Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

ĐỘI "THIÊN THẦN" BẢO VỆ HILLARY CLINTON

Thứ Ba, 28/02/2012 - 13:05
Đội 13 “thiên thần” bảo vệ Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
(Dân trí) - Suốt 10 năm qua, trong số 4 ngoại trưởng Mỹ, có tới 3 người là phụ nữ, vì vậy mà số nữ vệ sỹ quanh họ cũng tăng lên. Với Hillary Clinton, bà có cả thảy 13 “thiên thần” bảo vệ, được trang bị những kỹ năng đặc biệt, biết dùng nhiều loại vũ khí.



Những "thiên thần" bảo vệ Ngoại trưởng Hillary Clinton luôn trong tình trạng sẵn sàng chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp.
Điều đặc biệt là 13 nữ vệ sỹ của bà Hillary Clinton đều chưa kết hôn và đang ở độ tuổi 20, 30. Nữ vệ sỹ trẻ tuổi nhất của bà Clinton chỉ mới 24, trong khi nữ vệ sỹ cao tuổi nhất là 37 tuổi.

13 “thiên thần” xinh đẹp này chiếm một phần năm lực lượng bảo vệ bà Clinton.

Tất cả họ đều được trang bị những kỹ năng đặc biệt, dùng các loại vũ khí thành thạo. Trước khi được tuyển dụng, họ phải trải qua các bài huấn luyện về thể chất và tinh thần hà khắc. Họ phải học cách vừa bò, vừa bắn chính xác mục tiêu và phải học cách dùng ít nhất 4 loại vũ khí cầm tay một cách thiện nghệ. Ngoài ra, họ cũng phải chống đẩy 45 lần trong vòng 2 phút một cách dễ dàng, có khả năng theo kịp tốc độ của một chiếc xe chạy trong vài tòa nhà.

Đội nữ vệ sỹ của bà Clinton tháp tùng bà tham dự nhiều sự kiện khác nhau, trong cả các chuyến công du nước ngoài cũng như tới nhà hàng. Khi nữ chủ nhân của họ tới bất kỳ một khách sạn nào ăn tối, họ phải kiểm tra trước ít nhất 5 “lối thoát khẩn cấp”.
 
Những nữ vệ sỹ trong đội 13 "thiên thần" cũng đi giày cao gót, tô son môi như những người phụ nữ làm công ăn lương khác.
Một nữ vệ sỹ 29 tuổi trong nhóm “thiên thần” bảo vệ bà Clinton cho biết: “Những người bình thường vào nhà hàng, đầu tiên họ thường xem thực đơn, nhưng chúng tôi phải quan sát trần nhà, vị trí công tắc đèn và phải nhanh chóng xác định được 5 lối thoát hiểm khác nhau. Là vệ sỹ của Hillary Clinton, bất kỳ lúc nào bạn cũng phải trong tình trạng sẵn sàng chuẩn bị”.

Nữ vệ sỹ 35 tuổi Theresa Mobo cho biết: “Chúng tôi phải làm việc với súng, trong khi vẫn đi giày cao gót, tô môi son như bao người phụ nữ đi làm khác. Song chúng tôi chỉ có một mục tiêu duy nhất là bảo vệ Ngoại trưởng Mỹ.”

Được biết, đội nữ vệ sỹ của bà Hillary Clinton từng làm nhiều việc khác nhau. Một số từng là cảnh sát, một số là luật sư, một số xuất thân từ Không lực Hoa Kỳ, như Didier Nicholson Rove, hiện 27 tuổi. Cũng có nữ vệ sỹ trước đây từng là giáo viên dạy piano, như Megan Moore Herring, 27 tuổi. Cô cho biết: “Là một giáo viên piano, tôi chưa từng chạm tới súng, tôi cũng chưa từng tham gia chiến trận, cũng chưa từng rời Bắc Mỹ khi bắt đầu học bắn súng. Tôi cảm thấy khẩu súng lục nặng như viên gạch. Nhưng giờ thì tôi đã làm quen được với sức nặng của nó”.
Hình ảnh tập luyện của 13 "thiên thần" bảo vệ bà Clinton:













Phan AnhTheo ChinaDaily, Xinhua

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

VỀ NQ TRUNG ƯƠNG IV


Thời sự trong ngày

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết TW 4
Cập nhật: Thứ ba, 28/2/2012 | 10:17:13 Sáng
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị.
Ngày 27/2, tại Hà Nội, Bộ Chính trị đã tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; các Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước, Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ, Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội, Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư cùng tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì, chỉ đạo Hội nghị.

Tham dự hội nghị có trên 1.000 đại biểu, gồm các ủy viên Trung ương Đảng (chính thức và dự khuyết); lãnh đạo các ban và cơ quan Đảng Trung ương; thành viên các ban cán sự, đảng đoàn; ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương; thành viên lãnh đạo các cơ quan trực thuộc Chính phủ; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy, trưởng các ban Tổ chức, Kiểm tra, Tuyên giáo, Dân vận và chánh Văn phòng các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương; báo cáo viên cấp Trung ương.

Trực tiếp truyền đạt, quán triệt, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” là văn kiện hết sức quan trọng của Đảng. Ngay sau khi ban hành, Nghị quyết đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đón nhận với một tình cảm vui mừng, phấn khởi, tin tưởng và nhất trí cao; cho rằng, Nghị quyết đã chọn đúng và trúng vấn đề hết sức quan trọng, nhìn nhận, đánh giá đúng tình hình với tinh thần tự phê bình rất cao, đề ra giải pháp phù hợp, nếu thực hiện nghiêm túc sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng, góp phần làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng tha thiết của toàn Đảng, toàn dân.

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Mục đích của Hội nghị quan trọng này là thông qua việc giới thiệu, quán triệt quan điểm chỉ đạo, nội dung, giải pháp, các bước thực hiện nêu trong Nghị quyết của Trung ương, Chỉ thị, Kế hoạch của Bộ Chính trị, giúp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, nhận thức, đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa của Nghị quyết, nắm vững tư tưởng chỉ đạo, nội dung quan trọng, những công việc cần làm, cả trước mắt và lâu dài, tạo sự thông nhất cao về ý chí và hành động, đưa Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng vào cuộc sống.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giới thiệu, phân tích, làm rõ các quan điểm, nội dung quan trọng trong Nghị quyết của Trung ương và Chỉ thị của Bộ Chính trị, tập trung vào 4 vấn đề: Sự cần thiết phải bàn và ra Nghị quyết về xây dựng Đảng; mục đích, yêu cầu, quá trình chuẩn bị, phạm vi của Nghị quyết; những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị của Bộ Chính trị; những vấn đề cần lưu ý trong chỉ đạo học tập, quán triệt và tổ chức chực hiện.

Tổng Bí thư chỉ rõ, từ trước đến nay, nhất là trong hơn 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng ta hết sức quan tâm đến công tác xây dựng Đảng; đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về xây dựng Đảng, nhờ đó,tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, so với mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Phân tích 4 lý do cần thiết phải ban hành Nghị quyết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Thứ nhất, công tác xây dựng Đảng luôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đây là bài học lớn, là kết luận sâu sắc, đúc rút qua quá trình hơn 80 năm hoạt động của Đảng. Càng đi vào đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, càng cần phải coi trọng công tác xây dựng Đảng; đây là nhân tố đảm bảo thực hiện thắng lợi Cương lĩnh chính trị, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nước ta hiện nay rất to lớn, nặng nề, khó khăn, đòi hỏi Đảng phải nâng tầm lãnh đạo cao hơn nữa, nâng sức chiến đấu mạnh hơn nữa.

Thứ ba, Đảng ta, bên cạnh mặt tích cực, phát huy bản chất và truyền thống tốt đẹp, đang đứng trước các yêu cầu, nhiệm vụ mới, phải khắc phục, đẩy lùi những yếu kém, tiêu cực, phức tạp gây băn khoăn, lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thứ tư, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá điên cuồng sự nghiệp đổi mới của đất nước ta nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh tình hình trên, Đảng ta luôn nhấn mạnh phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo. Nghị quyết Trung ương 4 tập trung vào 3 vấn đề cấp bách: Thứ nhất, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Thứ ba, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Ba nội dung đó có quan hệ gắn bó, trong đó, nội dung thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt, mang tính cấp bách nhất.

Tổng Bí thư phân tích, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm trên cả 3 vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, chỉ ra tính chất, phạm vi, xu thế và hậu quả của những yếu kém, khuyết điểm đó.

Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét toàn diện, chỉ ra nguyên nhân chủ quan và khách quan của những yếu kém, khuyết điểm, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu; khẳng định các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động lẫn nhau, xuyên thấm vào nhau rất phức tạp.

Điều đáng lo ngại là, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lơ là trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân; nguyên tắc tập trung dân chủ thực hiện chưa tốt, bị buông lỏng, không ít nơi có tình trạng dân chủ hình thức; nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện kém, thiếu thẳng thắn, trung thực. Việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời, công tác cán bộ còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn hình thức, chưa đủ sức động viên ý chí, khơi dậy hành động cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác nghiên cứu lý luận còn bất cập, lạc hậu.

Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết. Trên cơ sở xác định ba nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách nêu trên, Trung ương đã chỉ ra các giải pháp mang tính đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, kết hợp “chống và xây” “xây và chống”, tập trung vào những vấn đề bức xúc nhất, cấp bách nhất với 4 nhóm giải pháp: (1) Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong và gương mẫu của cấp trên; (2) Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt Đảng; (3) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; (4) Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Tinh thần toát lên trong các nhóm giải pháp đó là: Xác định những việc cần làm, có thể làm ngay và những việc cần có thời gian chuẩn bị, nhất là về vấn đề xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện một cách kiên quyết, hiệu quả.

Những việc cần làm ngay là: Từng cán bộ, đảng viên, trước hết là từng đồng chí Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tự giác, gương mẫu, tự phê bình, kiểm điểm, nhìn lại mình, tự điều chỉnh mình; cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình; cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ.

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiến hành kiểm điểm, đánh giá, làm rõ trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, đẩy mạnh chỉ đạo việc học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giải quyết từng vấn đề cấp bách, những việc cần làm ngay, xác định rõ nội dung, thời gian hoàn thành và người chịu trách nhiệm cụ thể. Nghiêm túc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý dứt điểm một số vụ việc mà dư luận quan tâm; cải tiến, nâng cao chất lượng việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Trong các nhóm giải pháp, cần đặc biệt chú ý chuẩn bị và tiến hành tốt việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao; giữ gìn đạo đức lối sống của bản thân và của người thân trong gia đình. Mỗi đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, cán bộ chủ chốt các cấp phải nghiêm túc thực hiện. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, xét xử, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; có giải pháp xây dựng cơ chế để nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia xây dựng Đảng. Có cơ chế phát huy dân chủ thực sự, thực hiện công khai, minh bạch; khuyến khích cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; thực hiện nghiêm túc việc chất vấn trong Đảng được quy định từ nhiệm kỳ khóa IX.

Về một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" là một văn kiện có tầm quan trọng đặc biệt. Vấn đề quyết định bây giờ là khâu tổ chức thực hiện Nghị quyết, quyết tâm thực hiện, khó mấy cũng phải thực hiện. Tổng Bí thư lưu ý các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết, nắm vững những tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm, trên cơ sở đó có sự thống nhất cao về ý chí, quyết tâm, hành động, thấy đầy đủ trách nhiệm của mình để gương mẫu, tự giác thực hiện và chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết trên mỗi cương vị công tác tại địa bàn, lĩnh vực do mình phụ trách.

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị này, căn cứ vào Nghị quyết của Trung ương, Chỉ thị và Kế hoạch của Bộ Chính trị, sự chỉ đạo, hướng dẫn của các ban đảng Trung ương và các cơ quan cấp trên, các cấp ủy và tổ chức đảng các cấp, các ngành phải xây dựng kế hoạch, chương trình học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình, ngành mình; phải làm khẩn trương, nghiêm túc, thiết thực; có sự phân công trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng. Từng cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu, người chủ trì, phải tự giác, gương mẫu làm trước.

Các nhiệm vụ và giải pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ, tổng hợp, có trọng tâm, trọng điểm; bao gồm cả việc thực hiện 8 nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, các quy định khác của Đảng và Nhà nước; kết hợp giữa "xây và chống", "chống và xây"; nêu gương những người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái; đấu tranh mạnh mẽ chống tham nhũng, hư hỏng, tiêu cực; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cần được chuẩn bị thật chu đáo, chỉ đạo tỉ mỉ, chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng; làm đến đâu chắc đến đó, đạt kết quả cụ thể, thực chất. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng phải được đặt trong tổng thể thực hiện các nghị quyết khác của Trung ương, của Quốc hội, của Chính phủ, trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cả hệ thống chính trị, bảo đảm thúc đẩy việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là làm cho Đảng ta ngày càng mạnh hơn; cán bộ, đảng viên gương mẫu hơn; tổ chức đảng có tính chiến đấu cao hơn; đoàn kết nội bộ tốt hơn; gắn bó với nhân dân mật thiết hơn; thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt kết quả cao hơn.

Tổng Bí thư khẳng định, điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là: tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, có sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại. Bộ Chính trị, Ban Bí thư tin tưởng rằng, với truyền thống và bản chất tốt đẹp của Đảng ta, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, lại được nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhất định chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4, tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.

{Phát biểu của Tổng Bí thư tại hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 4}



Trong phiên họp buổi sáng 27/2, Hội nghị đã nghe ông Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phổ biến Chỉ thị của Bộ Chính trị, dự thảo Kế hoạch của Bộ chính trị thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).

Buổi chiều, Hội nghị đã nghe ông Tô Huy Rứa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương phổ biến Hướng dẫn kế hoạch kiểm điểm, tự phê bình, phê bình theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 4; ông Ngô Văn Dụ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện “Quy định về những điều đảng viên không được làm”; ông Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn Kế hoạch công tác tư tưởng và Kế hoạch tiếp tục triển khai Chỉ thị 03 –CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”

Trong các ngày diễn ra Hội nghị, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đại biểu thảo luận quán triệt Nghị quyết của Trung ương, Chỉ thị của Bộ Chính trị; góp ý vào dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Chỉ thị của Bộ Chính trị và bàn các biện pháp thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4. Hội nghị tiếp tục làm việc đến ngày 29/2./.


 


                                                                                      Theo TTXVN

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

st :10 điều thích cho đời

Đăng ngày: 17:28 23-02-2012
Thư mục: Tổng hợp

                    MỘT THÍCH   : TRONG TÚI CÓ TIỀN
Ai mời hiếu ,hỷ khỏi phiền cháu con
                      HAI THÍCH:    ĐƯỢC BÁT CANH NGON
Cao lương chẳng thiết bởi .....còn răng đâu ?
                       BA THÍCH  :CON, CHÁU, RỂ, DÂU        
Gia phong giữ nếp hàng đầu hiếu -trung
                      BỐN THÍCH    :THỎA MÃN RIÊNG - CHUNG
Ăn riêng nhưng vẫn vui cùng cháu con
                      NĂM THÍCH     : LÀNG , PHỐ VUÔNG TRÒN 
Đói-no,sướng- khổ  , mất- còn... có nhau  
                      SÁU THÍCH    ;SỐNG THỌ , CHẾT MAU
ốm lâu con khổ ,thêm đau thân mình
                     BẨY THÍCH     : XÃ HỘI -GIA ĐÌNH
Bạc cờ,ma túy...thực tình tránh xa
                 TÁM THÍCH     :MỒ MẢ ÔNG BÀ
Xây cất ,tôn tạo ít ra bằng người
                   CHÍN THÍCH      :ĐẦY ẮP TIẾNG CƯỜI
Được hưởng không khí vui tươi hàng ngày
                      MƯỜI THÍCH      :PHÚT CHÓT ĐỜI NÀY
Tùy nghi biện lễ   ,chớ vay mượn nhiều

Mười thích cũng là mười yêu
Tuổi già mong được bấy nhiêu - còn tùy!
Sống vui sống khỏe khôn bì
Nam Tào có lệnh,ra đi nhẹ nhàng .

