Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

HÀ NỘI TRONG VẺ ĐẸP XƯA

Gặp lại Hà Nội trong vẻ đẹp xưa cũ

(Dân trí)- Hà Nội trong dáng vẻ cổ xưa với những làng nghề truyền thống trên 36 phố "Hàng" đang được tái hiện lại...

Nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống vật thể và phi vật thể của Hà Nội, một sự kết hợp đặc biệt giữa nghệ thuật sắp đặt với nghề truyền thống được giới thiệu trong không gian cổ của các di tích thủ đô. Nhiều đồ dùng, vật dụng đơn sơ được gia công từ những làng nghề thủ công lâu đời đang được giới thiệu tại 3 địa điểm ở khu phố cổ: Đình Đồng Lạc - 38 Hàng Đào; Đình Kim Ngân 42, 44 Hàng Bạc và Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây. Đây là triển lãm nhằm quảng bá những giá trị truyền thống của người Hà Nội xưa.
Giới thiệu nghề tiện của làng nghề Nhị Khê (huyện Thường Tín) và các hộ dân phố nghề tiện phố Tô Tịch tại đình Đồng Lạc:
Không gian cổ kính tại đình Đồng lạc - 38 Hàng Đào
Không gian cổ kính tại đình Đồng lạc - 38 Hàng Đào

Các sản phẩm nghề tiện được sắp đặt bên trong đình
Các sản phẩm nghề tiện được sắp đặt bên trong đình
 
.Các sản phẩm nghề tiện được sắp đặt bên trong đình
Các sản phẩm nghề tiện được sắp đặt bên trong đình
Các sản phẩm nghề tiện được sắp đặt bên trong đình
Các sản phẩm nghề tiện được sắp đặt bên trong đình
 
Các sản phẩm nghề tiện được sắp đặt bên trong đình
 
Các sản phẩm nghề tiện được sắp đặt bên trong đình
Tại đình Kim Ngân 42 - 44 Hàng Bạc là không gian trưng bày sản phẩm mây tre đan của làng nghề Phú Vinh (huyện Chương Mỹ).
Hữu Nghị
Hữu Nghị
Hữu Nghị
Hữu Nghị
Hữu Nghị
Hữu Nghị
Hữu Nghị
Hữu Nghị
 
 
Hữu Nghị

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

ẢNH CỦA HONGNGAHUNGYEN



HOA QUỲNH





QUÊ CŨ
ĐƯỜNG LÊN ẢI BẮC - PHOTO HONGNGA
HOA NHÀI - PHOTO HONG NGA
GIÔNG TỐ - PHOTO HONG NGA

SIU BLACK TRỐN NỢ ?

Siu Black trong vòng vây nợ nần?

Việc chương trình thực tế Tôi là người chiến thắng đột ngột thông báo thay giám khảo chính Siu Black đang gây nhiều bàn cãi và làm xôn xao dư luận. Nhất là khi gần đây có không ít lời đồn đại về những khó khăn về kinh tế của nữ ca sĩ này.
 Ca sĩ Siu Black
 Ca sĩ Siu Black - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Không còn là tin đồn, ít nhất có một chủ nợ gửi đơn kiện cáo đến cơ quan chức năng. Thậm chí, quán cà phê do Siu Black mở ở Q.Tân Bình cũng không còn. Đầu tháng 6.2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM có văn bản kết luận một vụ đòi nợ liên quan đến ca sĩ Siu Black chỉ là giao dịch dân sự, không có yếu tố hình sự. Trước đó, bà X. (ngụ Q.10) gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo Siu Black có hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua việc vay mượn tiền. Để có kết luận này, một nguồn tin cho biết cơ quan công an cũng đã mời hai bên lên làm việc nhiều lần.
Phóng viên Thanh Niên đã gặp trực tiếp bà X. để tìm hiểu sự việc. Bà cho biết thông qua một người quen, Siu Black đánh tiếng vay tiền của bà. “Lúc đó, cổ nói đang vay mượn tiền của xã hội đen để đầu tư, kinh doanh nhưng lãi suất cao quá, kham không nổi nên muốn mượn tiền của tôi trả cho những món nợ kia. Tuy nhiên, số tiền mượn xã hội đen chính xác là bao nhiêu thì tôi không biết”, bà X. kể.
Theo bà X., Siu Black từng nhiều lần vay của bà, tổng cộng 200 triệu đồng (lãi suất 5%/tháng), 10.000 USD và 20.000 CAD (đô la Canada, lãi suất 3%/tháng) từ nhiều năm trước. Đến năm ngoái, đột ngột bà không liên lạc được với Siu Black bằng điện thoại, quán cà phê do ca sĩ này mở cũng không còn, đến địa chỉ tạm trú cũng không còn ở đó nữa. Sau khi công an mời lên làm việc, Siu Black mới xuất hiện và cam kết sẽ trả nợ nhưng hồi tết năm ngoái cũng chỉ trả được 10 triệu đồng. Bà X. nói thêm: “Thấy Siu Black hát hò, đóng phim, làm giám khảo nhiều show dữ lắm nhưng không biết tiền bạc đi đâu? Tôi đã cho Siu Black rất nhiều thời gian và tạo điều kiện để trả nợ. Nhưng nếu Siu Black không trả nợ thì buộc lòng tôi phải đưa vụ việc ra tòa”.
Hôm qua, phóng viên Thanh Niên đã cố gắng tìm cách liên lạc với ca sĩ Siu Black để tìm hiểu thêm nhưng mọi cố gắng đều không có kết quả. Số điện thoại cũ đã được một người lạ mua lại sử dụng, số điện mới thì khóa. Liên lạc với bạn bè, những người thân thiết không ai biết ca sĩ Siu Black ở đâu.
Lê Quang

