Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

VIẾT THƯ PHÁP TRÊN NGƯỜI...

Đăng ngày: 17:33 10-02-2012
Thư mục: Tổng hợp
.
TÂM KINH VÀ VIỆC THƯ PHÁP LÊN NGƯỜI MẪU                 KHOẢ THÂN  -  NÓI LẠI CHO RÕ THÊM
Thư pháp Á Đông(chữ Hán: 書法亞東)là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc TQ. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau. Nghệ thuật thư pháp Á Đông có 5 phong cách viết là : Chân ( còn gọi là Khải), Triện, Lệ, Hành và Thảo với những quy luật đặc trưng riêng về đường nét, cách thức thể hiện.Tiêu chuẩn đánh giá tác phẩm thư pháp thường bao gồm nhiều yếu tố rất khắt khe như điểm hoạch là đường nét, kết thể là bố cục, thần vận là cái hồn của tác phẩm… Cùng với sự xâm lược và đồng hoá của văn hoá các triều đại Trung Quốc trong một thời gian dài, môn nghệ thuật này trở nên phổ biến tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Trong một cuộc trình diễn công khai tại Thâm Quyến T.Q mới đây,một Thư pháp gia đã chép 260 chữ của bài kinh Bát nhã Ba la mật đaTâm kinh của phái Phật giáo đại thừa có từ Ấn Độ cách nay hơn 2100 năm lên cơ thể khoả thân của cô sinh viên ngành nghệ thuật họ Lưu tình nguyện "hy sinh" cho nghệ thuật.Có những ý kiến trái chiều về sự kiện này ở cả TQ và VN .Xin được giới thiệu sơ lược một ,hai ý kiến để bạn đọc tuỳ tâm phán xét.Bài có kèm ảnh minh hoạ vì xét thấy việc đó là cần thiết  cho nội dung  bài .Vả lại nó  cũng không có gì  là vượt ngưỡng đạo đức so với các trường phái ảnh và tượng nghệ thuật khoả thân khác mà giới chuyên môn đã công nhận cho sự hiện diện của nó ,thậm chí Bộ VH-TTvà DL còn cấp phép triển lãm cho nó.
Câu chuyện bắt đầu từ bài thơ mừng tết mới rồi của tôi.Một người bạn đã sưu tầm và gửi cho tôi tấm ảnh chụp lưng trần của một cô gái,trên lưng có viết một chữ Hán cỡ đại theo kiểu thư pháp.Do góc máy chụp nghiêng (và lúc đầu tôi cũng không có đủ cả bộ ảnh để đối chiếu) nên mới phỏng đoán là chữ GIAI (Trong từ Giai nhân).Và lấy chữ đó làm tựa đề viết bài thơ vui chúc Tết Nhâm Thìn  ( Xin xem Thơ mừng năm mới : CHỮ GIAI  Bài 53 Tr. 2 ). Sau đó , khi có tấm ảnh khác chụp chính diện lưng cô gái thì mới biết  là nhầm :đó là chữ PHẬT    
           
   Ảnh đoán nhầm chữ GIAI do góc máy chụp nghiêng
                  
           Ảnh chữ PHẬT do góc máy chụp chính diện
Phản ứng về việc viết thư pháp trên lưng trần của người mẫu khỏa thân,lại không chỉ là viết chữ "Thánh hiền" chung chung, mà còn dám cả gan viết Kinh Phật, chữ PHẬT to tướng lên cơ thể khỏa trần của phụ nữ ,kể cả ở những vùng nhạy cảm nhất của họ ,đã có những ý kiến không đồng tình                                                                                                 - Ý kiến của  hoanggiapton - tamnguyenBlog  :                                                                                 1. Ông đồ nào mà đối xử với mỹ nhân phũ phàng quá vậy? Thiết nghĩ phải viết lên trán kẻ  đó chữ NGƯỜI,để thiên hạ biết được hắn là người chứ không phải là một thứ gì khác chăng ?!
2. Tại hạ dốt Hán tự, chỉ thấy cạnh bộ nhân đứnglà một nét ngang  trên cùng nên đoán bừa là chữ “nịnh”  và nghĩ vậy mới hợp với Mỹ nhân trong hoàn cảnh này? Có ai không muốn nịnh nào? Áp sát (vào lưng) mà nịnh, âu cũng lẽ thường !
3. Từ thơ ấu tại hạ thường được nghe các bậc lão nho đe dạy: “Không được đem các tờ giấy có chữ Hán mà bỏ vào chỗ dơ, hoặc đem gói các vật dơ dáy”. Vì Hán tự là chữ của các bậc “thánh hiền”. Nay thấy bức ảnh này, ngẫu hứng mà viết:

          Thánh hiền ngự tại sau lưng
          Bút lông tua tủa bám chừng khuỷu tay
          Phía trước để trống, uổng thay...(*)

