Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

VĨNH BIỆT GIÁO SƯ PHAN TRỌNG LUẬN

Vĩnh biệt 'người thầy của những người thầy'

GS.NGND Phan Trọng Luận, người thầy của nhiều thế hệ sinh viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đã qua đời vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày 19/10, hưởng thọ 87 tuổi. 

Ông là một nhà sư phạm, một học giả chân chính. Bằng tâm huyết và những cống hiến khoa học của mình, ông góp phần to lớn cho giáo dục nước nhà, đồng thời góp một tiếng nói chung vào đời sống văn hoá xã hội trong hơn nửa thế kỉ qua.
Giáo sư, Phan Trọng Luạn, Nhà giáo nhân dân
GS.NGND Phan Trọng Luận
Người thầy tận tụy, tâm huyết
GS.NGND Phan Trọng Luận là người đã có công đưa khoa học dạy văn trong nhà trường Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.
Tận tụy, tâm huyết, GS đã xây dựng nên một hệ thống lí thuyết cơ bản về khoa học dạy văn trong nhà trường Việt Nam, đề xuất được một hệ thống luận điểm khoa học mới mẻ và một phương pháp luận tiếp cận đúng đắn vấn đề văn học nhà trường.
Nhiều công trình của thầy đã đánh dấu những cột mốc quan trọng trên bước đường trưởng thành và phát triển của khoa học dạy văn ở nước ta. Chuyên luận Rèn luyện tư duy qua giảng dạy văn học (1969) đã đặt ra “vấn đề thời sự cấp bách”: dạy văn phải chú ý đến vai trò người học, chú ý bồi dưỡng và phát triển tư duy hình tượng, tư duy sáng tạo cho học sinh. Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học dạy văn Việt Nam, vai trò chủ thể học sinh được đặt ra như một vấn đề khoa học bức xúc, gợi mở một hướng tiếp cận căn bản vấn đề dạy – học văn.
Năm 1977, cuốn Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường của Giáo sư có thể nói là một bộ giáo trình giảng văn tương đối dày dặn. Ở đây, nhiều vấn đề cơ bản, mới mẻ của khoa học dạy văn lần đầu tiên được đề cập đến như vấn đề cơ chế dạy – học văn, “những con đường đưa tác phẩm văn học đến với học sinh”.
Với chuyên luận Cảm thụ văn học – giảng dạy văn học (1983), Giáo sư không chỉ đem đến những thông tin mới về lí thuyết tiếp nhận văn học, góp phần hiện đại hóa lí thuyết dạy học văn mà người đọc còn có thể tìm thấy ở đây một phương pháp tư duy, một phương pháp tiếp cận chân lí khoa học.
Năm 1988, giáo sư Phan Trọng Luận đã chủ biên bộ giáo trình Phương pháp dạy học văn (1988). Bộ giáo trình này vừa là hệ thống lí thuyết chuyên sâu về khoa học dạy văn vừa có tính ứng dụng nghề nghiệp cao. Giáo trình đã được tái bản hơn 10 lần, được Giáo sư bổ sung, hiệu chỉnh thành giáo trình chuẩn dùng chung cho các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm trong cả nước.
Năm 2000, GS Phan Trọng Luận được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ đợt 1.
Năm 2002, GS cho ra mắt chuyên luận Văn học, giáo dục thế kỉ XXI đề cập đến nhiều vấn đề có tính định hướng, chiến lược về giáo dục và giáo dục văn học trong nhà trường, tránh những đề xuất, cải tiến chắp vá, manh mún.
Công trình đã đi sâu vào mục tiêu cuối cùng của giáo dục là giải phóng tiềm năng sáng tạo của xã hội và học sinh sinh viên.
Năm 2007, chuyên luận Văn học nhà trường - Nhận diện - Tiếp cận - Đổi mới đã đặt ra vấn đề cần phải nhận diện đúng bản chất, đặc thù của văn học nhà trường, cần phải có phương pháp tiếp cận hệ thống đối với một vấn đề phức tạp và nhạy cảm là dạy học Văn trong nhà trường.
Giáo sư vừa mới hoàn thành bản thảo của cuốn chuyên luận dày 200 trang bổ sung cho những hạn chế trong những cuốn sách ông đã viết trong nửa thế kỷ qua về khoa học dạy văn, với hi vọng khắc phục được những hạn chế ông nhìn thấy, đáp ứng được những đòi hỏi mới của việc dạy học văn trong nhà trường hiện nay.
Thầy Luận trong tâm trí học trò
Không chỉ là nhà khoa học có bề dày thành tựu và cống hiến, GS Phan Trọng Luận còn là một tấm gương tự học và một nhà sư phạm mẫu mực, người thầy đáng kính trọng của nhiều thế hệ sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội và của cả những “học trò” chưa từng được gặp mặt “Thầy”.