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

PHÊ BÌNH KIỂM DỊCH & PHÊ BÌNH NGHỆ THUẬT

Phê bình kiểm dịch

Trần Đình Sử

Gs Trần Đình Sử
 Lời dẫn của Phạm Thị Hoài: Đọc bài tiểu luận sau đây, nhiều lần tôi bật cười vì cái hài hước ẩn trong giọng văn kiềm chế của một nhà nghiên cứu hàn lâm, một nhà sư phạm: GS Trần Đình Sử đã giảng dạy Lí luận Văn học hơn hai mươi năm tại Trường ĐHSP Hà Nội, nơi ông cũng từng làm Chủ nhiệm khoa Ngữ văn. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ cho cụm công trình nghiên cứu về Thi pháp học. Từ mười năm nay ông là ủy viên Hội đồng Lí luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. 

Với một sự nghiệp như vậy, những nhận định của ông về nền “phê bình kiểm dịch” trong bài viết này không phải là đúc kết của một người đứng bên lề. Tôi tin rằng một “bộ phận không nhỏ” thuộc giới nghiên cứu và phê bình văn học trong môi trường chính thống ở Việt Nam hiện nay, dù không hay chưa hiển ngôn, chia sẻ quan điểm của ông. Tôi xin nồng nhiệt quảng cáo bài viết này đến tận màn hình của các công chức văn học đang cố gắng lo tròn bổn phận kiểm dịch “luận văn Mở Miệng“.
Phạm Thị Hoài
________________
Theo quan điểm của nhà phê bình văn học Pháp Albert Thibaudet (1874-1936) trong sách Sinh lí học phê bình (1922) thì phê bình chuyên nghiệp đối lập với phê bình tự phát. Phê bình tự phát là loại phê bình tự nhiên của người đọc. Đọc xong một cuốn sách hay thì vỗ đùi khen, nếu đọc cuốn sách dở, buột miệng chửi một tiếng, hay khi trà dư tửu hậu, hoặc lúc dạo chơi với bạn bè, bàn bạc mấy câu về cuốn sách nào đó… Đó là phê bình tự phát. Loại phê bình này chủ yếu là phê bằng miệng, bằng động tác, như phẩy tay, dẩu miệng… đều là tự phát cả. Sau này trong các xa lông sang trọng của các bà quý tộc, các bà mệnh phụ sau cuộc chơi bài, đàm đạo mấy cuốn sách vừa xem, đó vẫn là phê bình tự phát. Anh Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, khi nghe vợ đọc Tam quốc diễn nghĩa, đến chỗ hay, vỗ đùi đánh đét khen: “Tài thật, Tài thật. Tài đến thế là cùng. Tiên sư anh Tào Tháo!”, “Tiểu thuyết thì nhất anh Tàu”. Đó cũng là phê bình tự phát. Phê bình tự phát có mọi nơi, mọi lúc, đồng hành cùng sinh hoạt văn học của con người. Dù cho phê bình chuyên nghiệp có chết hết đi thì phê bình tự phát vẫn sống. Phê bình tự phát khi thành dư luận mạnh mẽ buộc phê bình chuyên nghiệp phải nhào vô giải thích. Phê bình tự phát thường có ba nhược điểm. Một là thường nói theo, nói leo. Người đã đọc sách nhận xét đã đành, người không đọc cũng nghe rồi nói theo, bàn tán, thực ra là nói mò. Hai là phê bình tự phát dễ biến thành ý kiến nhóm, có thói quen riêng, thiếu cái nhìn toàn bộ, dễ thiên lệch. Ba là dễ chạy theo thời thượng, đồng thời cũng nhanh chóng bị thay thế, thiếu bền vững, hôm nay vừa khen, ngày mai thấy nói khác, lại nói theo, số phận ngắn ngủi. Có một thời, sách xuất bản xong liền có cán bộ đi thu thập ý kiến bạn đọc các giới, kết quả thu được chỉ là các dư luận như thế, rất ít tính khoa học. Tất nhiên phê bình chuyên nghiệp cũng góp phần định hướng cho phê bình tự phát, giúp nó sâu sắc hơn.