(*) Chỗ này phải mở ngoặc, phía trước mĩ nhân không có để trống như người viết đã  lầm tưởng đâu mà cũng đặc kín chữ đấy.Xin xem ảnh tiếp :
          
                      
Tôi tự đánh giá mình thuộc tuýp người cởi mở , có quan niệm khá thoáng về những biểu hiện mang tính nhạy cảm ở nhiều lĩnh vực như tâm linh, nghệ thuật, chính trị , đạo đúc, văn hoá ,xã hội ... nhưng do kiến thức "Nho nhe" còn nông cạn ,chỉ biết hiểu Phật là Phật nên lúc đầu cũng cảm thấy việc viết chữ PHẬT trên lưng trần của cô gái là không ổn , là có cái gì đó gần giống như là một sự bất kính  với bề trên, xúc phạm tới  giá trị tín ngưỡng chân chính  của cộng đồng nên trong lần in đầu cũng đã tỏ thái độ của mình bằng mấy vần tứ tuyệt : 

                          Phật  chẳng tại tâm , lại tại...lưng
                    Thư pháp cởi +  mở  thế là cùng
                     Kiếp sau“Thư gia” gặp Phật tổ
                     Liệu dám còn văng vẩy lung tung                                                                          Giá đây không phải là chữ PHẬT mà là chữ GIAI như ban đầu lầm tưởng thì tôi còn thấy " mặc kệ nó " cũng được , như đã từng "mackeno" với tranh ảnh nghệ thuật  nuy . Đằng này ...
Đống quan niệm không chấp nhận ,một bạn khác cũng đã viết trên mạng :
Tôi cũng chẳng hiểu rõ về Phật giáo lắm. Nhưng tôi thấy viết kinh lên thân thể một cô gái như thế là không nên. Tôi đã tiếp xúc với nhiều người theo Phật, họ trang nghiêm lắm, đặt những cuốn sách phật phải ở trên bàn sạch sẽ, không được đặt ở trên gường, không để ở giữa nhà, khi ngồi không được đặt lên trên hai chân của mình để đọc, không để dưới yên xe… Khi cần đưa sách đi photocopy hoặc làm việc gì khác họ đều cúi xin Phật rồi mới đưa đi. Nói tóm lại tôi thấy họ rất tôn trọng những câu chữ nói về Phật . Cứ cho là  nhà  thư pháp kia có tâm  , nhưng tâm cũng phải đặt đúng chỗ chứ .
Đấy là những ý kiến phản biện.Còn dưới đây là ý kiến của một nhà nghiên cứu thư pháp Trung Quốc có uy tín đã tỏ thái độ tán thưởng với việc chép bộ Tâm kinh và viết chữ Phật lên cơ thể cô sinh viên khoả thân nọ :
 Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh là một trong những bộ kinh căn bản và phổ thông nhất của Phật giáo Đại thừa. Hầu như bất kỳ một buổi tụng kinh nào cũng được kết thúc bởi bài kinh này. Nó phổ biến đến nỗi hầu như ai đã từng đi chùa tụng kinh thì đều biết và thuộc, ít nhất là một đoạn.Bài kinh này là một trong các bài kinh của bộ Bát nhã kết tập tại Ấn Độ từ năm 100 TCN. Ban đầu, bài kinh được ghi bằng tiếng Phạn, khi truyền qua Trung Quốc thì được dịch sang tiếng Hán. Bài thơ – hay đúng hơn là bài kinh – được viết trên cơ thể của cô gái chính là bài Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh được viết bằng Hán tự, theo bản dịch của ngài Huyền Trang.Bài kinh chi vỏn vẹn có 260 chữ nhưng được xem là 1 trong những pháp môn tu quán chiếu để đi đến giác ngộ của những người tu học Phật.Do đó, sự ảo diệu bên trong bài kinh thì không có gì để nghi ngờ. Tuy nhiên, sự ảo diệu ấy không phải ai cũng biết. Biết và hiểu thì lại càng ít. Hiểu rồi làm được lại càng ít hơn.Theo quan niệm Phật giáo : sắc, thọ, tưởng, hành, thức được gọi  là ngũ uẩn , tập họp lại mà thành thì gọi là chúng sanh, hay con người.Nói dễ hiểu, theo ngôn ngữ hiện đại, sắc là cơ thể, thọ là cảm nhận, tưởng là mong muốn, hành là làm, thức là biết. Trong năm uẩn này, sắc thuộc về thực thể, là thân, là xác. Bốn uẩn còn lại thuộc về tâm, là ý, là ham muốn. Nói dông dài chẳng qua chỉ muốn khẳng định :nói "sắc tức thị không" thì dễ ,  nhưng gặp cảnh mà coi sắc cũng là không  thì e rằng  khó lắm.
                                                                        Trở lại với người viết thư pháp trên cơ thể. Tôi phải công nhận là ý chí, tinh thần ông rất tuyệt vời. Đối với một người viết thư pháp, việc giữ cho tinh thần không xao động, không phân tán bởi các yếu tố bên ngoài là rất quan trọng. Có tịnh thì tâm mới an, nét chữ mới có thần, bố cục mới hài hòa hợp lý. Một khi bút đã chấm mực, tay đã ‘đề’ ‘án’ thì không thể dừng nữa chừng, vì dừng thì bút khí ngưng trệ, tác phẩm coi như bỏ đi. Đó là yêu cầu cơ bản khi chấp bút viết chữ trên giấy, trên vải, trên đá gỗ. Đây ông lại viết trên một thực thể sống, đầy sinh lực. Mỗi nét bút ông kéo lên hay đi xuống là đi cùng nhịp thở, cùng cảm xúc của cô gái. Quả là tâm không động. Người để cho viết đã tài, người viết lại càng tài. Có lẽ cả hai đều vượt qua cái giới hạn của hình sắc để đạt đến cái độ "sắc tức là không" , vì không có những chướng ngại trong tâm nên không sợ hãi và xa rời mọi cuồng xi mộng tưởng.  Câu kinh “Quán tự tại bồ tát” mở đầu tác phẩm từ bên trái, gần tim (tâm kinh mà) xuống ngực rồi được viết dần sang bên phải, đến đùi phải rồi kết thúc bên đùi trái với câu chú  “yết đế, yết đế …”  Và rồi cảm thấy như chưa đủ, ông lại khóa tất cả lại bằng một chữ “Phật” thật lớn ở sau lưng.Toàn triện phía trên, danh ấn phía dưới ; rồi  đề từ, lạc khoản . Chữ đen, da trắng, triện son đỏ, nhìn thực mà không tục, trần trụi mà không dâm dục, đúng thư pháp, đúng nghệ thuật. Thật là trong chữ có pháp, trong hình có ý . Đọc "sắc-không" trên thân trần  mới thấy cái ảo diệu của Tâm kinh và cái đẹp của thư  pháp  vậy  
                                         