Tiến sĩ Hoàng Thị Mai (ĐH Hồng Đức), đã bày tỏ “Niềm vinh dự và hạnh phúc được làm học trò GS-NGND Phan Trọng Luận”. Trong một bài viết rất công phu, bên cạnh những phân tích kỹ càng về phương pháp giảng dạy của GS Phan Trọng Luận, thì TS Hoàng Thị Mai khẳng định “Sáu năm cắp sách theo Thầy (từ thạc sĩ đến tiến sĩ), tri thức, tài năng sư phạm và nhân cách của một bậc thầy, một nhà văn hóa ở Thầy đã ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời tôi”.
“Ai học với thầy cũng nhận thấy, thầy yêu cầu rất cao đối với học trò, sẵn sàng mắng mỏ đến nơi đến chốn mỗi khi học trò viết bài, làm bài không đạt.
Nhưng rồi cũng tỉ mỉ như không thể hơn được nữa, thầy chữa từng câu, từng dấu chấm, dấu phẩy. Chúng tôi đã lớn lên cùng những dấu chấm, dấu phẩy ẩn chứa biết bao niềm kì vọng thiết tha của Thầy như thế.
Nhớ về Thầy cũng là nhớ về một con người rất giàu tình cảm. Có người cho rằng, nói đến một bậc thầy đại học mà chỉ quẩn quanh việc thầy yêu thương, quan tâm đến việc ăn, việc ở của học trò như thế nào thì hơi “thỏn mỏn” quá.
Tôi nghĩ, không hoàn toàn như vậy. Cách sống, cách ứng xử, tình cảm và sự quan tâm của Thầy đối với học trò luôn nhắc nhở tôi phải sống cho chân thật, thẳng thắn, có ích. Mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, thầy quở mắng hết sức nghiêm khắc. Nhưng rồi cũng con người nghiêm khắc ấy đã lại rất chăm chú, khóe mắt rưng rưng khi nghe tôi kể về một chị bạn học trò nghèo mất trộm xe đạp, một cậu bạn mồ côi lận đận vừa kiếm sống vừa học thạc sĩ mà rằng: “Bảo nó đến đây thầy cho tiền mà trả nợ”; hoặc “Để thầy bảo cho việc mà làm thêm”…
Những lứa học trò hơn 20, 30 như tôi, thầy coi như con gái, khuyên nhủ từ những điều nhỏ nhặt, rằng: “Làm mẹ mà không thương con, chăm con thì hỏng; phải biết thu xếp công việc gia đình để nghiên cứu khoa học; phải biết kiếm sống bằng chính khoa học…"
Bài viết “Một người thầy không biết mặt” của tác giả Nguyễn Thành Công (Bạc Liêu) (đăng trên báo Người lao động online) cách đây còn chưa lâu, là câu chuyện của một người thanh niên ngày đi làm thuê kiếm sống, đêm về tự học, chỉ qua đọc được trong sách 12 bài viết về sự tự học của GS Phan Trọng Luận và vui mừng nhận ra chìa khóa mở con đường tự học tốt nhất cho cá nhân mình mà “tự coi mình là học trò của ông”...
“Số là sách làm văn 12 có mấy bài cho dù ghi rõ là tham khảo, song tôi thấm thía lắm. Bài viết về tinh thần khoa học, về văn hóa… và đặc biệt bài viết về sự tự học được giáo sư Phan Trọng Luận chấp bút. Tự học theo Giáo sư là tất yếu đối với mỗi cá nhân và xã hội trong thời đại mà kho tri thức dường như vô tận, khi quỹ thời gian của mỗi con người là hữu hạn. Giáo sư nêu bật sự coi trọng con đường tự học ngay cả ở những xã hội phát triển cao, như nước Mỹ, và sự lên ngôi của các hình thức giáo dục đào tạo không chính quy. Bàn sâu, nói kỹ, khơi trúng vấn đề, cứ như giáo sư nói với riêng tôi, phân tích cho tôi nghe và chỉ cho tôi con đường đi hợp với hoàn cảnh của mình.
Tôi thực sự bị chinh phục.
Tốt nghiệp THPT, tôi tiếp tục giải quyết hàng loạt lỗ hổng về tin học, lô gich, tâm lý, mỹ học, triết học, lý luận văn học và ngôn ngữ… bằng cách tự học “khổ sai’ như đã nói, có khi muốn phát khùng. Chẳng thành thám hoa bảng nhãn, nhưng coi như đã có chút chữ nghĩa cần thiết để tiếp tục dấn bước trên đời. Nhìn lại, trong nhiều nguyên nhân, thì đóng góp của bài viết có tính khơi gợi của giáo sư Phan là then chốt”.
GS Nguyễn Đình Chú viết: “Anh là một vị giáo sư rất mực thông minh (...), con nhà nòi. Cụ nội của anh như thế. Ông nội của anh như thế. Thân phụ của anh như thế. Chẳng có gì mà không có Phan Trọng Luận như thế”. (Cụ nội là Phan Tam Tỉnh Tiến sĩ Tổng đốc Hải Dương nổi tiếng thanh liêm. Ông nội là Phan Trọng Mưu tiến sĩ, sĩ phu Cần vương. Thân phụ là Phan Trọng Quảng, lão thành cách mạng - cùng Trần Phú sang dự lớp huấn luyện Quảng Châu do Nguyễn Ái Quốc phụ trách…)
  • Chi Mai (tổng hợp)