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

NGHĨ VỀ NÔNG DÂN


Thanh Dạ

CÔNG ĐỨC NHÀ TRÂU

Đi cày từ thủa khẩn hoang
Thân trâu đã trải muôn vàn khổ đau

Bây giờ đồng cạn , đồng sâu
Có con trâu sắt hát câu đổi đời

Vẫn còn món thịt-trâu-tươi
Món Da Bưng Trống cho vui hội làng


Làng Hóp năm Sửu -2009-TD
*chép tặng ông Đoàn Văn Vươn
Tiên Lãng Hải Phòng ! 02-2012

VỀ HẢI-PHÒNG TRONG VỤ ĐOÀN-VĂN-VƯƠN


Thứ Bẩy, 25/02/2012 - 16:40
Đến lúc hoa lan phải thay hoa cải
Bạn đến rủ tôi tìm một quán rượu trong phố vắng lặng, trẻ con và chó tha hồ chạy rông. Quán chỉ có ba ông khách biến mất một phần trong khói thuốc lá của họ. Bạn tôi đắc ý: “Trốn vào đây quá hợp lý, chứ ra ngoài kia chỗ nào cũng Đoàn Văn Vươn!”.
Tôi chưa kịp nâng cốc để tỏ sự đồng tình, thì ba khuôn mặt đỏ như món cá ngừ nướng đã đồng loạt quay sang tôi: “Các ông bảo Vươn có bị tù không?”. Bạn tôi ngán ngẩm: “Tù chứ! Bắn công an sao không tù!”. “Chưa chắc!” – “Cá ngừ” sôi nổi: “Công lý đâu chỉ có sự phán xét! Công lý cũng phải có lòng cảm thông, có tình con người nữa chứ. Thủ tướng bảo phải xem xét giảm nhẹ cho Vươn, chỉ phạt nặng “những đứa” như anh em nhà chủ tịch huyện Tiên Lãng đấy thôi. Làm quan nhất thời, làm dân vạn đại, sao bọn này không biết nhỉ?”.
Bi kịch của sự xa dân

Trong một chiều khá u ám, vòm trời rơi rớt màu xanh lạnh lẽo, tại trụ sở UBND xã Vinh Quang, Chủ tịch xã Lê Thanh Liêm ngồi nghe cấp trên đọc quyết định tạm đình chỉ công tác. Đôi mắt của ông vô hồn như cặp mắt làm bằng nhựa của một con thú nhồi bông. Lát sau, lớp vỏ bảo vệ tan chảy dưới sự căng thẳng, ông đưa tay lên ôm mặt, dấu hiệu lâm sàng của sự sợ hãi.
Vài ngày sau đó, anh trai ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền, một người bây giờ nổi tiếng cả nước, phải làm việc với cảnh sát điều tra CA Hải Phòng tại phòng làm việc của mình, xưa nay là nơi ông gặp gỡ nhiều người đến với những nụ cười cầu cạnh. Chủ tịch huyện đứng phắt dậy khi nhác trông thấy ống kính máy ảnh của đám phóng viên từ nhiều ngày nay ông đã cố tình trốn tránh, xua đuổi. Ông phản xạ còn nhanh lắm, nhưng mắt lờ đờ đầy vẻ thất bại.
Hai anh em ông huyện, xã thất bại trong một kế hoạch chiếm đất của dân. Thất bại vì làm nô bộc của dân mà hai ông không hiểu dân. Các ông chỉ nghĩ đến những nông dân hiền lành, sẽ đứng tại chỗ mỉm cười cam chịu khi bị chà đạp. Thực tế, chủ tịch huyện đã thành công trong việc lừa dối lòng tin của gia đình Đoàn Văn Vươn bằng lời hứa hẹn có hạn sử dụng ngắn hơn quả chuối, trong một bản thỏa thuận tại tòa án. Thế nên anh em ông bị bất ngờ khi những người dân hiền lành “xù lông” chống trả. Phát súng của Đoàn Văn Vươn được bắn ra từ hậu quả của sự cưỡng bức và lừa dối họ từ phía người đứng đầu huyện Tiên Lãng, mặc dù phải khẳng định rằng pháp luật không cho phép sử dụng súng để giải quyết những vấn đề như thế. Anh Vươn sẽ bị phán xử tại một tòa án. Và tòa sẽ chỉ lối thoát nào cho gia đình anh Vươn khi mọi cánh cửa của huyện đã đóng chặt trước mũi họ?

Người dân Tiên Lãng nói rằng trước khi được làm chủ tịch, ông Lê Thanh Liêm mở quán bán bia, ông Lê Văn Hiền đi gõ đầu trẻ. Tức là các ông đã có lúc được làm dân. Tại sao các ông lại chóng quên cội nguồn vậy? Các ông tự đánh mất mình dễ dàng như đánh mất cái khuy áo. Quyền lực không phải là điều kiện dẫn đến sự tha hóa. Có chăng là các ông đã sẵn mầm tha hóa trước khi được giao quyền lực.
Vòng xoáy của sự lấp liếm
Người xưa đã dậy: Khôn ngoan chẳng lọ thật thà. Hai ông đã không khôn ngoan lại chẳng thật thà. Nếu khôn ngoan thì các ông đã không đối xử với dân như thể cái thảm chùi chân, giẫm qua không thèm để ý. Sử dụng bạo lực với dân thì sẽ để lại trên đường nhiều vết thương khó liền sẹo. Nếu thật thà thì trong suốt một tháng, người dân đã không phải nghe từ miệng các ông những lời nói dối sống sượng hoặc lươn lẹo tránh trách nhiệm sau cái công thức: “Không thấy báo cáo - Tôi không bình luận” về những sự việc trong vùng quản lý, kiểm soát của mình.
Đương nhiên hai ông đã bị sa vào hiệu ứng đô-mi-nô của nói dối. Đã nói dối ít sẽ phải nói dối nhiều hơn để khỏa lấp sự dối trước. Bởi vì ngày nay người dân không dễ bị đánh lừa để gật gù với sự ngụy biện. Cứ thế càng ngày họ càng phải tốn thời gian, công sức để uốn lượn sự dối trá cũng ngày càng xa sự thật. Và khi đã tuột tay khỏi sự thật, hai ông sẽ trượt dốc đến điểm dừng là hai bản án kỷ luật.
Trong vụ án khá ầm ĩ về đất đai ở Đồ Sơn, Hải Phòng, có một nhà báo vô tình đăng sai chỉ một chi tiết mà gây sóng gió dư luận: “Bị cáo Chu Minh Tuấn phải nộp phạt (thực ra là nộp án phí - NV) 50.000 đồng”. Và ngày 17/01/2012, lại một lần nữa, dư luận nổi cơn sóng gió khi nghe ông Đỗ Trung Thoại, vị PCT UBND thành phố Hải Phòng cố tình phát biểu ngay giữa thủ đô: “Nhà của anh Vươn đã bị người dân bức xúc đập phá”. Sau này, ông có thanh minh: Các nhà báo đã cắt xén phần đầu câu nói của ông “theo báo cáo của huyện, xã…” Một nhà báo đặt câu hỏi: Vậy thì ông PCT UBND thành phố Hải Phòng trước khi phát biểu với các nhà báo, tức với dư luận xã hội, có được bỏ qua trách nhiệm đánh giá, thẩm định sự đúng đắn trong báo cáo của cấp dưới mình hay không? Nếu nói rằng ông quan liêu thì hóa ra ông không hiểu người dân. Một độc giả ở Cà Mau cách Hải Phòng gần 2.000km còn không ngần ngại thốt lên rằng: “Bậy! Dân nào lại đi phá nhà của dân!”, huống hồ người dân của ông Thoại chỉ cách ông có 30km. Tâm hồn ông xa dân quá. Văn hóa đổ lỗi là rất tiêu cực. Nó nguy hiểm vì khi cấp trên không muốn nghe sự thật, cấp dưới sẽ hiểu ngay rằng họ đã nhận được thông điệp: “Cứ nói dối đi!”. Thế là những lời nói dối từ chính quyền huyện Tiên Lãng cứ kéo dài như một chuỗi tràng hạt bất tận. Nó chỉ dừng lại sau kết luận của Thủ tướng - người không muốn nghe nói dối.
Lỗ hổng hành động


Trong cuộc gặp mặt cuối năm (27 Tết âm lịch) giữa lãnh đạo Hải Phòng và đại diện báo chí, đáp lời kêu gọi các nhà báo hãy ủng hộ Thành phố để giải quyết cuộc khủng hoảng Tiên Lãng, một nhà báo đã phát biểu đại ý: đôi lúc, vì đại sự phải hy sinh tiểu tiết, nhất là khi cái “tiểu tiết” ở huyện ấy đầy khuyết điểm. Rất tiếc các nhà lãnh đạo Hải phòng nói “không”, hay nhẹ hơn là “hãy từ từ đã”, như một thứ phản xạ có điều kiện trước các yêu cầu mang tính quyết đoán. Cái sự thận trọng thái quá đã đưa họ tới “lỗ hổng hành động” – chỉ nói mà không hành động. Nhiều khi con người phải đứng trước việc lựa chọn thỉnh thoảng có thể mắc phải sai lầm do những hành động của mình hay luôn luôn mất cơ hội vì không hành động. Cả hai thứ đều dở cả, thế nhưng thứ nào dở hơn? Lênin nói rằng: Thà thất bại còn hơn chẳng làm gì. Trong trường hợp cụ thể tại Tiên Lãng, rõ ràng vì thiếu hành động quyết đoán, khiến Thủ tướng phải vào cuộc, lãnh đạo Hải Phòng đã để tuột mất cơ hội thể hiện bản lĩnh, sự nhạy cảm về chính trị của mình trong mắt nhân dân cả nước. Nguyên tắc là do con người đặt ra và để phục vụ con người. Sự bảo thủ đã giam cầm tư tưởng và cản trở giới lãnh đạo Hải Phòng xác định chính xác tình hình thực tế. Hậu quả là gì? Án kỷ luật ông Chủ tịch huyện Tiên Lãng cũng vẫn phải đem đóng dấu, nhưng nó sẽ mang hiệu quả vô cùng tích cực nếu được công bố trước Tết, chứ không phải đợi đến trước kết luận của Thủ tướng có vài ngày.

Tôi người Hải Phòng. Rất buồn, mỗi sáng đọc các comment của cư dân mạng viết về thành phố của mình. Nhưng từ đáy sâu tâm hồn xin được cảm ơn các bạn vì các bạn cũng xót xa, cũng phẫn nộ giống đại đa số người dân Hải Phòng trước sự vô cảm và thiếu trung thực của những người như anh em ông chủ tịch huyện Tiên Lãng… Dẫu có thế nào thành phố Hoa Phượng Đỏ của chúng tôi, dù có bạn đã gọi nó là thành phố Hoa Cải Đỏ, vẫn khát khao một cuộc sống thanh bình và luôn phát triển. Điều tưởng là đơn giản ấy hóa ra rất khó ở thời điểm này. Nhiều hoạt động của thành phố bị ngừng trệ, bởi lẽ các nhà lãnh đạo Hải Phòng đang trong tâm trạng rối bời. Họ cũng là những con người bị tác động của hoàn cảnh. Thiết nghĩ, phán quyết của Thủ tướng đã rõ ràng. Bây giờ là lúc chờ xem các nhà lãnh đạo Hải Phòng nghiêm túc đến đâu thực hiện những yêu cầu của Chính phủ. Tôi đặt hy vọng vào tinh thần cầu thị của các nhà lãnh đạo Hải Phòng. Bi kịch của sự xa dân cùng với vòng xoáy khốc liệt của sự lấp liếm không thể dễ quên. Bây giờ họ rất cần một khoảng lặng để lấy lại sự tĩnh tâm cần thiết. Sáng ngày 22/2, một người Hải Phòng đề nghị tôi viết một bài phóng sự về người Hải Phòng và hoa phong lan. Anh ta nói rằng: “Đến hôm nay đã có hơn 1.000 bài báo viết về anh Đoàn Văn Vươn và thành phố mình. Ở Hải Phòng đâu chỉ có những người như hai anh em ông chủ tịch huyện Tiên Lãng. Báo chí cũng nên giành ít chữ cho hoa lan của chúng tôi nở với chứ! Chẳng gì thì tên thành phố này đã gắn liền với một loài hoa, hoa phượng đỏ chứ không phải hoa cải!”.
Theo Hà Linh Quân
Lao động

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

TƯ LIỆU BUỒN VỀ ĐIỆN-BIÊN-PHỦ


Thứ Bẩy, 25/02/2012 - 11:09
Thảm thương các di tích chiến dịch Điện Biên Phủ
(Dân trí) - Quần thể di tích chiến thắng Điện Biên Phủ là một điểm đến giàu tính giáo dục, thu hút du khách. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các di tích này đang bị bỏ quên và xuống cấp đến thảm thương.
Không ít di tích đã đi vào “ngủ quên”, trong hoang lạnh, quạnh hiu, gây tâm lý thất vọng, phản cảm trong lòng khách du lịch. Hình ảnh đẹp về một chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vì thế mà giảm đi đáng kể.
Nhiều di tích bị bỏ hoang
Nằm ở vị trí cách hầm Đờ-cát chưa đầy 300m (thuộc phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ), xác 3 khẩu pháo loại 105 mm và 1 khẩu pháo 155 mm, thuộc trận địa pháo phân khu Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bảo vệ hầm Đờ-cát trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (1954) nằm bơ vơ giữa tứ bề cỏ rác.
Bức phù điêu nhìn từ xa...

... và cận cảnh.
Để tiếp cận được 3 khẩu pháo trên, chúng tôi phải dẫm trên nhiều loài cỏ dại trên lối mòn ngoằn nghèo, đầy rác và phân trâu. Xung quanh những khẩu pháo là vô số những hố trâu đằm lớn bé chứa đầy nước tù đọng, rong rêu, bốc mùi khó chịu. Người dân cho biết nhiều người vẫn chăn thả trâu ở đây, trâu ngứa lưng, buồn sừng vẫn ra các khẩu pháo mà cọ lưng, bôi đầy bùn đất vào di vật chiến tranh quý giá này.
Do di tích không có bờ bao bảo vệ nên những hành vi thiếu văn hoá, làm xâm hại đến di tích vẫn thường xảy ra. Biển chỉ dẫn cạnh chân các khẩu pháo bị cào xước lem nhem, như đánh đố du khách. Những cây Ban trồng theo dự án quanh các khẩu pháo, cây thì chết khô, cây thì bật gốc ngả nghiêng... Còn chuyện trẻ con leo trèo lên di tích chơi đùa thì diễn ra “như cơm bữa”.
Bác P., sống ở phường Thanh Trường, bán nước giải khát gần điểm di tích này, cho biết: Sau những trận mưa to, cả một vùng ngập nước, những khẩu pháo cũng chìm trong mênh mông nước và rác rưởi. Nhiều người nước ngoài đến đây còn nhiệt tình xắn quần lội bì bõm để vào được gần các di tích, không may sa vào hố trâu đằm, ướt hết sạch quần áo, ba lô.
Tình cảnh của chiếc xe tăng Chaffee 24 bảo vệ Nam sân bay Mường Thanh của quân Pháp bị trung đoàn pháo của quân đội ta tiêu diệt tháng 4/1954 còn “cám cảnh” hơn. Để đến được vị trí chiếc xe tăng này, chỉ còn một cách duy nhất là chạy qua đường băng của sân bay Mường Thanh sau khi đã nài nỉ người dân cho cuốc bộ qua những ruộng lúa, rau và xắn quần lội qua hai con mương nhỏ bao quanh khu vực đường băng sân bay.
Xác chiếc xe tăng nằm trên bờ ruộng, cỏ dại mọc xanh um bao bọc khắp phía; xung quanh đầy rẫy vỏ chai, lọ của những loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ bà con dùng xong vứt bừa bãi. Trong thùng xe tăng, cỏ, lúa và cây dại cũng đua nhau mọc. Sự xuất hiện của những tấm chăn bông, chiếu cói trong lòng xe tăng thì quả thực là không thể giải thích nổi. Từ lòng xác xe tăng bốc ra mùi ẩm mốc khó chịu.
Lòng xác xe tăng ở cạnh đường băng sân bay Mường Thanh
Ngay cạnh đó, bức phù điêu bằng đá có khắc hoạ hình ảnh, không khí chiến đấu của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ từ lâu đã trở thành “tấm bình phong” tuyệt vời cho người dân đi làm đồng tìm đến... phóng uế, tiểu tiện.
Thiếu kinh phí?
Theo cơ quan chức năng ngành quản lý di tích, hiện tại quần thể di tích chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ có gần 40 điểm di tích, riêng khu vực lòng chảo Mường Thanh có đến gần 30 điểm nhưng số di tích có hàng rào bào vệ thì chỉ có 2 điểm (di tích đổi A1 và Hầm Đờ-cát). Phần lớn các di tích trên địa bàn đều không có mái che mưa nắng, nằm trơ trọi giữa không gian tự nhiên.

Ông Vũ Nam Hải, Phó Giám đốc BQL dự án di tích Điện Biên Phủ, cho biết: Vấn đề quản lý di tích trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn bởi những di tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ nằm rải rác, manh mún trên một diện tích rộng. Hiện tại chỉ một số di tích được khoanh vùng cắm mốc; đội ngũ cán bộ bảo vệ, trông coi di tích cũng thiếu nên rất khó khăn trong công tác quản lý.
Minh chứng cho vấn đề này, ông Hải dẫn ví dụ khu vực hầm Đờ-cát chỉ có duy nhất 1 cán bộ vừa làm công tác bảo vệ, vừa quét dọn vệ sinh lại kiêm luôn việc kiểm tra chống thất thoát vé tham quan.
Trâu thả rông vẫn thường lấy những khẩu pháo làm chỗ... cọ lưng
Để hạn chế những tồn tại, bất cập nêu trên, cơ quan chức năng cũng chỉ biết liên kết với các trường học gần các điểm di tích, nâng cao ý thức bảo vệ di tích cho các em học sinh. Còn việc trùng tu, nâng cấp, sửa chữa thì khó khăn về kinh phí, lại vướng nhiều quy định.
Được biết những năm qua, ngành du lịch luôn được tỉnh Điện Biên đánh giá là thế mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nghèo này. Song thiết nghĩ, trước hiện trạng hoang hóa, nhếch nhác nêu trên, nếu cơ quan chức năng không sớm tìm ra giải pháp cải thiện hữu hiệu thì không bao lâu nữa, hình ảnh về một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy sẽ dần nhạt nhòa trong mắt du khách.
X.T- Hải Chung

Đăng ngày: 13:10 22-02-2012
Thư mục: thơ
Trăng và lục bát mê nhau
Có gì đâu... trót nghiêng câu la đà
Người đời chê gã trăng già
Chê cô lục bát - đàn bà lẳng lơ...
Trăng già ăm ắp tứ thơ
Lục bát say đắm ngẩn ngơ tối ngày
Lục bát duyên  dáng xưa nay
Muôn người mê mẩn có tày lão trăng?


BUI THI SƠN 

thanhda

18:50 22-02-2012
Lung linh,huyền ảo như trăng
Để câu lục bát vĩnh hằng mộng mơ
Dịu dàng soi những áng thơ
ánh trăng,ánh mắt...ngẩn ngơ nỗi tình
Trăng-Thơ như bóng với hình
Cho đời thêm đẹp,cho mình yêu nhau!
Bùi  Thị Sơn

Bùi Thị Sơn

14:09 23-02-2012
Xin đừng làm lục bát đau
Trăng ơi! Đẹp mãi trong nhau chữ tình
Muôn đời trăng sáng lung linh
Ngàn năm lục bát vẫn xinh, dịu dàng
Tình anh cao rộng mênh mang
Soi cho em viết những trang thơ tình !

RỒNG VÀ TIÊN TRONG TÂM HỒN VIỆT



Rồng gặp Tiên đây (24/01/2012) 
Rồng là sản phẩm hoàn hảo của trí tưởng tượng bởi nó ôm trọn ước mơ, khát vọng của con người. Rồng hội đủ ba loại trong sinh quyển mà Thượng đế đã tạo ra: loài sống bò chạy trên đất, loài sống bơi lặn dưới nước và loài sống bay lượn trong không gian vô tận. Nó bất tử, chưa ai thấy xác Rồng, mộ Rồng hay xương Rồng hóa thạch cổ. Nó là biểu tượng hạnh phúc. Rồng uy nghiêm mà nhu hòa. Nó hài hòa cái tốt - thiện với quyền lực - nên rất hiếm quý!
 

Rồng đá đền Gióng (Gia Lâm, Hà Nội), thế kỷ 18-19. Nguồn ảnh: Tư liệu NAT

Người Việt coi Rồng là cha đẻ của dân tộc mình: Cuộc hôn nhân vĩ đại: Bố vua Rồng xứ Lạc (Long Quân) lấy Mẹ Tiên xứ Âu (Cơ), con cháu mở mang không gian sống ra biển và lên núi. Không gian ấy ngập nước, là văn hóa sông nước, canh tác nuôi trồng bằng/với/cùng nước. Người Việt đã cống hiến cho nhân loại một sản vật vĩ đại, là cây lúa nước và một hình tượng Rồng đặc sắc. Rồng bay lên mây gặp Tiên để giao hòa ân ái, hạnh phúc sinh nở sáng tạo.Tiên - Rồng quả là hình tượng lộng lẫy, cao quý, khái quát, sâu sắc nhất của dân tộc Việt Nam mà thiên tài nghệ thuật Việt đã tạo dâng cho đất nước. Thiển nghĩ nên dùng hình tượng tuyệt vời này làm biểu tượng quốc gia. Tiên - Rồng sâu sắc độc đáo “thuần Việt” hơn cả chim Lạc trống đồng chung chung của cả vùng Nam Hoa - Đông Nam Á!
Hai địa danh lừng/lộng lẫy số một và số hai, hiện thân văn hiến và vẻ mỹ lệ của đất nước Việt Nam tượng Rồng là Thủ đô Thăng Long và kỳ quan Hạ Long. Rồng bay lên từ nước trong đất - lên mây giao hòa/hợp với Tiên - rồi lại hạ xuống nước biển khơi mênh mông viên mãn vòng trường sinh dân tộc. Những thời phát triển mạnh mẽ, giàu có, an hòa là Rồng gặp Tiên đây.
 
Tiên nữ cưỡi Rồng, chạm khắc gỗ đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang), thế kỷ 16. Ảnh: T-Group
Rồng Tây là quái vật thêm cánh hung dữ. Rồng Việt là thủy sinh hóa linh. Có lẽ phải đến hai ngàn năm sau người phía Bắc mới mượn hình tượng Rồng đưa vào mô hình vận hành vũ trụ, vào 12 con giáp tính tuần hoàn thời gian, vào tử vi, tướng học, phong thủy…, xem xét nhân sinh thế sự cả cộng đồng và số mạng mỗi cá nhân. Và rồi chế độ đế vương tập quyền mới độc chiếm Rồng làm biểu tượng quyền lực. Hoàng đế phía Bắc thôn tính, tiêu diệt, gộp nhập hàng trăm nước tự phong mình quyền lực vô biên chỉ dưới ông trời. Viễn Đông không có tôn giáo nào có các tiên tri, giáo chủ vốn là con trời được phái xuống trần gian nên ông vua đế quốc đầu tiên kiêm luôn thiên tử, tự xưng là con trời có thiên mệnh cai trị thiên hạ. Chả biểu tượng nào hợp với chức danh đó bằng Rồng. Bèn đoạt lấy làm của riêng đặc dụng cho triều đình, hoàng đế…
Rồng là sản phẩm hoàn hảo của trí tưởng tượng. Nó bất tử, chưa ai thấy xác Rồng, mộ Rồng hay xương Rồng hóa thạch cả.
Tuy nhiên con Rồng Việt vẫn là của toàn dân, sinh động trong đời sống vật thể và phi vật thể từ nơi đô hội tới nơi xóm làng. Rồng là một đồ án, họa tiết, biểu trưng trang trí quan trọng và phổ biến nhất: trên các đồ vật tế tự, thiết kế nơi thờ cúng, trên kiến trúc đình chùa đền miếu và tất nhiên uy nghi, to lớn nhất nơi cung điện, trên vương phục, hoàng bào, Quốc ấn, vương huy, gia huy… Mối tình cô thôn nữ với anh lực điền cũng có hình dáng Rồng. Sung sướng ví Như cá gặp nước, như Rồng gặp mây. Hy vọng, nhắn nhủ thì Bây giờ Rồng gặp mây (tiên) đây/Để cho Rồng ngỏ với mây (tiên) đôi lời/Kẻo mai Rồng ngược mây (tiên) xuôi/Biết bao giờ lại nối lời Rồng mây…
 
Rồng thời Trần, chạm khắc trên bệ thờ đá chùa Thầy (Hà Nội), thế kỷ 13-14 
Ở Việt Nam có những ngôi đình chạm khắc hàng trăm hình Rồng. Trên các vì kèo gỗ nổi tiếng của kiến trúc Việt không thể thiếu Rồng, mây. Trong tứ linh, bốn con vật thiêng tâm linh Rồng xếp hàng đầu. Núi sông, phong cảnh uốn lượn, hùng vĩ, uy linh mượn tượng đầu, thân, đuôi, vảy, móng… Rồng làm địa danh Hàm Long, Hàm Rồng, Long Đọi, Long Vĩ, Cửu Long… Chọn thế đất Rồng chầu, khai long mạch… là chuyện đầu tiên mưu nghiệp đế vương quyền bính. Thế là từ chuyện nhỏ tới chuyện to quốc sự, từ trong nhà ra làng mình, ra cả nước ta người Việt gắn bó với Rồng. Lại trộm nghĩ đề nghị lấy lại tên Thủ đô là Thăng Long trong tỉnh Hà Nội (như quy hoạch mới và thời Nguyễn) chẳng hẳn là vô lý, viễn vông.
 
Tiên nữ cưỡi Rồng, chạm khắc gỗ đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội), thế kỷ 16. Ảnh: T-Group
Trong mỹ thuật, hình tượng Rồng được chăm chút nhất, chuẩn hóa chi li nhất nên có thể dựa vào đồ án, họa tiết từ đầu, râu, vảy, thân, đuôi, mắt, mũi, mồm, chân vảy, móng… “ngài” mà xác định niên đại các công trình, hiện vật, tầng văn hóa. Rồng thời Lý đầu nhỏ, chân nhỏ, thân chuốt mịn không vảy, mình uốn hình sin đều đặn, dịu dàng như sóng nước, như cánh tay, chân đùi tròn lẳn đung đưa huyền hoặc của các tiên nữ Chăm Trà Kiệu. Rồng Lý nhu hòa và viên mãn trong các đồ án dày đặc các họa tiết chi li lấy hình tròn làm cốt như các cột trụ đá tròn, hay hình lá đề - trái tim biểu tượng Phật giáo. Rồng Trần - Hồ kế thừa “Phật tính” rồng Lý nhưng mập khỏe hơn, thân uốn lượn mạnh hơn và hoa văn vây quanh bớt rườm rà mà to thô hơn. Rồng Mạc có cái lưng võng đột biến, hội với những văn mây lửa, mây hình lưỡi mác kéo dài rất cương hoạch. Rồng Lê đầu to, mắt mũi, mồm, râu tức cái chân dung uy quyền được nhấn mạnh. Vảy lớn (chớ có giỡn, sờ vào vảy rồng!), chân to bốn hay năm móng theo quy định thứ bậc… Rồng Nguyễn gần Rồng Lê mà phát huy cực điểm tính quy phạm và trang trí. Những con Rồng hoàng tộc nổi tiếng cuối cùng là những con bằng xi măng cốt thép ngoài sân và nhất là bức Long vân khánh hội trên đầu Vua Khải Định trong nội thất tòa lăng này ở Huế.
 
Rồng thời Lý, chạm khắc trang trí trên gạch tháp chùa
Phật Tích (Bắc Ninh), thế kỷ 11

Năm Thìn này nơi tranh phong thủy, nghi biểu chúc mừng đám cưới, thượng thọ, tân gia, khai trương, khánh thành..., trên đồ trang sức, cây kiểng và bao “phụ kiện” mỹ dung, trang trí nội thất, trên cả các đồ chơi… tràn ngập hình Rồng bằng vàng mười và mười tám, đồng mạ vàng long lanh và cây thế xanh rờn, bằng thượng đẳng mộc và ngọc, bạc, kim cương… bằng gấm và nhung, lụa, bằng nhựa và tôn sắt, tre nứa nữa.
Sáng Xuân vương vấn ngàn vạn hình, dạng Rồng xưa và nay, cổ kính và tân kỳ, nhưng nổi nhất, nhớ nhất lại là hình tượng cô Tiên cưỡi Rồng - hay đúng hơn là Rồng bồng bế Tiên trên ngôi đình hoành tráng mỹ lệ nhất của quê hương.
Nguyễn Bỉnh Quân
(Nguồn: http://thethaovanhoa.vn)

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012


Chuyện lạ có thật về những người sống thọ nhất Việt Nam (23/01/2012) 


Trường thọ là ước vọng không của riêng ai. Ngày xuân là dịp thích hợp để điểm danh những nhân vật được tạo hóa ban cho kỷ lục sống rất lâu.
Hai chị em ruột sống thọ nhất
Đó là cụ Nguyễn Thị Đẹp 102 tuổi (sinh năm 1910) và cụ Nguyễn Thị Tề 101 tuổi (sinh năm 1911). Tuy lớn hơn "cô em" một tuổi nhưng cụ Đẹp tỏ ra minh mẫn hơn, nhớ được nhiều chuyện xưa cách nay hàng chục năm.
 
Hai chị em Nguyễn Thị Đẹp và Nguyễn Thị Tề
Theo Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam, đến thời điểm này, đây là cặp chị em ruột sống thọ nhất Việt Nam. Hai bà cụ hiện đang sống cùng con cháu ở ấp 4, xã Quy Đức, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Cặp song sinh cao tuổi nhất
Cùng sinh năm 1911 trong một gia đình nghèo ở thôn Cam Chú, xã Đồng Cam, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, hai cụ Vi Thị Các và Vị Thị Đắc hiện là cặp song sinh được xác nhận sống thọ nhất nước.
 
Cặp song sinh Vi Thị Đắc - Vi Thị Các
Trí nhớ của hai cụ bà còn tốt, vẫn tự chăm sóc bản thân, tắm giặt. Trường thọ đã hiếm, song sinh trường thọ như hai cụ bà người Phú Thọ này còn hiếm hơn. Trường hợp này đã được đề xuất kỷ lục thế giới.
Đôi vợ chồng cao tuổi nhất
Đây cũng là "cặp đôi" được đề xuất kỷ lục thế giới về sống lâu. Cụ ông là Huỳnh Văn Lạc, 111 tuổi (sinh năm 1901), cụ bà là Nguyễn Thị Lành, 107 tuổi (sinh năm 1905), hiện sống ở phường Đông Hưng Thuận, Q.12, TP.HCM.
 
"Cặp đôi" sống lâu nhất Việt Nam
Tổng tuổi của cặp vợ chồng này là 218 tuổi với 83 năm sống hạnh phúc cùng nhau kể từ ngày cưới nhau vào năm 1929. Hai cụ chia sẻ bí quyết trường thọ là "tạo niềm vui trong cuộc sống, sinh hoạt điều độ", còn kinh nghiệm sống chung là "tuyệt đối tránh cãi nhau, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn".
Cụ ông cao tuổi nhất
Cụ ông Huỳnh Văn Lạc của đôi vợ chồng kể trên cũng đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập và trao kỷ lục cụ ông cao tuổi nhất Việt Nam.
 
Cụ ông Nguyễn Văn Lạc
Kỷ lục gia này có cách trò chuyện khá hóm hỉnh, vui vẻ. Theo cụ, đây chính là điều tạo nên phong cách sống thoải mái, vô tư để trường thọ của mình. "Tính tham lam, nhỏ nhen, bon chen là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ", cụ nói.
Cụ bà sống thọ nhất
Sinh năm 1893, cụ Nguyễn Thị Trù sống ở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM đến nay đã 119 tuổi, một kỷ lục mà theo đơn vị xác lập và trao kỷ lục, chưa người Việt Nam nào đạt được.
 
Cụ bà Nguyễn Thị Trù
"Cụ bà kỷ lục" còn khá minh mẫn, chỉ ăn rau trồng trong vườn và cá đánh bắt ngoài đồng, sông, hàng ngày vẫn nấu cơm, quét dọn nhà cửa giúp con cháu. Cụ nói hãy yêu thương mọi người, tâm hồn thanh thản thì sẽ sống lâu.
Long Hà
(Nguồn: http://www.vietnamnet.vn)

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

VIẾT THƯ PHÁP TRÊN NGƯỜI...

Đăng ngày: 17:33 10-02-2012
Thư mục: Tổng hợp
.
TÂM KINH VÀ VIỆC THƯ PHÁP LÊN NGƯỜI MẪU                 KHOẢ THÂN  -  NÓI LẠI CHO RÕ THÊM
Thư pháp Á Đông(chữ Hán: 書法亞東)là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc TQ. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau. Nghệ thuật thư pháp Á Đông có 5 phong cách viết là : Chân ( còn gọi là Khải), Triện, Lệ, Hành và Thảo với những quy luật đặc trưng riêng về đường nét, cách thức thể hiện.Tiêu chuẩn đánh giá tác phẩm thư pháp thường bao gồm nhiều yếu tố rất khắt khe như điểm hoạch là đường nét, kết thể là bố cục, thần vận là cái hồn của tác phẩm… Cùng với sự xâm lược và đồng hoá của văn hoá các triều đại Trung Quốc trong một thời gian dài, môn nghệ thuật này trở nên phổ biến tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Trong một cuộc trình diễn công khai tại Thâm Quyến T.Q mới đây,một Thư pháp gia đã chép 260 chữ của bài kinh Bát nhã Ba la mật đaTâm kinh của phái Phật giáo đại thừa có từ Ấn Độ cách nay hơn 2100 năm lên cơ thể khoả thân của cô sinh viên ngành nghệ thuật họ Lưu tình nguyện "hy sinh" cho nghệ thuật.Có những ý kiến trái chiều về sự kiện này ở cả TQ và VN .Xin được giới thiệu sơ lược một ,hai ý kiến để bạn đọc tuỳ tâm phán xét.Bài có kèm ảnh minh hoạ vì xét thấy việc đó là cần thiết  cho nội dung  bài .Vả lại nó  cũng không có gì  là vượt ngưỡng đạo đức so với các trường phái ảnh và tượng nghệ thuật khoả thân khác mà giới chuyên môn đã công nhận cho sự hiện diện của nó ,thậm chí Bộ VH-TTvà DL còn cấp phép triển lãm cho nó.
Câu chuyện bắt đầu từ bài thơ mừng tết mới rồi của tôi.Một người bạn đã sưu tầm và gửi cho tôi tấm ảnh chụp lưng trần của một cô gái,trên lưng có viết một chữ Hán cỡ đại theo kiểu thư pháp.Do góc máy chụp nghiêng (và lúc đầu tôi cũng không có đủ cả bộ ảnh để đối chiếu) nên mới phỏng đoán là chữ GIAI (Trong từ Giai nhân).Và lấy chữ đó làm tựa đề viết bài thơ vui chúc Tết Nhâm Thìn  ( Xin xem Thơ mừng năm mới : CHỮ GIAI  Bài 53 Tr. 2 ). Sau đó , khi có tấm ảnh khác chụp chính diện lưng cô gái thì mới biết  là nhầm :đó là chữ PHẬT    
           
   Ảnh đoán nhầm chữ GIAI do góc máy chụp nghiêng
                  
           Ảnh chữ PHẬT do góc máy chụp chính diện
Phản ứng về việc viết thư pháp trên lưng trần của người mẫu khỏa thân,lại không chỉ là viết chữ "Thánh hiền" chung chung, mà còn dám cả gan viết Kinh Phật, chữ PHẬT to tướng lên cơ thể khỏa trần của phụ nữ ,kể cả ở những vùng nhạy cảm nhất của họ ,đã có những ý kiến không đồng tình                                                                                                 - Ý kiến của  hoanggiapton - tamnguyenBlog  :                                                                                 1. Ông đồ nào mà đối xử với mỹ nhân phũ phàng quá vậy? Thiết nghĩ phải viết lên trán kẻ  đó chữ NGƯỜI,để thiên hạ biết được hắn là người chứ không phải là một thứ gì khác chăng ?!
2. Tại hạ dốt Hán tự, chỉ thấy cạnh bộ nhân đứnglà một nét ngang  trên cùng nên đoán bừa là chữ “nịnh”  và nghĩ vậy mới hợp với Mỹ nhân trong hoàn cảnh này? Có ai không muốn nịnh nào? Áp sát (vào lưng) mà nịnh, âu cũng lẽ thường !
3. Từ thơ ấu tại hạ thường được nghe các bậc lão nho đe dạy: “Không được đem các tờ giấy có chữ Hán mà bỏ vào chỗ dơ, hoặc đem gói các vật dơ dáy”. Vì Hán tự là chữ của các bậc “thánh hiền”. Nay thấy bức ảnh này, ngẫu hứng mà viết:

          Thánh hiền ngự tại sau lưng
          Bút lông tua tủa bám chừng khuỷu tay
          Phía trước để trống, uổng thay...(*)

(*) Chỗ này phải mở ngoặc, phía trước mĩ nhân không có để trống như người viết đã  lầm tưởng đâu mà cũng đặc kín chữ đấy.Xin xem ảnh tiếp :
          
                      
Tôi tự đánh giá mình thuộc tuýp người cởi mở , có quan niệm khá thoáng về những biểu hiện mang tính nhạy cảm ở nhiều lĩnh vực như tâm linh, nghệ thuật, chính trị , đạo đúc, văn hoá ,xã hội ... nhưng do kiến thức "Nho nhe" còn nông cạn ,chỉ biết hiểu Phật là Phật nên lúc đầu cũng cảm thấy việc viết chữ PHẬT trên lưng trần của cô gái là không ổn , là có cái gì đó gần giống như là một sự bất kính  với bề trên, xúc phạm tới  giá trị tín ngưỡng chân chính  của cộng đồng nên trong lần in đầu cũng đã tỏ thái độ của mình bằng mấy vần tứ tuyệt : 

                          Phật  chẳng tại tâm , lại tại...lưng
                    Thư pháp cởi +  mở  thế là cùng
                     Kiếp sau“Thư gia” gặp Phật tổ
                     Liệu dám còn văng vẩy lung tung                                                                          Giá đây không phải là chữ PHẬT mà là chữ GIAI như ban đầu lầm tưởng thì tôi còn thấy " mặc kệ nó " cũng được , như đã từng "mackeno" với tranh ảnh nghệ thuật  nuy . Đằng này ...
Đống quan niệm không chấp nhận ,một bạn khác cũng đã viết trên mạng :
Tôi cũng chẳng hiểu rõ về Phật giáo lắm. Nhưng tôi thấy viết kinh lên thân thể một cô gái như thế là không nên. Tôi đã tiếp xúc với nhiều người theo Phật, họ trang nghiêm lắm, đặt những cuốn sách phật phải ở trên bàn sạch sẽ, không được đặt ở trên gường, không để ở giữa nhà, khi ngồi không được đặt lên trên hai chân của mình để đọc, không để dưới yên xe… Khi cần đưa sách đi photocopy hoặc làm việc gì khác họ đều cúi xin Phật rồi mới đưa đi. Nói tóm lại tôi thấy họ rất tôn trọng những câu chữ nói về Phật . Cứ cho là  nhà  thư pháp kia có tâm  , nhưng tâm cũng phải đặt đúng chỗ chứ .
Đấy là những ý kiến phản biện.Còn dưới đây là ý kiến của một nhà nghiên cứu thư pháp Trung Quốc có uy tín đã tỏ thái độ tán thưởng với việc chép bộ Tâm kinh và viết chữ Phật lên cơ thể cô sinh viên khoả thân nọ :
 Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh là một trong những bộ kinh căn bản và phổ thông nhất của Phật giáo Đại thừa. Hầu như bất kỳ một buổi tụng kinh nào cũng được kết thúc bởi bài kinh này. Nó phổ biến đến nỗi hầu như ai đã từng đi chùa tụng kinh thì đều biết và thuộc, ít nhất là một đoạn.Bài kinh này là một trong các bài kinh của bộ Bát nhã kết tập tại Ấn Độ từ năm 100 TCN. Ban đầu, bài kinh được ghi bằng tiếng Phạn, khi truyền qua Trung Quốc thì được dịch sang tiếng Hán. Bài thơ – hay đúng hơn là bài kinh – được viết trên cơ thể của cô gái chính là bài Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh được viết bằng Hán tự, theo bản dịch của ngài Huyền Trang.Bài kinh chi vỏn vẹn có 260 chữ nhưng được xem là 1 trong những pháp môn tu quán chiếu để đi đến giác ngộ của những người tu học Phật.Do đó, sự ảo diệu bên trong bài kinh thì không có gì để nghi ngờ. Tuy nhiên, sự ảo diệu ấy không phải ai cũng biết. Biết và hiểu thì lại càng ít. Hiểu rồi làm được lại càng ít hơn.Theo quan niệm Phật giáo : sắc, thọ, tưởng, hành, thức được gọi  là ngũ uẩn , tập họp lại mà thành thì gọi là chúng sanh, hay con người.Nói dễ hiểu, theo ngôn ngữ hiện đại, sắc là cơ thể, thọ là cảm nhận, tưởng là mong muốn, hành là làm, thức là biết. Trong năm uẩn này, sắc thuộc về thực thể, là thân, là xác. Bốn uẩn còn lại thuộc về tâm, là ý, là ham muốn. Nói dông dài chẳng qua chỉ muốn khẳng định :nói "sắc tức thị không" thì dễ ,  nhưng gặp cảnh mà coi sắc cũng là không  thì e rằng  khó lắm.
                                                                        Trở lại với người viết thư pháp trên cơ thể. Tôi phải công nhận là ý chí, tinh thần ông rất tuyệt vời. Đối với một người viết thư pháp, việc giữ cho tinh thần không xao động, không phân tán bởi các yếu tố bên ngoài là rất quan trọng. Có tịnh thì tâm mới an, nét chữ mới có thần, bố cục mới hài hòa hợp lý. Một khi bút đã chấm mực, tay đã ‘đề’ ‘án’ thì không thể dừng nữa chừng, vì dừng thì bút khí ngưng trệ, tác phẩm coi như bỏ đi. Đó là yêu cầu cơ bản khi chấp bút viết chữ trên giấy, trên vải, trên đá gỗ. Đây ông lại viết trên một thực thể sống, đầy sinh lực. Mỗi nét bút ông kéo lên hay đi xuống là đi cùng nhịp thở, cùng cảm xúc của cô gái. Quả là tâm không động. Người để cho viết đã tài, người viết lại càng tài. Có lẽ cả hai đều vượt qua cái giới hạn của hình sắc để đạt đến cái độ "sắc tức là không" , vì không có những chướng ngại trong tâm nên không sợ hãi và xa rời mọi cuồng xi mộng tưởng.  Câu kinh “Quán tự tại bồ tát” mở đầu tác phẩm từ bên trái, gần tim (tâm kinh mà) xuống ngực rồi được viết dần sang bên phải, đến đùi phải rồi kết thúc bên đùi trái với câu chú  “yết đế, yết đế …”  Và rồi cảm thấy như chưa đủ, ông lại khóa tất cả lại bằng một chữ “Phật” thật lớn ở sau lưng.Toàn triện phía trên, danh ấn phía dưới ; rồi  đề từ, lạc khoản . Chữ đen, da trắng, triện son đỏ, nhìn thực mà không tục, trần trụi mà không dâm dục, đúng thư pháp, đúng nghệ thuật. Thật là trong chữ có pháp, trong hình có ý . Đọc "sắc-không" trên thân trần  mới thấy cái ảo diệu của Tâm kinh và cái đẹp của thư  pháp  vậy  
                                         
                                                                                                                                                                                          Chung thái độ ấy,là một số bạn Phật tử khác cũng đã viết trong mạng :                                                 *Nếu người viết thư pháp kia viết Kinh lên thân cô gái mà Tâm anh ta vẫn tịnh thì cũng chẳng vấn đề gì. Ta cũng không nên nghĩ rằng nữ thân là hoàn toàn bất tịnh. Nếu không nhờ thân xác của họ thì làm sao ta biết đích thực Tâm ta có thực sự tịnh hay ko? Anh ta tuy viết như thế nhưng nếu khi viết trong Tâm không có sự dâm dục, không một mảy mún khả  ố  thì anh ta vẫn có công đức của sự viết Kinh như thường. Nhưng nói vẫn là nói thôi, làm được hay không là chuyện khác, tuỳ ở Tâm mỗi người. Bởi vậy nhất nhất vạn vật đều tại Tâm mà thôi.

 *  Phật từ đâu ra? Ải này không qua ,còn mong gì phổ độ? Không thấy viết “ sắc bất dị ” không sao? Bất tịnh  ư ? – Nực cười .Kinh vẫn cứ là kinh, chẳng bởi viết trên giấy mới là kinh. Phật vốn cao siêu, đừng đem cái suy nghĩ trần tục mà kéo xuống. Thế nào là  “đồ thần giết phật ” ? Chính là không chấp nê mà thôi… Nếu sợ vì thân xác phụ nữ mà không tu nổi, vậy sao còn thờ Phật Bà ? Đã tị ngũ uẩn mà lại để ngũ uẩn quấn thân. Thanh tu quả dục là chủ động, không phải bị động . Siêu việt luân hồi không dễ đâu, thành Phật không dễ đâu. Kính Phật là tốt nhưng nên có lòng Bồ Tát. Vị thư pháp gia kia chẳng phải đã học Tâm kinh rất tốt sao? Tức giận tức là không bằng người ta rồi.
                         ************************************************


Trở lại thái độ ban đầu chưa đồng tình của tôi,một lần đối ẩm với ông bạn hưu - đồ Nghệ xóm vốn cùng dạy học với tôi, sau khi nghe và xem  trong  laptop về sự việc "động trời " trên, ông bạn đã khề khà bày tỏ chính kiến của mình. Xét lời lẽ đúng kiểu giọng "đồ" nghe cũng tạm gật gù được,tôi tóm lược lại để các blogger  tham khảo :
Thư pháp gia nọ đã thư pháp trên thân thể của giai nhân tuyệt thế ,và  đã khóa tác phẩm của mình bằng một chữ PHẬT .Đó là :Đẹp chồng lên Đẹp,Thiện chồng lên Thiện.Khen chê là quyền của mỗi người,nhưng tôi có suy nghĩ và phỏng đoán như thế này ,không biết có được không ?
Về chiết tự ,chữ  PHẬT  [   X   ]  được cấu thành bởi  2  bộ : 
Bên  trái  là  bộ NHÂN   [   X   ]   nghĩa là người - con người
Bên phải là  bộ PHẤT   [   X   ]    có nghĩa là chẳng , không được.
Thành ngữ của Tàu có câu : PHI  NGHĨA  PHẤT  VI  ( Chẳng phải nghĩa , chẳng làm )
                     [   X   ]         [   X   ]         [   X   ]         [   X   ]   (Lỗi kĩ thuật nên chưa tải chữ được)  

Phải chăng Thư pháp gia  muốn mượn chữ PHẬT để nói cái chí của mình  (và cũng là của giai nhân ?) :"Chẳng phải nghĩa - chẳng làm !"(Nghĩa là việc họ làm là việc nghĩa)
Chữ PHẬT có 2 cách đọc ( phát âm ) :                                                                                               -  1. Đọc là PHẬT : Chỉ bậc tu hành ,những người đã đạt tới sự giác ngô hoàn toàn, lại  đem sự giác ngộ ấy giáo hoá cho người khác cùng giác ngộ , hướng tới sự  Chân-Thiện-Mĩ.
   -  2. Đọc là BẬT : Có nghĩa là giúp , giúp đỡ ...
Trong trường hợp này, chữ  PHẬT được đọc theo âm thứ nhất , và có thể hiểu rộng  ra  đó là cái THIỆN , cái ĐẸP - Thiện trong tâm người viết chữ và người cho viết chữ lên thân mình (Hãy xem kĩ sắc mặt của họ trên ảnh,tuyệt không một chút vẩn sắc dục) Đẹp  trong nét chữ của Thư pháp gia và Đẹp toát ra từ cơ thể hoàn mĩ của Giai nhân.Ngành giáo duc ta có câu : "Nét chữ - nết người " .Quá đúng trong trường hợp này.Những Thư pháp gia mất nết  sẽ không bao giờ  thư pháp nổi  như thế, mà sẽ chỉ là sự bôi lem luốc của "dâm pháp" mà thôi. Tôi cũng từng đi cho chữ ,tặng chữ cho người nhà, và bạn bè nên tôi biết rõ : Tâm đã bấn loạn thì  bút cầm sẽ run rảy ,viết chữ thường đã không ra gì rồi, nói chi đến  thư pháp...
Chữ GIAI (trong giai nhân) gồm 2 bộ : NHÂN và KHUÊ - Khuê nghĩa là Viên ngọc quý đã được mài rũa chau chuốt  ( Ngọc kia chẳng rũa chẳng mài   Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi ).Giai nhân là người đẹp như viên ngọc đã được mài rũa ,nay viên Ngọc-Người ấy lại được bàn tay Thư pháp gia giúp cho lung linh ,bóng bẩy.lộng lẫy hơn Và cũng chính nhờ cái lung linh,bóng bảy,lộng lẫy của viên KHUÊ BÍCH tuyệt mĩ này mà Nét chữ-Hồn người của Thi pháp gia càng uyển chuyển,bay bướm ,huyền diệu hơn, đã hút hồn lại càng hút hồn hơn cho  những ai may mắn có cơ duyên  được tịnh lòng mà chiêm ngưỡng tác phẩm tuyệt hảo này.
                                                         

Nghe ông bạn giảng giải, tôi mới biết : PHẬT không chỉ là Đức Phật , Phật còn là Chân-Thiện-Mĩ, là CÁI ĐẸP cho con người  ta hướng tới.  Thư pháp gia khoá bài kinh-tuyệt phẩm của mình bằng chữ PHẬT thật là kín kẽ và thấu đáo.Trước mắt ta lúc này không còn sự khoả thân trần tục mà là một sự kết hợp nhuyễn hoà  giữa những  cái đẹp thánh thiện ,thoát tục khiến ta phải lặng người kính cẩn . Bên tai ta lúc này chỉ còn như vẳng nghe thấy  câu Chân lí - Thiện lí - Mĩ lí  mà Thư pháp gia nọ đã kí thác vào chữ PHẬT trên làn lưng ảo kì của giai nhân họ Lưu :
                                           Phi nghĩa phất vi - Chẳng phải nghĩa (thì) chớ  làm (*)
                                                                                     Nguyên tiêu Nhâm Thìn                                                                                                                                                                         H.L.   
   ---------------                  
(*) Trước chớ làm thì đương nhiên chớ nghĩ .