Phê bình văn học phát triển đến một lúc nào đó thì nảy sinh ra sự phân công, và thế là xuất hiện các loại phê bình, trong đó có loại phê bình kiểm dịch. Nhà tư tưởng Khai sáng Pháp là Voltaire (1694–1778) có lần nói: “Chúng ta nhìn thấy, trong các nước hiện đại, khi người ta ra sức phát triển văn học thì có một số người trở thành nhà phê bình chuyên nghiệp, cũng giống như người ta muốn kiểm tra các loại lợn đem ra thị trường có bệnh hay không, người ta đã thiết lập những người chuyên môn kiểm tra lưỡi lợn. Những người kiểm tra lưỡi lợn trong văn học không phát hiện được một nhà văn nào là lành mạnh cả” (Sách đã dẫn của Thibaudet, Nxb Tam Liên, Thượng Hải, năm 2002, tiếng Trung, tr. 74). Xin chú ý mấy chữ này của Voltaire: phê bình kiểm dịch trong văn học không phát hiện được ai là lành mạnh cả. Nó là nghề phát hiện bệnh của văn học. Như thế, có thể coi nhà phê bình chuyên nghiệp đầu tiên là người có chức năng giống như nhân viên thú y kiểm dịch ngoài chợ, thấy có bệnh thì kêu lên, để mọi người tránh xa, không mua hàng đó. Cứ theo chức năng ấy thì nhà phê bình chuyên nghiệp kiểm dịch đầu tiên của nhân loại phải kể đến Đức Khổng Tử bên Tàu. Khổng Tử đã lựa hàng vạn bài ca dao, dân ca của các nước trong lãnh thổ Trung Hoa cổ đại, chọn lấy 305 bài, theo tiêu chí “tư vô tà”, tức là tư tưởng không có gì sai trái, lệch lạc, đồi trụy, có thể lưu hành. Còn các bài khác “có tà” đã bị ông vứt bỏ, thất truyền hết. Nhưng Khổng Tử là nhà kiểm dịch lỗi lạc, bởi trong tư tưởng của ông, lấy ngôn chí, tải đạo làm gốc, có sự thống nhất giữa mĩ và thiện, chấp nhận thi ca có thể hứng, quan, quần, oán, văn chất thống nhất với nhau, cho nên 305 bài vẫn bao hàm đủ các tác phẩm xuất sắc, đa dạng. Platon, người Hi Lạp (427– 327), sống sau Khổng Tử 100 năm (552-479) cũng là nhà phê bình kiểm dịch. Nhưng khác với Khổng Tử, Platon quá cực đoan, ông coi thi ca (văn học) đều là ôn dịch, nên ông đuổi tất ra khỏi nước Cộng hòa lí tưởng của ông.

Nhìn theo lịch sử như vậy ta sẽ thấy từ khởi thủy phê bình chuyên nghiệp, phân biệt với phê bình tự phát, trước hết là loại phê bình kiểm dịch mà Voltaire đã nói. Nhưng phê bình kiểm dịch đời sau ngày một kém. Nó chỉ quan tâm tới sự lành mạnh của văn học theo tiêu chí hình thức, hay tiêu chí đạo đức hay chính trị quốc gia, mà không hề quan tâm đến giá trị nghệ thuật đích thực. Các nhà quản lí quốc gia bao giờ cũng ưu tiên phát triển loại phê bình kiểm dịch này.

Theo Thibaudet, thế kỉ XVII Tể tướng của vua Louis XIII là Richelieu đã đem phê bình kiểm dịch áp đặt cho Viện Hàn lâm Pháp. Bất đắc dĩ Viện Hàn lâm Pháp phải chấp nhận, nhưng cũng chỉ sử dụng có một lần duy nhất rồi thôi. Phê bình kiểm dịch Pháp chỉ đơn giản là đem tác phẩm văn học ra đối chiếu với các quy phạm thể loại, tuy nó thấy tác phẩm nào cũng không hợp chuẩn, nhưng văn học “lệch chuẩn” không bị nó đem ra đốt, văn sĩ không mấy người bị đem đi chôn. Sau thế kỉ XVII phê bình chuyên nghiệp châu Âu chuyển sang phê bình học thuật và hàn lâm, phê bình kiểm dịch tất nhiên vẫn còn, nhưng nói chung không còn trở ngại cho các công trình nghiên cứu học thuật.

Ở Trung Quốc xưa kia phê bình kiểm dịch thực hiện chức năng phát hiện các vụ án văn tự ngục khiến bao nhiêu văn sĩ rơi đầu. Đó là lối đọc văn cắt xén, suy diễn để quy tội phản lại triều đình, phản loạn, nhằm khép đối tượng vào tội chết. Vụ án văn tự ngục đầu tiên của Trung Quốc xảy ra vào thời Chiến Quốc, quyền thần nước Tề gian ác, giết vua, sử quan ghi đúng sự thật, bị khép vào tội chết, đem chém đầu. Suốt lịch sử Trung Quốc, đã có hàng chục vạn người chết vì văn tự ngục. Riêng đời Thanh văn tự ngục giết chết 200 người, liên lụy trên ba nghìn người. Thời phong kiến nước ta cũng thế. Trong các cuộc đấu tranh tư tưởng ở Trung Quốc suốt thời kì Mao Trạch Đông thống trị, đến Cách mạng Văn hóa, phê bình kiểm dịch thực hiện chức năng chỉ ra đâu là dấu hiệu của tư tưởng phong kiến, đế quốc, tư sản, xét lại, đồi trụy, chống Đảng, chỉ ra ai là kẻ thù, đẩy hàng chục vạn người đi lao động cải tạo, bức hại, nhiều người tự tử. Diêu Văn Nguyên, một trong lũ bốn tên, là nhà phê bình kiểm dịch khét tiếng nhất, gian ác nhất. Chu Dương suốt đời trung thành với Mao, thế mà cuối cùng bị Diêu Văn Nguyên tố cáo chống lại tư tưởng của Mao, phải đi lao động trong chuồng lợn. Ở nước ta, trong thời kì bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, phê bình chuyên nghiệp cũng thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch, chỉ ra các biểu hiện tư sản, phản động, đồi trụy, xét lại, bôi đen chế độ… Ở nhiều giai đoạn, loại phê bình kiểm dịch này cũng thịnh hành ở nước ta. Thế cho nên, hàng loạt tác phẩm, ví như Vào đời, Sắp cưới, Mùa hoa dẻ, Sương tan, Phá vây, Chuyện kể năm 2000, Miền hoang tưởng, Cây táo ông Lành, Sẹo đất, Vòng trắng, từng bị phê bình chuyên nghiệp phanh phui, lên án, xem đó là những tác phẩm “có vấn đề”, dù sau này nhìn lại hầu như chẳng có vấn đề tư tưởng quan trọng nào cả. Lấy tác phẩm Vào đời (1963) của Hà Minh Tuân làm ví dụ. Người đầu tiên “có công” phát hiện Vào đời “có vấn đề” là Nguyễn Phan Ngọc, người kết luận nặng nề nhất là Hồng Chương, giữa thời gian đó, theo thông tin trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 3–1963, trong hơn một tháng đã có 43 bài phê bình lớn nhỏ đăng trên hầu hết các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Tiền phong, Cứu quốc, Thống nhất, Độc lập, Thủ đô Hà Nội.., hầu hết đều ghi tên biệt hiệu, không ghi tên thật. Kết quả là Hà Minh Tuân bị cách chức Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, điều chuyển sang Bộ Thủy sản, làm chuyên viên cá nước lợ, mãi đến năm 90 ông mới đuợc phục hồi.

Các dẫn chứng nói trên cho thấy, phê bình kiểm dịch có lịch sử lâu đời và có chức năng đảm bảo cho văn học được lành mạnh theo quan điểm nhà nước. Ngày nay ở Trung Quốc phê bình kiểm dịch cũng thịnh hành. Các tác phẩm như Phế đô, Báu vật của đời, Búp bê Thượng Hải,… đều bị cấm, nhưng Báu vật của đời lại được Giải Nobel. Điều này cho thấy phê bình kiểm dịch tuy có tính chuyên nghiệp, đúng hơn là tính nghiệp vụ, song chất lượng thực tế có nhiều vấn đề đáng bàn, có những sai sót và nhiều khi gây hậu quả không thể sửa chữa được. Phê bình kiểm dịch thường có mấy đặc điểm chung như sau:

Thứ nhất: Vì văn học là hiện tượng phức tạp, nên phê bình kiểm dịch không thể làm thí nghiệm, khó tìm được những tiêu chí khách quan để kiểm dịch văn học giống như bác sĩ thú y kiểm dịch lưỡi lợn ngoài chợ. Nguyên tắc “phương pháp luận” mà phê bình kiểm dịch thường dựa vào để phát hiện “dịch bệnh” là cắt xén, suy diễn, quy chụp, cốt rút ra cho được cái mục tiêu tư tưởng của mình.

Thứ hai: Phê bình kiểm dịch thường tố lên tác hại nghiêm trọng của ổ dịch, kích động xã hội cảnh giác, gieo rắc niềm lo lắng sợ hãi, gây không khí bất an trong đời sống xã hội.

Thứ ba: Sau khi phát hiện ổ bệnh trong văn học, các nhà phê bình kiểm dịch rất hồ hởi, tự hào về công lao phát hiện luận điệu sai trái, chỉ tên kẻ thù địch trong nội bộ để xử lí. Đặc biệt không mảy may quan tâm số phận những người hữu quan. Hình như, đã là kẻ thù của chế độ thì còn tiếc thương gì nữa?! Đối với họ văn học chỉ có một nghĩa là nghĩa xấu, các nghĩa khác đều bị giản lược.

Nhưng nhìn lại sản phẩm phát hiện của các vụ kiểm dịch om sòm trên văn đàn, ví như những bài báo của các tác giả thuộc nhóm Nhân văn-Giai phẩm, hoặc các bài báo của Trương Tửu, hay tác phẩm Sương tan của nhà văn Hoàng Tiến, tôi cứ băn khoăn tự hỏi, không hiểu họ chống Đảng, đồi trụy ở chỗ nào?

Phê bình kiểm dịch là một tồn tại khách quan. Nó cũng là phê bình chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ. Nhà nước rất hậu đãi loại phê bình kiểm dịch này. Các nhà phê bình kiểm dịch đầu đàn thường được trao nhiều giải thưởng cao quý. Nhưng rõ ràng, phê bình kiểm dịch không quan tâm tới tính nghệ thuật của văn học. Cho nên, tôi rất hoài nghi giá trị và ý nghĩa tồn tại của nó với tư cách là phê bình văn học đích thực.

Có thể nó cũng là một loại loại phê bình, nhưng không phải phê bình văn học.
17–7–2013
...........

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

KHẾ LÀ...



KHẾ LÀ QUÊ HƯƠNG




QUÊ HƯƠNG LÀ CHÙM KHẾ NGỌT
MÙA NÀY TÔI CÓ QUÊ HƯƠNG
THÁNG SAU NHÀ XÀI HẾT KHẾ
LÀ TÔI THÀNH THẰNG THA PHƯƠNG ?

HOP 18-7-2013 T.D

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

RAU MÁ LÀ VỊ THUỐC QUÝ

Rau má chính là thuốc quý

Rau má không chỉ lợi ích giải nhiệt mà còn là một vị thuốc tuyệt vời cho sức khỏe.

>> Những bài học về sex mà nam giới hiểu được ở tuổi 20

>> 12 “đèn đỏ” không thể bỏ qua khi hẹn hò
>> 5 thực phẩm tốt cho người bệnh tim

Màu xanh diệp lục tố của ly nước rau má lúc trời đang đổ lửa chẳng khác nào cơn gió nhẹ nhàng len qua khe cửa. Nhưng nếu chỉ dựa vào tính mát để xếp rau má vào nhóm thực phẩm hạ nhiệt thì uổng! Loại rau này từ cả chục thế kỷ đã có mặt trong dược điển của nhiều quốc gia, từ Đông sang Tây.
Lâu hơn nữa, thuở trước Công nguyên, rau má đã được đề cập trong y thư Trung Quốc, Hy Lạp, Ai Cập… với tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, khử phù thũng… Rau má được ưa chuộng nhờ tác dụng theo kiểu “sân nào cũng chơi”. Bằng chứng là thầy thuốc cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda) có kinh nghiệm dùng rau má để cải thiện chức năng tư duy và hưng phấn chức năng sinh dục. Với nhiều bà ngoại ở phương Đông thì “mánh nấu ăn” giúp lợi sữa cho con gái vừa làm mẹ cũng chính là món nước rau má.
Từ kinh nghiệm của dân gian thường dùng rau má chống táo bón, các nhà điều trị đã phát hiện tác dụng lợi mật của rau má để mạnh dạn áp dụng dược liệu này trong các bệnh gan mật. Các công trình nghiên cứu chuyên đề ở Nga đã xác minh khả năng bảo vệ nhu mô gan, hỗ trợ chức năng giải độc của gan và điều hòa biến dưỡng chất béo của rau má. Dược liệu này vì thế giữ vai trò nòng cốt trong thành phần của nhiều dược phẩm có thương hiệu uy tín trong điều trị bệnh gan mật mạn tính.
Với các nhà nghiên cứu ở vùng Trung Âu thì rau má là món thuốc quý để bảo vệ mạch máu, đặc biệt hữu ích cho cấu trúc yếu ớt của hệ thống tĩnh mạch. Bên cạnh tác dụng chống phù nề nhờ lợi tiểu nhẹ, rau má bảo vệ thành mạch máu và giữ máu loãng. Rau má vì thế là món ăn nên thuốc cho bệnh nhân cao huyết áp, cho đối tượng thiếu máu cơ tim, người bị trĩ, người hay có vấn đề với mạch máu ngoại biên của chi dưới, như người phải đứng nhiều giờ trong dây chuyền sản xuất, cũng như cho phụ nữ bị giãn tĩnh mạch sau nhiều lần sinh nở...
Rau má chính là thuốc quý
Rau má - một bài thuốc quý cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Phái yếu ở châu Á đã từ nhiều ngàn năm biết ăn rau má để giữ da lâu già. Nhiều công trình nghiên cứu trong thập niên gần đây, đặc biệt ở Trung Quốc, đã chứng minh tác dụng làm lành vết thương và tránh sẹo của rau má. Nhờ rau má, cho dù là dùng ngoài, tiến trình tổng hợp lớp sợi keo dưới da được gia tốc thấy rõ. Da nhờ đó mau lành, da đang lành nhờ đó lâu nhăn, da kéo sẹo thì sẹo không lồi. Không lạ gì khi rau má hiện có mặt trong vô số dược phẩm dùng ngoài với tác dụng kép, vừa thanh trùng vừa phục hồi mặt da, cũng như trong nhiều loại mỹ phẩm, từ sữa rữa mặt ngừa mụn đến kem chống nếp nhăn.
Theo các nhà nghiên cứu ở Mỹ, rau má rõ ràng có tác dụng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong tế bào thần kinh. Người thường có rau má trên bàn ăn nhờ đó vừa không đãng trí, ít lẫn lộn, dễ ngủ và bớt căng thẳng đầu óc. Thừa thắng xông lên, nhiều nhà điều trị hiện đang mạnh dạn cổ động cho việc kết hợp rau má trong khẩu phần của người cao niên để chống bệnh Alzheimer.
Tổng kết các công năng vừa kể của rau má, rau má rõ ràng là thức uống lý tưởng cho người bị bệnh tiểu đường với điều kiện đừng pha đường vào ly nước rau má.
Rau má không biết từ lúc nào đã trở thành dược liệu không chỉ hữu ích nhờ tác dụng đa dạng mà còn do tính kinh tế. Ly nước rau má bên vệ đường nếu xa rời tác dụng mong đợi chẳng qua vì thức uống không được bảo đảm vệ sinh. Đổ lỗi cho rau má là không công bằng. Rau má nếu biết nói chắc đã khẩn khoản yêu cầu một điều rất hợp lý: Xin giữ cho hoạt chất trong rau má, cũng như hàng trăm món ăn dân dã khác, sạch sẽ và xem “an toàn là trên hết”!

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

KHI CON NGƯỜI BIẾN THÀNH...


Khi con người biến thành tự nhiên

Johannes Stoetter đã sáng tạo những hình ảnh con người biến hóa thành cây cối, loài vật, hoa quả... bằng nghệ thuật body art.
>> Anh chàng 'Làm ơn'
>> Nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình
>> Khi các loài vật quấn quýt đầy đáng yêu


Nghệ sĩ 35 tuổi người Italy đã sử dụng 5 người mẫu để tạo thành một con ếch sống động như thật.


Mặt người biến thành quả dưa hấu.


Hay quả dưa lưới vàng.


Lẫn giữa đám xương rồng.


Thảm lá mùa thu.


"Body art là loại hình nghệ thuật đặc biệt vì nó hiện hữu và có thể chuyển động", nghệ sĩ nói. Johannes Stoetter mất khoảng tám tiếng đồng hồ cho mỗi tác phẩm của anh.


Mặt người giữa những cánh hoa.


Những quả dứa.


Bức vẽ body art cảm hứng từ trăn.


Johannes Stoetter là nghệ sĩ vẽ body painting hàng đầu của thế giới. Anh đến với loại hình nghệ thuật này từ năm 2000. Johannes cho biết, anh thích vẽ trên da người vì sự mềm mại, ấm áp của làn da, khác xa những tấm vải hay giấy vẽ.
Song Ngư
Ảnh: Mirror

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG LẬP

Thằng Thanh

Nguyễn Quang Lập 

Thằng Thanh học lớp một với mình. Không nhớ bất kì chuyện gì của nó hồi lớp một, sang lớp hai thì có chuyện.

Trong lớp có con Minh con ông Lụt xinh nhất lớp. Thằng Tùng thích nó lắm, suốt ngày loăng quăng quanh nó.

Sắp hàng vào lớp, nam một hàng, nữ một hàng. Hễ con Minh đứng đâu là thằng Tùng chen vào hàng nam ngang nó, múa máy trước mặt con Minh, ra vẻ ta đây anh hùng lắm.


 Lớp hai đã biết gì đâu thế mà thằng Tùng đã khoe là nó đã hun con Minh. Cả bọn nói cứt cứt! Đom đom!

Thằng Tùng hẹn chiều nay tau rủ con Minh ra đây hun, cho tụi bay rình.

Mình, thằng Phú, thằng Chinh, thằng Thanh núp rình cả buổi chẳng thấy thằng Tùng đâu. Hôm sau gặp thằng Tùng, cả bọn chửi nó nói láo, nó nói phải có năm hào tau mới xử nó hun được chớ.

Thằng Chinh có ba hào, thằng Phú có một hào, còn một hào nữa mình nói thằng Thanh mi năm xu tao năm xu. Thằng Thanh nói có một hào cũng đòi chia nhau, đồ ki bo! Mình tự ái, chạy về khóc đứng khóc ngồi với  chị Nghĩa, chị cho một hào, mừng húm.

Đủ năm hào đưa cho thằng Tùng, cả bọn núp rình vẫn không thấy thằng Tùng đâu. Sáng sau gặp thằng Tùng, nó nhăn răng cười nói tau nói láo rứa mà cũng tin.

 Hỏi tiền đâu nó nói tau mua bánh chưng ăn hết rồi. Mình xông vào đánh, thằng Phú thằng Chinh can, chúng nó con cô con cậu với thằng Tùng.

Chuyện tưởng xong, ai dè sáng sau thầy Khang hiệu trưởng hầm hầm đi xuống lớp, lôi cổ mình, thằng Chinh, thằng Tùng, thằng Phú sắp một hàng ngang. Cô Tám chủ nhiệm cũng ngạc nhiên không rõ chuyện gì.

Thầy Khang nói thật kinh khủng, thật ghê tởm! Trẻ con bảy, tám tuổi góp tiền lại xử sờ bướm bạn gái.

Mình nhớ như in cô Tám nghe đến đó rùng mình oẹ một cái.

Cô hỏi thật không, mấy đứa đều nói không phải không phải. Cô hỏi rứa thì răng, cả bọn cũng chỉ nói không phải không phải, chẳng biết nói sao.

Thầy Khang kêu thằng Thanh ra, nó nói trơn tru, nói thưa cô bạn Chinh góp ba hào, bạn Phú một hào, bạn Lập một hào, cả năm hào đưa cho bạn Tùng để bạn Tùng xử sờ bướm bạn Minh. Em đã can nhưng các bạn không nghe.

Phục nhất thằng Thanh là hồi đó chẳng đứa nào hiểu sờ bướm để làm gì, chim bướm chỉ để đái thôi sờ làm gì, thế mà thằng Thanh đã biết.

Cả bọn chồm lên nhao nhao, nói mi nói láo mi nói láo, chỉ thế thôi chứ chẳng biết cãi làm sao.

Chuyện này ồn ra cả trường. Mạ mình khóc lên khóc xuống, cứ rên lên, nói ôi chao ôi con tui răng rứa hè.

Mình xấu hổ chết đi được, hễ ai nhắc đến chuyện đó là mình muốn đào lỗ chui xuống đất.
 
May hết lớp hai mình sơ tán lên làng Đông, lang thang học hết trường này sang trường khác, xa thị trấn Ba Đồn, không ai biết chuyện mình, không thì không biết đến lớp làm sao.

Lên cấp ba gặp lại thằng Thanh, mình hỏi sao hồi đó mi dựng chuyện ra vậy? Nó cười, nói con nít mà, biết chi mô.

Cả ba năm học cấp ba chưa có môn nào thằng Thanh tổng kết quá sáu điểm, nhưng nó luôn được cô thầy yêu mến. Từ lớp tám nó đã biết bỏ áo vào quần, là li quần, chải tóc rẽ ngôi, xức nước hoa, nói năng lịch sự.

Họp đoàn, nó nói đồng chí Lập bí thư chi đoàn mà gọi đoàn viên toàn thăng ni con nọ.

Con Bình cãi nhau với con Tân nói cứt cứt, ẻ ẻ. Nó nói thật không tưởng tượng nổi nữ đoàn viên lại nói năng vô văn hoá như rứa.

Quả thật đến lớp chín mình mới nghe được ba tiếng "vô văn hoá" do thằng Thanh nói ra. Trong bụng phục nó lắm.

Nó dạy kèm con Xìu học lớp sáu, con chú D., ở gần nhà nó. Lúc nào nó cũng dịu dàng nói em thế này, em thế kia, tuyệt không một lần văng tục.

Chú D. nói Ba Đồn có con ông Cu Thuận là văn minh lịch sự nhất. Chú D. dạy cấp hai, khi nào nói với học trò về văn minh lịch sự cũng đem thằng Thanh ra làm dẫn chứng.

Thím L., vợ chú D., thì khen thằng Thanh không còn một lời nào. Năm đó thím L. 40 tuổi, có bốn đưa con nói tục kinh hồn. Thím nhờ thằng Thanh kèm cặp, chỉ gần nửa năm cả bốn đứa đều ngoan, đều văn minh lịch sự, không nói tục nữa.

Chú D. sang nhà gặp ba mình, nói anh Đạng à, trời thương tui. Ba mình hỏi sao. Chú nói trời cho tui ở gần nhà thằng Thanh, bây chừ bốn đứa con tui ngoan nhất xóm Long Thành.

Hai tháng sau, buổi trưa chú D. có việc vào Đồng Hới hai ngày. Khi về nhà thì thấy cái đít thằng Thanh đang nhoáy trên bụng thím L.

Chú hét lên, nói bơ bà con, sang coi thằng 18 tuổi ngủ với con bốn chục tuổi đây này!

Thằng Thanh thong thả kéo quần lên, đấm một phát vào mồm chú D, quát to, nói đồ vu khống!

 Chú D. ngã quay lơ, rụng mất hai cái răng cửa.

Chú D. vùng dậy  lao vào thằng Thanh, nó đ. mạ thằng mất dạy! Thằng Thanh lại cho một đấm vào mồm chú D., quát to, nói đồ vô văn hóa!

Chú D. lại ngã quay lơ, rụng thêm hai cái răng nanh.

Thằng Thanh phủi đít quần ung dung ra về.

Tháng sau thím L. bỏ cả bốn đứa con cho chú D., theo thằng Thanh đi đâu mất, ba chục năm rồi vẫn không biết họ đi đâu.

Sau này vào bộ đội tên lửa, mình có kể chuyện thằng Thanh cho mấy anh em ở Ban kĩ thuật trung đoàn 275 nghe. Anh Phúc vỗ đùi đánh bốp, nói giỏi! Đ. mẹ thằng này giỏi! Nó mà làm lãnh đạo thì coi chừng, nhất định thiên hạ đảo điên vì nó.

Ngày nay thiên hạ đã muôn phần đảo điên nhưng vẫn chưa thấy mặt thằng Thanh đâu.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

KHÁNH LY VỚI TRỊNH CÔNG SƠN

NỤ CƯỜI SĨ TỬ THI ĐẠI HỌC NĂM NAY 2013ẢNH

ẢNH HÀI TRÊN YAHOO

PHU QUÂN NGOẠI CỦA CÁC "SAO VIỆT"

Chồng ngoại của Hồng Nhung, Thu Minh làm nghề gì?

Với vị thế và thành công nhất định trong công việc, các "ông chồng Tây" của mỹ nhân Việt đều là những gương mặt đáng nể.
Louis Nguyễn - Hôn phu của diễn viên Tăng Thanh Hà

Louis Nguyễn có mẹ ruột là người Philippines và cha là ông Johnathan Hạnh Nguyễn - một doanh nhân người Việt. Hiện tại, anh đang làm việc cho công ty IPP của gia đình. Trong các công ty nhánh của IPP, anh là người nắm quyền điều hành nhiều tổ chức thành viên. Với kinh nghiệm 2 năm làm việc tại Công ty DFS thuộc LVMH, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Pháp, Louis Nguyễn đang là một doanh nhân trẻ rất thành công.

Hôn phu của ca sĩ Thu Minh

Chồng của cựu giám khảo The Voice Thu Minh là người gốc Hà Lan. Anh đang là ông chủ lớn trong lĩnh vực kinh doanh. Phu quân của nữ ca sĩ được xem là một triệu phú tại nước nhà bởi sự hiệu quả trong công việc kinh doanh mang lại.

Johan Wicklund - Hôn phu của ca sĩ Đoan Trang


Hôn phu người Thuỵ Điển (Johan Wicklund) của Đoan Trang từng là kỹ sư và nay đảm nhận vai trò Tổng giám đốc một thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng.

Kevin - Hôn phu của ca sĩ Hồng Nhung


Kevin là "ông xã" người Mỹ của diva đồng thời là giám khảo The Voice mùa thứ 2 Hồng Nhung. Anh kém vợ 3 tuổi và có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam nhiều năm. Anh cũng là một doanh nhân và đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Hồng Nhung và Kevin đã kết hôn vào tháng 7/2011.

Liu Jia - Hôn phu của hoa hậu Hương Giang
Vị hôn phu ngươi Trung Quốc của Hoa hậu đẹp nhất châu Á là đại diện của hãng hàng không Thẩm Quyến (Shenzhen Airlines) tại TP.HCM. Đám cưới của cặp đôi này đã diễn ra trên đảo Phú Quốc với số lượng khách mời rất hạn chế, chủ yếu là người thân và các thành viên trong công ty.

Andrew Poh - Hôn phu của cựu người mẫu Thúy Vinh

Anh chồng điển trai người Singapore của "bà bầu" Thúy Vinh là một kiến trúc sư tại đảo quốc sư tử. Ngoài ra, anh còn là một doanh nhân trẻ. Cả hai đã làm đám cưới vào ngày 27/7/2012 và có với nhau một cậu nhóc tỳ rất dễ thương.

Kim Se Hyuk - Hôn phu của diễn viên Ngọc Trinh



Phu quân Hàn Quốc của Ngọc Trinh là giám đốc nghệ thuật và đại diện sản xuất cho hãng Papa Production, thành viên hội sân khấu Seoul. Đồng thời, anh còn là Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất nghệ thuật trình diễn Hàn Quốc. Anh từng giữ vị trí sản xuất cho 2 bộ phim truyền hình rất được khán giả Việt yêu thích là Lẵng hoa tình yêu và Mùi ngò gai.