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

NÊN THƠ !

TIẾNG ĐÀN CÔ BÉ TRONG TRANH.HÒA CÙNG TIẾNG NƯỚC LONG LANH SÔNG NGÒI. NHÌN TRANH LÒNG NHỮNG U HOÀI . NHỚ AI ? GIỜ BIẾT NHỚ AI HỠI LÒNG ?

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

BÀI CỦA NHÀ THƠ ANH NGỌC TRÊN FACEBOOK

TẢN MẠN SAU NHỮNG ĐÊM MẤT NGỦ

Thế là những ngày đất nước diễn ra một sự kiện hiếm hoi, rất lâu mới có một lần là sự khiện Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tạ thế, đầu mình không ngớt lăn tăn về trăm thứ của cõi đời, cộng với căn bệnh cường giao cảm rất nặng, mình đã trải qua 9 đêm gần như không ngủ - 9 đêm mà dài như cả một cuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm! Giờ đây nhìn lại, dẫu có muôn ngàn điều chưa nói hết thì cũng đành gác lại, chỉ xin được tóm tắt một lần cuối một số ý nghĩ và sự kiện thành các mục nhỏ sau đây, bạn nào quan tâm thì đọc cả, bạn nào ít quan tâm đọc 1, 2 mục cũng được – còn nếu bạn nào hờ hững thì thôi, cứ ngó lơ đi nhé, nói kiểu Xuân Diệu:
“Nhà anh 24 Cột Cờ (phố ĐBP ngày nay- A.N.)
Ai yêu thì đến, hững hờ thì qua…”, hihiiii….
1. Sự kiện Đại Tướng tạ thế đã xác định lại một cách đầy đủ về toàn bộ hình ảnh của một vĩ nhân của dân tộc trong thế kỷ 20, gồm trong đó 3 nội hàm lớn:
- Đó là một vị tướng, một anh hùng theo một “típ” đặc biệt (chỉ nói là “khác”, chứ không so sánh lớn bé…), so với các vị tướng và anh hùng trong lịch sử thế giới, từ Alexander Đại Đế, Napoléon Bonapart cho đến ngay cả Kutuzop của Nga…. (lý do thì vô số người đã và sẽ nói hộ tôi…)
- Đó là một con người bình thường nhưng phải viết hoa, hoặc nói cách khác là “tinh hoa của con người bình thường” (lý do thì chính tôi đã nói trên FB này nhiều rồi…)
- Đó là một người nghệ sĩ đúng nghĩa và cũng gợi cho ta sự đồng nhất và dị biệt giữa những “anh hùng và nghệ si” (như tôi đã có một bài riêng).
2. Nếu Đại Tướng là “người được yêu” đã hiện ra như thế, thì “những người yêu” Đại Tường - tức là Nhân Dân ta – đã hiện ra và nói lên điều gì khi suốt 13 ngày đã làm “một cuộc phát biểu ý kiên bằng chân” khi xếp hàng dài miên man giữa mọi thời điểm và thời tiết để làm một cuộc “diễu dân” hùng vĩ hiếm thấy để bày tỏ lòng thương tiếc và biết ơn Đại Tướng, điều đó nói lên hai ý:
- Nhân dân ta đã xác định lại những chân lý, minh triết mà cha ông ngàn đời đã đúc kết: “Lòng dân là tất cả, là vô địch, là “có sức đẩy thuyền và lật thuyền”, những chân lý của “Thơ Thần” Lý Thường Kiệt, “Hịch Tướng sĩ văn” của TRần Hưng Đạo và “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, những câu thơ bất hủ của Quang Trung Nguyền Huệ và “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Hồ Chí Minh v.v…. và v.v…..
- Trong những ngày mà chúng ta đang phải sống trong một xã hội có quá nhiều suy thoái, nhiễu nhương hôm nay… khi những GIÁ TRỊ BỊ RỐI LOẠN, THẬM CHÍ BỊ ĐẢO LỘN, Nhân Dân ta đã xác định lại rằng NHỮNG GIÁ TRỊ CHÂN CHÍNH “CHÂN, THIỆN, MỸ” VẪN ĐƯỢC NHÂN DÂN DUY TRÌ VÀ KHẲNG ĐỊNH, không gì có thể tàn lụi hay bị tiêu giệt được. Đây là một điều VĨ ĐẠI mang lại NIỀM TIN VÀ HY VỌNG cho tất cả chúng ta hôm nay và mai sau.
3. Các vị lãnh đạo có thẩm quyền cao nhất cũng đã thực sự nghe được và làm khá đúng ý nguyện của Nhân Dân ta, toàn bộ Tang Lễ của Đại Tướng đã hoàn tất tương đối thỏa mãn được lòng dân. Đó là sự thật, ai cũng biết rằng lúc tang gia bối rối nếu có gì sai sót là lẽ thường tình, tôi xin chân thành nói, không thay mặt ai cả: “Cám ơn tất cả Quý vị lãnh đạo”. (Trừ một chi tiết tôi không trực tiếp nhìn thấy, nhưng nghe mọi người nói và thấy… có phần lăn tăn lắm: là không hiểu sao lại để cho một người làm thơ đã từng gây scandal rất không hay trong cuộc Hội thảo Thơ Thiền năm ngoái ở Hội NHà Văn VN với cái gọi là “thơ của Tiền Nhân dáng bút” đầy dị nghị với việc làm…52 bài thơ trong một đêm (!!!), một trò… không biết nên gọi là gì, - một người như thế lại đọc thơ kính viếng cuối cùng bên mộ Đại Tướng? – Ôi, thà cứ mời một vị CCB đầu bạc phơ đọc mấy câu từ đáy lòng dù thơ hay hay không cũng được, trước mộ Đại Tướng có phải là có ý nghĩa nhiều hơn không?).
4. Thưa các bạn, cuối cùng thì quan tài cũng đã hạ huyệt, mỗi lần nhìn những tảng đất rơi ào ào lên hình hài một con người vừa đêm qua còn sống với trần gian nay đã vùi vào trong lòng đất khiến làm ta đau buốt tận trái tim… Bất lực trước mọi ngôn từ, đành mượn mấy câu thơ tôi viết từ năm 1979 để nói về cái chết của những người con Campuchia, nạn nhân của Khơ Me Đỏ, đó là một cái chết giản dị thế này thôi:
“không phải chiếc đầu lâu triết học
hố mắt vô hồn thăm thẳm hoài nghi
- sống hay là không sống?
đây là nỗi đắng cay tuyệt vọng
nỗi khát khao trần tục cuối cùng –
cái quyền được chết trong quy luật
nỗi khát khao chỉ đến một lần –
được an nghỉ ngàn đời trong lòng đất
anh - một người ăn chay niệm phật
rước đài sen về đặt giữa nhà mình