                                                                                                                                                                                          Chung thái độ ấy,là một số bạn Phật tử khác cũng đã viết trong mạng :                                                 *Nếu người viết thư pháp kia viết Kinh lên thân cô gái mà Tâm anh ta vẫn tịnh thì cũng chẳng vấn đề gì. Ta cũng không nên nghĩ rằng nữ thân là hoàn toàn bất tịnh. Nếu không nhờ thân xác của họ thì làm sao ta biết đích thực Tâm ta có thực sự tịnh hay ko? Anh ta tuy viết như thế nhưng nếu khi viết trong Tâm không có sự dâm dục, không một mảy mún khả  ố  thì anh ta vẫn có công đức của sự viết Kinh như thường. Nhưng nói vẫn là nói thôi, làm được hay không là chuyện khác, tuỳ ở Tâm mỗi người. Bởi vậy nhất nhất vạn vật đều tại Tâm mà thôi.

 *  Phật từ đâu ra? Ải này không qua ,còn mong gì phổ độ? Không thấy viết “ sắc bất dị ” không sao? Bất tịnh  ư ? – Nực cười .Kinh vẫn cứ là kinh, chẳng bởi viết trên giấy mới là kinh. Phật vốn cao siêu, đừng đem cái suy nghĩ trần tục mà kéo xuống. Thế nào là  “đồ thần giết phật ” ? Chính là không chấp nê mà thôi… Nếu sợ vì thân xác phụ nữ mà không tu nổi, vậy sao còn thờ Phật Bà ? Đã tị ngũ uẩn mà lại để ngũ uẩn quấn thân. Thanh tu quả dục là chủ động, không phải bị động . Siêu việt luân hồi không dễ đâu, thành Phật không dễ đâu. Kính Phật là tốt nhưng nên có lòng Bồ Tát. Vị thư pháp gia kia chẳng phải đã học Tâm kinh rất tốt sao? Tức giận tức là không bằng người ta rồi.
                         ************************************************


