chắt chiu, dành dụm để may cho con gái mặc Tết. Món quà duy nhất, đầy kỷ niệm mà đời này tôi chẳng thể quên được. Mẹ ra đi đột ngột làm cho tôi ngơ ngác đến tận bây giờ. Mọi thứ diễn ra cứ như giấc mơ. Nhiều lúc tôi tự hỏi, không hiểu sao chị em tôi có thể lớn lên được như bây giờ mà không có mẹ bên cạnh.
- Chị từng bảo chỉ học đến lớp 4 và thành quả có được đều từ sự nỗ lực hết sức của bản thân. Vậy, yếu tố may mắn chiếm mấy phần trong thành công của chị?
- Tôi chỉ học hết lớp 4, mất mẹ khi còn nhỏ, mọi việc trong gia đình đều tự quyết định. Vì vậy, tôi luôn mạnh mẽ, quyết đoán, dù việc có khó đến đâu cũng phải cố gắng làm. Cũng có lúc thất bại nhưng tôi tự an ủi và đứng lên. Theo tôi, yếu tố may mắn không thể thiếu nhưng điều quan trọng để làm nên mọi thành công là sự cố gắng, quyết tâm.
- Mẹ qua đời sớm, sống thiếu tình thương từ nhỏ có phải là lý do chị quyết định chọn cách làm mẹ của nhiều trẻ em bất hạnh hiện nay?
- Tội muốn đóng góp một phần nhỏ từ cái tâm và sự phát nguyện của mình cho xã hội. Hiện tại, tôi dành hết tình thương cho các con. Đôi lúc, cuộc sống khiến mình thật sự mệt mỏi nhưng các con là động lực vô cùng kỳ diệu. Những lúc buồn, nghĩ đến các con là tôi không buồn nữa. Các con là niềm hạnh phúc tiếp thêm nghị lực, tinh thần cho tôi cố gắng vượt lên.
- Có những người khi thành công, thành danh thường chối bỏ quá khứ nhọc nhằn, đau buồn, bất hạnh của họ nhưng chị lại khác?
- Nhiều khi nghĩ lại, tôi cũng thấy sợ! Tuy nhiên, không thể gạt bỏ được quá khứ, bởi chính tuổi thơ bất hạnh, nghiệt ngã đó đã cho tôi nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Những trải nghiệm đó giúp tôi có thêm nghị lực để vươn lên mạnh mẽ. Bây giờ, cuộc sống có nghiệt ngã hơn, tôi cũng chịu đựng được.
"Hạnh phúc là bằng lòng"
- Chị đã là người nổi tiếng, xinh đẹp, có sự nghiệp thành đạt nhưng vì sao chị vẫn sống độc thân? Tiêu chuẩn “nửa kia” của chị thế nào?
- Đã có nhiều người tình nguyện làm “vệ sĩ” cho cuộc đời tôi. Nhưng vì tôi có 13 đứa con và xem chúng là 13 vệ sĩ luôn sẵn sàng bảo vệ mẹ rồi. Nếu anh nào theo tôi, phải “gánh” luôn 13 đứa con, điều kiện này không dễ dàng thực hiện chút nào. Tôi chưa bao giờ đặt ra tiêu chuẩn về người đàn ông mà mình lựa chọn.
Trước đây, nhìn bạn bè có gia đình êm ấm đôi lúc tôi cũng chạnh lòng. Nhưng giờ, tôi đang hạnh phúc vì có những đứa con ngoan. Mỗi khi không đi hát, tôi thường về bên chúng, đứa nào cũng thương mình. Các con thiệt thòi nhiều rồi nên tôi muốn dành tất cả tình cảm của mình bù đắp cho chúng. Nếu có ai yêu tôi, xin hẹn kiếp sau vậy!
- Vậy với chị, hạnh phúc là gì?
- Hạnh phúc khi có một công việc ổn định, một gia đình ấm áp, một tình yêu chân thành hay một người bạn tri âm. Tuy nhiên, theo tôi, mình nên bằng lòng với những gì đang có, những gì đã từng cố gắng, nỗ lực để có được. Đôi khi, nó chỉ là điều giản dị nhưng sẽ trở nên vô giá nếu chúng ta biết trân trọng và giữ gìn.                                           
- Nhiều người bảo chị khôn lanh như một doanh nhân nhưng cũng ngây thơ như một đứa trẻ. Đâu mới là con người thật của ca sĩ chị?
- Tôi đọc trong kinh sách, có đoạn viết: “Nhiều lúc ta phải mạnh mẽ như sư tử nhưng cũng có lúc ta phải hiền như Phật”. Vì vậy, trong cuộc sống, tôi đã chọn cách tùy theo hoàn cảnh mà ứng phó cho đúng. Còn chân dung của tôi, khán giả phác họa như thế nào tôi nhận như thế ấy.
- Chị có bao giờ phải hối tiếc về một điều gì đó trong đời?
- Sống trên đời, bất cứ ai cũng có thể mắc sai lầm dù lớn hay nhỏ, do vô tình hay cố ý. Tôi cũng không tránh khỏi nhưng biết nhìn nhận và đối diện với sự thật để sửa đổi chứ không bao giờ than trách hoặc đổ lỗi cho ai.
- Mơ ước của chị hiện nay là gì?
- Tôi mơ ước nhiều lắm nhưng hiện tại chỉ cầu mong cho mình có  nhiều sức khỏe để thực hiện được những gì mình ấp ủ. Có sức khỏe, tôi yên tâm bước tiếp con đường mình đã chọn vì biết phía trước còn nhiều khó khăn, chông gai. Sắp tới, tôi có nhiều kế hoạch lắm. Vài tháng tới, tôi sẽ cho ra mắt DVD Thương lắm mình ơi. DVD này tôi đã đầu tư công sức rất nhiều, muốn đem cái mới, lạ đến khán giả yêu mến mình…





Phi Nhung: 'Nếu ai yêu tôi, xin hẹn kiếp sau'






Một lòng hướng thiện


 Phi Nhung tên thật là Phạm Phi Nhung (SN 1972 tại Pleiku, Gia Lai). Cô được biết đến với vai trò là diễn viên, ca sĩ, thành công với nhiều ca khúc mang âm hưởng dân ca. Bố Phi Nhung là người Mỹ, mẹ là người Việt, cô có 5 người em cùng mẹ khác cha.                                
Năm 1989, Phi Nhung sang Mỹ định cư theo diện con lai.  Năm 2005, cô chính thức được phép trở về biểu diễn tại Việt Nam và trở thành ca sĩ độc quyền của Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông. Hiện tại, Phi Nhung thành lập Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi với tên gọi Phi Nhung - Vòng tay dưỡng tử tại chùa Pháp Lạc, tỉnh Bình Phước. Ngoài ra, cô còn có quỹ từ thiện mang tên Phi Nhung Charitable Fund nhằm hỗ trợ các hoạt động từ thiện, hướng sự quan tâm của cộng đồng đến những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

CHÙM THƠ XƯỚNG HỌA (TỪ LÊ THIÊN MINH KHOA)

Thứ tư, tháng năm 1


Chùm thơ xướng họa: CẢM HOÀI (21 bài họa). LÊ THIÊN MINH KHOA và các thi hữu: Mặc Phương Tử, Huỳnh Mai Trang, Xuân Lộc, Phan Thị Thanh Minh, Vĩnh Hoàng, Lê Bá Lộc, Trần Văn Hạng, Hồ Trọng Trí, Lê Văn Thanh, Hồ Hắc Hải, Lê Trường Hưởng, Nguyễn Thanh Bá, Nguyễn Thanh Xuân (2), Thanh Dạ, Tạ Anh Ngôi , Trần Ngộ, Lê Chí Phóng, Lê Đăng Mành, LÊ GIAO VĂN, Nguyễn Tường


tạp chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG: Bài thơ CẢM HOÀI của LÊ THIÊN MINH KHOA đăng trên tiengquehuong.blog.yahoo trước đây được nhiều  diễn đàn văn nghệ trong nước: Tri Âm Các, Văn Nghệ Quảng Trị, thoduonghanoi, datdung, thoduongdatviet, vandanvn.net, thanhda, thpt-camkhe-phutho,  ruoulanghopngontuyet, triancuocdoi, langhopnamhong..., hoặc dẫn nguồn về đăng lại mời họa vận hoặc tổng hợp lại thành chùm thơ xướng họa lên trang mời độc giả, thi hữu thưởng lãm... Tạp chí TQH và lethienminhkhoa xin chân  thành cám ơn BBT các diễn đàn cùng các thi hữu đã đồng điệu họa thơ   và xin  dẫn nguồn đăng lại 21 bài họa (có biên tập lại tựa để tránh lỗi mạ đề) từ các trang mạng đó (trước đây,  tiengquehuong.blog. yahoo cũng chỉ đăng  từng bài hoặc nhóm bài  họa trên các entry riêng)

Lê Thiên Minh Khoa ở Nhà Sáng Tác Đà Lạt

    Chùm thơ xướng họa:

CẢM HOÀI. LÊ THIÊN MINH KHOA và 21 thi hữu: Mặc Phương Tử, Huỳnh Mai Trang, Xuân Lộc, Phan Thị Thanh Minh, Vĩnh Hoàng, Lê Bá Lộc, Trần Văn Hạng, Hồ Trọng Trí, Lê Văn Thanh, Hồ Hắc Hải, Lê Trường Hưởng, Nguyễn Thanh Bá, Nguyễn Thanh Xuân(2), Thanh Dạ, Tạ Anh Ngôi, Trần Ngộ, Lê Chí Phóng, 
Lê Đăng Mành, LÊ GIAO VĂN, Nguyễn Tường

Xướng:

LÊ THIÊN MINH KHOA
.

CẢM HOÀI  

Có phải đi rồi đi mãi đâu !
Người đi để lại những đêm thâu
Mòn khuya chỉ một mình em thức
Nhầu tóc còn bao nửa sợi sầu
Nhìn ngọn Chứa Chan chan chứa nhớ
Trông dòng Thương Bạc bạc thương đau
Chừ tang thương quá, thương thương lắm
Chưa thấy trùng dương đã trắng  đầu! 

                      LTMK

alt


Họa 1:
 

MẶC PHƯƠNG TỬ.


NHƯ GIỌT TRĂNG SƯƠNG
 

Bạc dấu rêu còn biết hỏi đâu
Vo tròn nỗi nhớ nát canh thâu !
Đàn treo gác lạnh buồn tơ phím
Ý đọng dòng khuya vỡ mạch sầu.
Lệ sử còn thơm tình sử thắm
Cung đời vẫn nhịp khối đời đau!
Đêm đêm bóng nhỏ hoài tâm sự
Từng giọt trăng sương điểm mái đầu.
                      Long Xuyên, 28 tháng 5.2012
                           MẶC PHƯƠNG TỬ.

Họa 2:

Huỳnh Mai Trang

HOÀI CẢM .
 
Người về thoáng chốc lại đi đâu?
Thoát rơi ngầy ngật suốt canh thâu
Lối xưa tím ngắt bằng lăng nhớ
Đường cũ  vàng hoe  suối lạnh sầu
Bên nọ Núi Ông ông Núi nhớ
Phía nầy Bà Đội đội mà đau
Xa cách muôn trùng, xa cách mãi
Bao giờ trở lại thưở ban đầu !
Huỳnh Mai Trang, An Giang.

 
Họa 3:
XUÂN LỘC
             
CHỜ ANH

Tìm cả trong mơ chẳng thấy đâu
Mong nhau mòn mỏi  suốt canh thâu
Trước sân vắng vẻ cành hoa tủi
Dưới mái cô liêu một bóng sầu
Ngắm núi Bài Thơ thơ thổn thức
Trông dòng Tam Bạc bạc niềm đau
Dẫu lòng nhung nhớ bao mong nhớ
Em nguyện chờ anh đến bạc đầu!
XUÂN LỘC, Hà Nội

Họa 4:
PHAN THỊ THANH MINH


NHỚ XƯA 
    
Từ ngày đưa tiễn mãi về đâu
Trằn trọc đêm dài đến sáng thâu
Chợt tỉnh cồn cào khơi nỗi khát
Vừa mơ thổn thức gợi cơn đau
Đến hồ Than Thở  thở than nhớ
Nhớ bạn ngẩn ngơ  ngơ ngẩn sầu
Biết đến bao giờ ta gặp lại
Như ngày xưa ấy thuở xanh đầu !...

  PHAN THỊ THANH MINH
, Hà Nội


Họa 5:

Vĩnh Hoàng
    


 NHỚ THƯƠNG

 
Người đã đi xa, xa tít đâu 
Để ta mòn mỏi, trắng canh thâu
Cam Ly, ly cách, ngăn dòng thảm
Tình Ái, ái ân, lạnh gối sầu
Nhìn bóng Hương Giang, vàng nỗi nhớ
Trông đồi Đỉnh Ngự, tím lòng đau
Trời Tây ngoảnh lại, xa xuôi quá
Chớ ngại trùng khơi, sóng bạc đầu.
                 Vĩnh Hoàng, BR_ VT  
 
Họa 6:
 

 Lê Bá Lộc        

 HẸN  ƯỚC

Hẹn ước mà chi chẳng tới đâu

Thương yêu quằn quại suốt canh thâu

Trăng soi ngõ trúc khơi niềm nhớ

Gió réo vườn cau gợi giọt sầu

Một thuở xa rồi hương dấu ái

Hai đường cách biệt  cuộc tình đau

Em đem gío bụi cài lên tóc
Để tháng ngày mong bạc mái đầu .
                                     Lê Bá Lộc- USA

Họa 7:
Trần Văn Hạng

 

NHỚ

 
Góc bể chân trời em ở đâu ?
Nhớ thương thao thức suốt canh thâu
Đêm đông ngóng đợi lòng đau thắt
Ngày hạ chờ mong dạ tủi sầu
Ngồi ngắm Chợ Phiên  phiên chợ vắng
Luống trông Thành Cổ  cổ thành đau
Cuộc đời dâu bể  tang thương quá
Chưa chín nồi kê đã bạc đầu!...

              Trần Văn Hạng,
Đông Hà

Họa 8:

HỒ TRỌNG TRÍ
           
 
NHỚ CAO NGUYÊN.
 


Đà Lạt nghĩa tình chẳng lạt đâu!
Người ơi, nhung nhớ suốt canh thâu!
Xuân Hương lưu luyến hương xuân muộn
Than Thở thở than dạ khúc sầu.
Thổ mộ ngân vang nghe ảo não
Ngàn thông réo rắt chạnh niềm đau.
Nỗi buồn vời vợi cao cao ngút
Ngấn bụi thời gian   trắng mái đầu.

                  HỒ TRỌNG TRÍ
       
Kim Long,Châu Đức, BRVT    


Họa 9
:
       

Lê Văn Thanh                 


 CẢM HOÀI            
  (Bằng trắc nguyên vận)                            

               

                Đi rồi!...  Em đã đi về đâu

                Để lại trần gian vạn nốt sầu!

                Nuốt lệ ngỡ đau trăng thổn thức

                Ngăn lòng tưởng tiếc trắng canh thâu

                Bốn phương trời đất  đất trời nhớ

                Muôn dặm hải hồ  hồ hải đau

                Tình vẫn yêu càng yêu  lắm lắm 

                Tóc xanh sương bạc muối tiêu đầu!
                                   Lê Văn Thanh, BR- VT                                   
  
Họa 10:

     HỒ HẮC HẢI          

   HOÀI CẢM
 



   Bất ngờ em nở bỏ đi đâu
   Đau thắt tâm can  những mối sầu!


                   Nhìn ngọn hải đăng khơi nỗi nhớ


                   Ngó cơn  sóng dữ   gợi  buồn đau


                   Đêm khuya thao thức tâm dằn vặt


                   Sáng dậy ngẩn ngơ tóc bạc đầu


                   Khắc khoải  tiếc thương tình cách biệt


                   Ngày ngày tháng tháng trắng đêm thâu


                    HỒ HẮC HẢI
                  
Quận 8 - TP. Hồ Chí Minh

Họa 11:
Lê Trường Hưởng  
 
 
 ĐẾN BẠC ĐẦU!
 


Em đã đi rồi đến tận
đâu ?
Để anh thao thức suốt canh thâu
Lòng dâng dâng ngập niềm thương nhớ
Dạ đắm đắm sâu nỗi hận sầu
Hồng Lĩnh lĩnh bao điều nuối tiếc
Lam Giang giang lắm chuyện buồn đau
Tình yêu chung thủy yêu chung thủy
Còn giữ vẹn nguyên đến bạc đầu! 

Lê Trường Hưởng
 


Họa 12:
Nguyễn Thanh Bá

KỶ  NIỆM  ĐẦU


Gĩa biệt nhau rồi người ở đâu ?
Để buồn gối lẻ thức canh thâu
Đường hoang màu nắng chừng phai nhạt
Vườn lạnh sắc hoa cũng héo sầu
Nhìn thác Ba Lòng lòng quạnh quẽ
Ngắm trăng Vỹ Dạ dạ buồn đau
Chiều nương cánh nhạn mờ sương núi
Vương đọng trong ta kỷ niệm đầu .
                   Nguyễn Thanh Bá

Họa 13:
 Nguyễn Thanh Xuân

                   Quê xưa


Quê kiểng tôi nghèo ai biết đâu
Chăn đơn gió thốc trắng canh  thâu
Gió lùa cháy mặt kêu chi khổ
Nước đạp treo chân biết mấy sầu
Lúa lũ cuốn trôi, trôi quá xót
Người tràn theo vớt, vớt thêm đau
Âm thầm chịu đựng đời cơ cực
Từ lúc trẻ thơ đến bạc đầu.
                                            Mùa lũ  2012
                                      Nguyễn Thanh Xuân, Hà Nội
Họa 14:
Thanh Dạ

NHỚ CỐ NHÂN

Ngày cũ bây giờ ở chốn đâu

Ta tìm trong mộng suốt canh thâu

Người ơi, thuở ấy đêm không ngủ

Bạn hỡi ngày xưa dạ đượm sầu

Chờ mỏi mòn hoài càng thấm khổ

Ngóng vô vọng mãi lại thêm đau

Hễ còn xa cách còn mong đợi

Nỗi nhớ như sương nhuộm mái đầu

 T.D

Làng Hóp   03h00’  09-10-2012 

Họa 15:
Nguyễn Thanh Xuân 
Chờng(1) cưới                                                                                      
          (Họa mượn vận bằng từ cổ Quảng Trị)

Ơi eng(2) thợ mộc dờ(3) eng đâu(4)
Chờng cưới tui (5) ưng đục mộộng(6) thâu
Khít rịt, trơn tru, rờ(7) mới sướng
Hở hang, dam dở(8) ngó thêm sầu
Lắp thang cứng, cứng ngồi khôông(9) lọi(10)
Trãi vạt(11) êm, êm nằm đợ(12) đau
Dún(13) thử mà nghe kêu trẹo tréc
Coi dư(14) chưa! Mần(15) lại từ đẩu.
           Nguyễn Thanh Xuân

Chú thích: Từ cổ Quảng Trị:
1, Giường;    2, Anh;      3, Nhờ     4, Làm, đóng     5, Tôi    6, Mộng   7,Sờ,  8, Nham nhở     9, Không    10, Gãy   11, Giát giường  12, Đỡ    13, Nhún;     14, Như    15,

Họa 16: 
 Tạ Anh Ngôi

 BIỆT LY 

 

Người đã bỏ đi mãi tận đâu

Để ta thương nhớ suốt canh thâu

Đêm tàn sương lạnh thêm thao thức

Trăng khuyết gió lay gợi cảm sầu

Lên núi Đá Chồng chồng đá nhớ

Ra hồ Than Thở thở than đau

Bao nhiêu nước mắt buồn ly biệt

 Chờ đợi  hoài mong bạc mái đầu!
Nhân Hưng, 5h ngày 11-10-2012
 Tạ Anh Ngôi
Họa 17:
Trần Ngộ 

 Thủy chung



Kẻ đó người đây xa cách đâu
Mà sao vương vấn mãi ngàn thâu
Trăng treo sương tối làm hoa tủi
Gio gác mưa khuya khiến nụ sầu
Ngắm bóng mây bay bay nỗi nhớ
Trông màu tuyết phủ phủ niềm đau
Chao ôi! thương quá... ôi! thương quá
Ươc nguyện cùng anh tới bạc đầu
Trần Ngộ 
bảo lộc lâm đồng

Họa 18:
 Lê Chí Phóng 

 CẢM HOÀI  

  
Đừng hỏi cách ly bởi tại đâu?
Để rồi trằn trọc suốt canh thâu
Bao đêm dài thở than than thở
Những tháng ròng sầu thảm thảm sầu
Lại lắm xót thương thương lại xót
Càng thêm suy nghĩ nghĩ càng đau
Tại anh tại ả nên suy thoái
Rối rắm ăn năn đến bạc đầu
Lê Chí Phóng
câu nhi . hải tân . hải lăng . quảng trị
   

 Họa 19:
 Lê Đăng Mành

YÊU MÃI!
 

Đã đi có biết chắc về đâu ?

Người ở sầu dâng lòng chạnh thâu

Vời vợi buồn thương lên xót cảm

Bời bời tiếc nuối nhói cung sầu

Nghìn trùng xa cách, cách nhung nhớ

Muôn dặm ngăn chia, chia nỗi đau

Dâu bể  dòng đời tan tác quá

Thì yêu hơn thuở gặp ban đầu…!

                                       Lê Đăng Mành
                                    Hải Lăng, Quảng Trị
 Họa 20:
LÊ GIAO VĂN .

NỖI LÒNG NGƯỜI ĐÀ LẠT


Đà lạt sương mờ đến tận đâu !

Mà sông Seine cuộn sóng canh thâu

Hồ chưa lắng xuống niềm tâm sự

Thông vội trườn cao mấy tán sầu

Hoa lũng “Tình Yêu”  vừa chớm nở

Trăng lầu “Mộng Đẹp”  rướm niềm đau

Người đi xa biệt chân mây trắng

Phố lạnh  riêng ai tuyết nhuộm đầu.

                                 LGV

 Họa 21:
Nguyễn Tường
             
NHỚ MONG ĐÀ LT
 

Chưa dễ gì quên Đà Lạt đâu,
Từng ngày mong nhớ tựa ba thâu(*)
Kìa chiều sương xuống thông rung nhớ,
Nọ sáng mây lên suối chảy sầu.
Nhớ sắc Cúc Vàng vàng nuối tiếc,
Thương màu Phượng Tím tím hờn đau.
Ngày về mong quá mong mong quá,
Cho dẫu thời gian bạc mái đầu.

Nguyễn Tường, NY May 31, 2012

(*) thâu : mùa thứ ba, sau mùa hạ, trước mùa đông.
Nghĩa rộng : Năm.
Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thâu.
 ( Chú thích của TG )