mỗi khi đốt nén hương trầm siêu thoát
anh dọn lòng hướng tới một niềm tin:
anh mong sao đến phút chót đời mình
nhận cái chết bình yên ấm cúng
một cái chết gợi về sự sống !!!..”
(Trường ca “Sông Mê Công bốn mặt” – A.N.)
Vâng, hình hài của Người đã về với đất bụi, hóa thành đất bụi, hóa thành hoa, thành lá, thành ngọn gió thổi hay thành áng mây bay…..
Chỉ còn lại chúng ta trên thế gian này, người trước kẻ sau, đang xếp hàng để đi đến cái nhà ga cuối cùng của đời mình...
5. Và hôm qua, hôm nay trời Quảng Bình vẫn nắng gió rất đẹp…, nhưng sắp rồi, cơn bão lớn sẽ tràn vào (Quảng Bình năm nào mà chẳng bão, huhuuu…). Có thể mai đây, thi thể Người ta yêu sẽ "nằm trong gió và chìm trong nước” (A.N.) … Các bạn ơi, lúc ấy chúng ta sẽ hát bài gì để “ru người nằm xuống” đây? – Than ôi, vẫn là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang chờ ta ở đó, đang đợi ta ở ….phía trước, luôn luôn và mãi mãi:
“Chìm dưới cơn mưa một người chết đêm qua
Chìm dưới cơn mưa một người sống thiên thu
Chìm dưới cơn mưa một hạt cát vu vơ
Chìm dưới cơn mưa là một ĐÓA THƠM THO…”!!! (“Chìm dưới cơn mưa – TCS).
Tôi không thể viết tiếp được nữa, vì sẽ khóc mất…
6. Về bài hát “Còn mãi với mùa thu”: Thực sự tôi hết sức cám ơn nhạc sĩ Quỳnh Hợp đã phổ “siêu tốc” bài thơ của tôi. Bài thơ của tôi không dễ phổ đâu. Mấy câu đầu rõ ràng còn chưa “vào” nên hơi “nhai kẹo lạc” một tý, hihiii… nhưng từ câu “giờ ngồi giữa mùa thu…” càng đi càng thấy nhuần nhuyễn dần lên, đặc biệt 4 câu cuối là tối ưu, đầy cảm xúc và nói đúng hồn vía của bài thơ, kể cả cái đầu đề rất hợp, tôi tin những ai nhấm nháp nó kỹ một tý (đặc biệt rất cám ơn ns đã rất giữ nguyên lời thơ, ca sĩ hát rất rõ lời), sẽ thấy nó không…. đến nỗi “xấu hổ” với người đã khuất và bạn nghe nhạc đâu – tôi luôn hình dung (hihiiii….) nếu ns TCS mà còn thì ông có cho được điểm trung bình cộng hay không, hihiiii… ???
7. Và ns Quỳnh Hợp còn “quý” tôi đến nỗi, tối hôm kia khi tôi chỉ lên VTV1 "đánh nhoằng một cái" có 4 phút… rưỡi, mà chị còn kịp chụp cho tôi đến… 20 bức ảnh – ôi, một tấm lòng đồng thanh tương ứng, một đồng nghiệp chí tình! Tôi không biết nói gì hơn để cám ơn chị và ca sĩ Hoàng Hải Đăng và nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn thổi saxophone quá tuyệt, xin cám ơn bằng cách post lên đây mấy bức ảnh của “anh già lăng nhăng thơ phú” này hầu các bạn cho vui nhé!
Chúc một buổi sáng tốt lành!

A.N.

DÂN DỰNG TẤM BIA TƯỞNG NHỚ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Dân dựng Tâm bia tưởng nhớ Người

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã an giấc ngàn thu trong lòng đất mẹ Quảng Bình. Cả biển người lặng đi trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ. Vị tướng lẫy lừng đã trở về quê hương nhưng tinh thần ông, nhân cách và cuộc đời ông sẽ mãi mãi khắc ghi trong tấm bia của lòng dân.



VietNamNet giới thiệu cùng bạn đọc những khoảnh khắc khó quên suốt tuần qua:
Võ Nguyên Giáp
Đêm 9/10 trước nhà Đại tướng. Nhiều người dân thức trắng đêm trước nhà 30 Hoàng Diệu khi biết thông tin chỉ còn ngày 10/10 để vào viếng ông
Võ Nguyên Giáp
Ngay sau khi ngôi nhà 30 Hoàng Diệu đóng cửa lúc 9h30 tối 10/10, ở ngoài, 103 ngọn nến đã được thắp lên. Lễ tưởng niệm nhỏ đã được người dân tự tổ chức với một phút mặc niệm bày tỏ tình cảm đối với vị tướng huyền thoại
Võ Nguyên Giáp
Từ 12h giờ trưa 11/10, cả nước chính thức bước vào hai ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cờ rủ đã được treo từ khắp các tuyến phố ở Hà Nội...
Võ Nguyên Giáp
Khách sạn Sofitel Metropole, Hà Nội

Võ Nguyên Giáp
Ông Phải (Bạc Liêu) và bà Cúc (Thanh Hóa) đã thuê nhà ở Hà Nội để đợi đưa tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Ảnh chụp ngày 11/10. Khuôn viên ngôi nhà 30 Hoàng Diệu vẫn tràn ngập hoa, mỗi bông hoa là tình cảm thương tiếc, ngưỡng mộ của hàng chục vạn người dân đến viếng ông.
Võ Nguyên Giáp
Đầu giờ chiều ngày 12/10, số người đợi viếng ngoài cổng nhà Tang lễ không ngừng tăng lên
Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp
22h30 tối 12/10, đã quá một tiếng rưỡi so với giờ kế hoạch nhưng cánh cửa nhà tang lễ vẫn mở cửa đón dòng người lên đến hàng vạn đang lặng lẽ xếp hàng vào viếng Đại tướng
Võ Nguyên Giáp
Những giọt nước mắt lăn trên má hàng vạn người dân Hà Nội sáng 13/10 trong giờ phút tiễn biệt vị tướng huyền thoại về quê hương Quảng Bình
Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp
Từ nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, qua Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ, Độc Lập, Hoàng Diệu... cho tới sân bay Nội Bài, người dân đã đứng chật hai bên đường trong giờ phút tiễn biệt
Võ Nguyên Giáp
Hai chuyên cơ VN103 và VN1911 rời sân bay quốc tế Nội Bài bay lên bầu trời mang theo niềm tiếc thương của người dân Hà Nội với vị Đại tướng được nhân dân Việt Nam và thế giới kính trọng, ngưỡng mộ
Võ Nguyên Giáp
  Chiều 13/10, hàng trăm nghìn người đổ về khu an táng Đại tướng tại Vũng Chùa, Quảng Bình. Nhiều người không kìm nét được cảm xúc cố tiến vào gần hơn với đoàn xe nên đoàn xe hộ tống đã phải đi chậm hơn so với dự kiến.
Võ Nguyên Giáp
Rừng người dưới chân khu mộ Đại tướng 


Nhóm phóng viên VietNamNet