Trở lại thái độ ban đầu chưa đồng tình của tôi,một lần đối ẩm với ông bạn hưu - đồ Nghệ xóm vốn cùng dạy học với tôi, sau khi nghe và xem  trong  laptop về sự việc "động trời " trên, ông bạn đã khề khà bày tỏ chính kiến của mình. Xét lời lẽ đúng kiểu giọng "đồ" nghe cũng tạm gật gù được,tôi tóm lược lại để các blogger  tham khảo :
Thư pháp gia nọ đã thư pháp trên thân thể của giai nhân tuyệt thế ,và  đã khóa tác phẩm của mình bằng một chữ PHẬT .Đó là :Đẹp chồng lên Đẹp,Thiện chồng lên Thiện.Khen chê là quyền của mỗi người,nhưng tôi có suy nghĩ và phỏng đoán như thế này ,không biết có được không ?
Về chiết tự ,chữ  PHẬT  [   X   ]  được cấu thành bởi  2  bộ : 
Bên  trái  là  bộ NHÂN   [   X   ]   nghĩa là người - con người
Bên phải là  bộ PHẤT   [   X   ]    có nghĩa là chẳng , không được.
Thành ngữ của Tàu có câu : PHI  NGHĨA  PHẤT  VI  ( Chẳng phải nghĩa , chẳng làm )
                     [   X   ]         [   X   ]         [   X   ]         [   X   ]   (Lỗi kĩ thuật nên chưa tải chữ được)  

Phải chăng Thư pháp gia  muốn mượn chữ PHẬT để nói cái chí của mình  (và cũng là của giai nhân ?) :"Chẳng phải nghĩa - chẳng làm !"(Nghĩa là việc họ làm là việc nghĩa)
Chữ PHẬT có 2 cách đọc ( phát âm ) :                                                                                               -  1. Đọc là PHẬT : Chỉ bậc tu hành ,những người đã đạt tới sự giác ngô hoàn toàn, lại  đem sự giác ngộ ấy giáo hoá cho người khác cùng giác ngộ , hướng tới sự  Chân-Thiện-Mĩ.
   -  2. Đọc là BẬT : Có nghĩa là giúp , giúp đỡ ...
Trong trường hợp này, chữ  PHẬT được đọc theo âm thứ nhất , và có thể hiểu rộng  ra  đó là cái THIỆN , cái ĐẸP - Thiện trong tâm người viết chữ và người cho viết chữ lên thân mình (Hãy xem kĩ sắc mặt của họ trên ảnh,tuyệt không một chút vẩn sắc dục) Đẹp  trong nét chữ của Thư pháp gia và Đẹp toát ra từ cơ thể hoàn mĩ của Giai nhân.Ngành giáo duc ta có câu : "Nét chữ - nết người " .Quá đúng trong trường hợp này.Những Thư pháp gia mất nết  sẽ không bao giờ  thư pháp nổi  như thế, mà sẽ chỉ là sự bôi lem luốc của "dâm pháp" mà thôi. Tôi cũng từng đi cho chữ ,tặng chữ cho người nhà, và bạn bè nên tôi biết rõ : Tâm đã bấn loạn thì  bút cầm sẽ run rảy ,viết chữ thường đã không ra gì rồi, nói chi đến  thư pháp...
Chữ GIAI (trong giai nhân) gồm 2 bộ : NHÂN và KHUÊ - Khuê nghĩa là Viên ngọc quý đã được mài rũa chau chuốt  ( Ngọc kia chẳng rũa chẳng mài   Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi ).Giai nhân là người đẹp như viên ngọc đã được mài rũa ,nay viên Ngọc-Người ấy lại được bàn tay Thư pháp gia giúp cho lung linh ,bóng bẩy.lộng lẫy hơn Và cũng chính nhờ cái lung linh,bóng bảy,lộng lẫy của viên KHUÊ BÍCH tuyệt mĩ này mà Nét chữ-Hồn người của Thi pháp gia càng uyển chuyển,bay bướm ,huyền diệu hơn, đã hút hồn lại càng hút hồn hơn cho  những ai may mắn có cơ duyên  được tịnh lòng mà chiêm ngưỡng tác phẩm tuyệt hảo này.
                                                         

Nghe ông bạn giảng giải, tôi mới biết : PHẬT không chỉ là Đức Phật , Phật còn là Chân-Thiện-Mĩ, là CÁI ĐẸP cho con người  ta hướng tới.  Thư pháp gia khoá bài kinh-tuyệt phẩm của mình bằng chữ PHẬT thật là kín kẽ và thấu đáo.Trước mắt ta lúc này không còn sự khoả thân trần tục mà là một sự kết hợp nhuyễn hoà  giữa những  cái đẹp thánh thiện ,thoát tục khiến ta phải lặng người kính cẩn . Bên tai ta lúc này chỉ còn như vẳng nghe thấy  câu Chân lí - Thiện lí - Mĩ lí  mà Thư pháp gia nọ đã kí thác vào chữ PHẬT trên làn lưng ảo kì của giai nhân họ Lưu :
                                           Phi nghĩa phất vi - Chẳng phải nghĩa (thì) chớ  làm (*)
                                                                                     Nguyên tiêu Nhâm Thìn                                                                                                                                                                         H.L.   
   ---------------                  
(*) Trước chớ làm thì đương nhiên chớ nghĩ .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét